HÀNH TRÌNH CỦA ĐẠI BÀNG

8 PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GHI NHỚ

1. LUÔN LUÔN “HÌNH ẢNH HÓA” TỪ NGỮ

Việc luyện tập này làm tăng lượng thông tin mà chúng ta được tiếp nhận từ thị giác, và sau đó nó sẽ trở thành nguồn nguyên liệu cho việc hình dung trở nên phong phú.

Vì vậy khi chúng ta luyện tập, nó sẽ giúp chúng ta tăng cường đáng kể không chỉ là về trí nhớ mà còn cả trí tưởng tượng và óc sáng tạo, cũng như là khả năng lên kế hoạch để nâng cao tầm nhìn và xây dựng ước mơ.

2. CÓ THỂ “KẾT NỐI” CÁC THÔNG TIN

Có rất nhiều phương pháp ghi nhớ khác nhau trên thế giới, nhưng hai phương pháp cốt lõi chính đó là “Imaging” và “Association”.“Imaging”, nó có thể là một từ ngữ được biểu thị dưới dạng một vật thể, hay là cái gì đó mà chúng ta khó mà có thể hình dung ra được, chẳng hạn giống như những từ ngữ được dùng trong luật pháp; nói chung “Imaging” nó là sự chuyển hóa hình ảnh.“Association”, nó được hiểu với ý nghĩa là “sự kết nối”, là việc mà chúng ta có thể xâu chuỗi những dữ kiện thông tin mà chúng ta tiếp thu được lại với nhau.Số lượng thông tin mà bộ não của con người trong một lần có thể ghi nhớ chung quy là có “3 giới hạn”.

3. DÁN THÔNG TIN VÀO “LOCUS”

Phương pháp ghi nhớ đã được phát minh từ thời Hy Lạp cổ đại. Ví dụ, đối với các nhà hùng biện Hy Lạp cổ đại thì những thứ như cây cột ở đền Parthenon là một trong những “Locus”.Khi bạn có càng nhiều “Locus” bạn sẽ càng có thể “dán” được nhiều đối tượng ghi nhớ, vì thế bạn càng có ý thức để tạo ra nhiều “Locus” hơn. Khi nói đến nơi lưu trữ trí nhớ, có lẽ dường như bạn sẽ nghĩ những vật quyền lực giống như cái trụ ở đền Parthenon sẽ là lựa chọn tốt nhất, nhưng bởi vì Locus giống như chiếc chìa khóa để khơi gợi trí nhớ, nên bạn không cần quan trọng “Locus” phải là cái gì cả.

4. “PHÂN TÍCH” ĐỐI TƯỢNG VẤN ĐỀ

Bộ não của con người khi đưa ra phán đoán về một vấn đề nào đó là “khó” hay “không có khả thi” thì có khả năng lớn là người đó đã có thể nắm bắt được vấn đề. Khi bạn đã làm quen và có thể sử dụng được phương pháp phân tích, bạn có thể ghi nhớ bất cứ thứ gì, bất cứ khi nào bạn muốn. Phương pháp phân tích đúng đắn là vũ khí mạnh nhất để giải quyết mọi vấn đề, bao gồm cả năng lực ghi nhớ.

5. ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ GHI NHỚ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN LÀ “THẬT SỰ HIỂU”

Để não bộ có thể ghi nhớ một cách chắc chắn khi “lý giải” bạn nhất định phải có căn cứ.Sự “lý luận logic” đồng thời kết hợp với sự “lý giải theo cảm xúc” sẽ mang lại cho bạn một hiệu quả vô cùng bất ngờ. “Lý giải theo cảm xúc” có nghĩa là cả hình ảnh và cảm xúc đều kết hợp lại để làm thông tin. Khi bạn thấm được ý nghĩa và thốt được lên rằng “Ồ, hóa ra nó là như vậy à!”, thì não bộ cũng như là tâm trí của bạn nó cũng sẽ cảm thấy thoải mái. “Bộ não” vì cực kỳ thích “sự hưởng thụ” nên một việc nào đó mà làm bản thân nó cảm thấy thoải mái, ắt nó sẽ ghi nhớ một cách chắc chắn.

6. LAY ĐỘNG “CẢM XÚC THÀNH CÔNG”

Hoạt động của não bộ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mức độ phong phú của cảm xúc. Nói cách khác, nó có nghĩa là bạn nên thay đổi việc học của mình sang trạng thái mà bạn thấy nó “dễ chịu” vào giai đoạn sớm. Phương pháp này cực kỳ đơn giản. Đó là việc bạn hướng mình tới những thứ mà bạn đã có thể làm cho dù là nó có là một việc tầm thường đến như thế nào, như là bạn đã có thể ghi nhớ một cái gì đó, giải quyết một vấn đề nào đó, bạn đã có thể làm một việc nào đó mà đến tận bây giờ bản thân bạn vẫn chưa làm được.

7. VỪA GHI NHỚ VỪA “XUẤT DỮ LIỆU” (OUTPUT)

Những gì bạn đã ghi nhớ, nếu bất kỳ lúc nào đó bạn không “xuất ra”, thì phần ghi nhớ đó sẽ dần biến mất. Thay vì chỉ cho dữ liệu ra ngoài, bằng cách “xuất dữ liệu” ra để “dạy cho một ai đó” bạn có thể xử lý thông tin để có thể truyền tải cho đối phương và cũng bởi vì phải truyền đạt thông tin lại cho người khác bạn buộc phải nghiêm túc đối diện với những việc đã học, dần dần những thông tin đó sẽ được “hấp thu” vào não bộ của mình.Việc “xuất dữ liệu” ra bên ngoài cũng có nghĩa là bạn sẽ có trải nghiệm thực tế đồng thời với việc bạn diễn đạt lại nó thành lời.

8. LƯU Ý VỀ THỜI ĐIỂM LẶP LẠI

“Lặp lại để ghi nhớ” đã trở thành chân lý và được truyền từ bao đời nay. Tuy nhiên, dù cho có lặp đi lặp lại điên cuồng thì chưa chắc bạn có thể ghi nhớ nó vào đầu. Để việc lặp lại của mình có hiệu quả bạn cần nắm rõ ba điểm mấu chốt sau đây.Thời điểm lặp lại càng sớm thì việc nhớ lại sẽ được rút ngắn hơnMức độ lưu trữ của việc ghi nhớ thay đổi tùy thuộc vào thời gian bạn ôn tập lại.

Khả năng của con người thì không hẳn kéo dài theo một đường thẳng. Các bạn nhất định phải “nhai đi nhai lại” “8 phương pháp” này rồi sau đó tổng hợp lại theo cách suy nghĩ riêng của bản thân, và cuối cùng là hãy thử hướng dẫn lại điều này cho những người khác. Chắc chắn, khi bạn làm được đến điều này bạn có thể sẽ trải nghiệm của những ghi nhớ khác nhau.

ST

Được tạo bởi Blogger.