HỎI ĐÁP ĐIỀU TRỊ F0 TẠI NHÀ VỚI BÁC SĨ HÙNG - HƯNG (BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NGHỆ AN)
Hỏi: Cách phòng tránh lây
cho những thành viên khác trong gia đình?
Trả lời: Các F0 nên ở riêng trong 1
phòng, tốt nhất là phòng cao nhất trong nhà. Phía ngoài phòng có để 1 chiếc bàn
nhỏ để gia đình tiếp tế thức ăn và nước uống. Khi đi ra lấy đồ ăn,bắt buộc phải
mang khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi mở cửa phòng cũng như lau cồn vào tay
cầm phía ngoài phòng phòng trước khi vào. Tất cả đồ ăn, uống, bát đũa, quần áo
không được đưa ra ngoài phòng cho đến khi khỏi bệnh. Nên tự giặt, tự phơi quần
áo ngoài ban công. Tất cả rác gom lại trong túi và phun cồn 70 độ. Không khạc
nhổ lung tung. Nên mở cửa sổ, thỉnh thoảng có thể dùng quạt hút hoặc thổi không
khí trong phòng ra ngoài môi trường. Không được thổi gió ngược trở lại trong
nhà.
Tốt nhất mỗi người nên có
1 máy đo SP02 để theo dõi tình trạng hô hấp của mình. Hãng tốt nhất là
Micolife. Nếu khi đo SP02 dưới 95% tức là bạn có thể sắp bị nặng hơn, nên đến
cơ sở y tế. Nếu khó thở, tạm thời bạn nên nằm sấp sẽ dễ thở hơn và liên hệ cơ sở
y tế điều trị. Tuy nhiên với tình hình tiêm chủng tốt như hiện nay, tỷ lệ nặng
sẽ rất ít.
Trước khi ngoáy mũi để tự
test Covid nên nhỏ Otilin và chờ 10 phút. Đợi mũi thật thông thì ngoáy mũi sẽ đỡ
đau. Đút que đủ sâu, thường khoảng 7-8cm song song với sàn mũi, đến khi chạm
vào vòm sẽ có cảm giác đau nhẹ trong họng, như thế mới đạt yêu cầu. Với trẻ bé
quá nên dùng test nước bọt. Nên súc họng nhiều lần trong ngày bằng nước muối,
có thể dùng các dung dịch súc họng sát khuẩn nhẹ có bán trên thị trường.
Khi bị nghẹt mũi, lúc đó
triệu chứng mất ngửi sẽ xuất hiện đồng thời với ho khan, rát họng, chán ăn. Vì
thế đừng để nghẹt mũi. Cách xử lý khá đơn giản. Có thể nhỏ Otilin 0.05% x 1 lọ,
nhỏ mũi ngày 3 lần, dùng 5 ngày. Sau 10 phút, xịt nước muối biển 0,9% để làm sạch
mũi và hạn chế tác dụng phụ của Otilin, xì ra nhẹ nhàng tránh viêm tai. Khi nghẹt
mũi tuyệt đối không xì mũi. Dùng cho trẻ trên 6 tháng. Nếu người lớn hoặc trẻ
em trên 10 tuổi bị nghẹt mũi, chảy mũi nhiều có thể dùng bình rửa mũi SRK ngày
rửa 3-4 lần.m Không sử dụng cho trẻ dưới 10 tuổi tránh viêm tai. Thực tế cho thấy,
các bệnh nhân ở TP. HCM đã đỡ ho, rát họng chỉ sau 1 ngày dùng phương pháp này.
Nên hạn chế vận động mạnh
khi bị Covid, vì có thể làm các cục máu đông di chuyển và làm tắc mạch phổi.
Nên nằm nghỉ ngơi thì tốt hơn. Nên ăn nhiều, uống nhiều nước hoa quả, uống nhiếu
sữa. Nên dùng sữa Ensure và pha đúng theo hướng dẫn của nhà SX. Có thể bổ sung
vitamin B1, Vitamin C và Vitamin D. Nên có một tinh thần thoải mái, xem phim,
nghe nhạc. Chấp nhận nghỉ ngơi 7 ngày rồi test lại. Nếu ai có triệu chứng nặng
hơn như ho, chảy mũi thì sử dụng thêm thuốc. Hạn chế dùng thuốc để tránh tác dụng
phụ. Nếu triệu chứng nhẹ, không cần dùng thuốc kháng Virus.
Tắm bình thường kể cả khi
các bạn sốt. Thậm chí tắm 2 lần mỗi ngày càng tốt, tắm nước ấm, xả nước nóng
nhiều rồi xông hơi nước là được. Việc tắm khi mắc covid cần tắm sạch sẽ, tuy
nhiên khi tắm nên tắm nước ấm, tắm nước lạnh có thể khiến người bệnh bị lạnh,
gây khó chịu, thậm chí có những người thấy rùng mình khi tắm nước mát. Việc gội đầu cũng tương tự, nên gội nước ấm,
gội đầu nhanh, sấy khô tóc. F0 làm thế nào để mình thấy thoải mái, không nên
kiêng quá kỹ gây ngứa ngáy bội nhiễm thêm. Trong thời gian cách ly, nếu quá
nóng hay quá lạnh vẫn có thể sử dụng điều hòa ở nhiệt độ 27 độ C, làm sao cho bản
thân mình thấy dễ chịu nhất. F0 cách ly tại nhà nên chú ý tắm rửa cẩn thận, lau
dọn nhà tắm, không gian sống...để hạn chế nguy cơ cho người cùng nhà, nếu trong
nhà vẫn có người không phải F0.
Khi đỡ chỉ cần theo dõi sức
khỏe thêm 7 ngày kể từ lúc xét nghiệm âm tính. Lúc đó sẽ không có khả năng lây
nhiễm cho người khác. Nếu xét nghiệm PCR mà CT>30 cũng ít có khả năng lây
nhiễm.
Hỏi: Em bị đau đầu có phải
uống thuốc không bác sĩ?
Trả lời: Khi đau đầu bạn nên dùng 1-2
viên paracetamol 500mg. Có thể dùng Efferagan dạng sủi sẽ có tác động nhanh
hơn. Hàm lượng paracetamol để giảm đau sẽ tính theo công thức: cân nặng(kg)x10
sẽ ra liều giảm đau tính theo mg. Còn khi sốt trên 38,5 độ sẽ dùng liều gấp
1,5-2 lần liều giảm đau.
Hỏi: Có trường hợp nào bị cảm
test 2 lần đều dương tính không?
Trả lời:
Có thể, lúc dương tính có thể test bằng PCR sẽ cho ra kết quả chính xác. Mỗi
xét nghiệm sẽ có 2 giá trị là dương tính và âm tính. Trong số dương tính, sẽ có
một số lượng sai số, những người không mắc bệnh nhưng test vẫn dương và ngược lại.
Cái đó là phải chấp nhận vì bất cứ xét nghiệm nào cũng có sai số.
Hỏi: Em bị Covid, triệu chứng
ho có đờm rát họng, người nhà đi mua thuốc được kê Atussin, Pyme Azi250,
Notenxic. Điều trị ho có được không?
Trả lời: Khi bạn ho có đờm, không nên
dùng Atussin vì sẽ làm đờm đặc lại, khó chịu hơn. Atussin chỉ dùng giảm ho
khan, tuy nhiên nếu chảy mũi nhiều/ ho có nhiều đờm thì không dùng. Nontenxic
là 1 loại thuốc chống viêm nhóm Corticoid nó chữa triệu chứng thôi.
Azithromycin là kháng sinh. Vấn đề dùng kháng sinh hay không dùng khi bị Covid.
Nếu ở các nước phát triển, ôn đới thì theo mình nghĩ không cần dùng và họ khuyến
cáo không dùng. Tuy nhiên ở nước ta khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đặc biệt những
ngày độ ẩm lên đến 90% thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Những ai có triệu chứng
ho có đờm có thể dùng Azithromycin 500mg x 3 viên, mỗi ngày dùng 1 viên. Với trẻ
em, dự phòng viêm phổi có thể dùng 3-5 ngày Zitromax 200mg/5ml, pha 9ml nước, mỗi
ngày uống 1 lần theo cân nặng của trẻ. Liều dùng lấy cân nặng chia 4 sẽ ra liều
ml trong 1 ngày. Ví dụ 12kg là 3ml, 10kg là 2,5ml,.. 1 hộp Zitromax sau khi pha
xong sẽ được 15ml.
Hỏi: Cách xử lý ngạt mũi
cho trẻ em. ?
Trả lời: Lấy lọ Otilin, nhỏ mỗi bên mũi
1-2 giọt, khi bé khóc, bịt miệng bé để bé hít vào. 10 phút sau, mũi bé sẽ thông
và nhỏ Nebial 3% (nước muối) vào mỗi bên mũi. Lại bịt miệng cho bé hít vào. Mũi
thở thông sẽ giúp bé ngủ ngon và đỡ ho, tránh được viêm phổi. Nếu bé ho nhiều
và có sốt nên cho bé uống thêm Zitromax. Với bé 1 tuổi, 8kg đơn kê như sau:
Zitromax 200mg/5ml x 1 hộp, pha 9ml nước, mỗi ngày uống 1 lần 2ml, dùng 5 ngày.
Halixol 15mg/5ml x 1 hộp 100ml, mỗi lần uống 2,5ml, ngày 2 lần. Otilin 0,05% x
1 lọ, nhỏ mũi ngày 3 lần, dùng 5 ngày. Nebial 3%( nước muối) x 2 nang, mỗi ngày
nhỏ 6-9 lần, dùng 5 ngày. Nếu không có triệu chứng ho sốt thì chưa cần dùng 2
thuốc đầu tiên, tạm thời chỉ cần nhỏ mũi. Tiếng khò khè thường do dịch đọng
phía sau VA rung động khi không khí đi qua mũi. Có thể theo dõi tình trạng phổi
qua nhịp thở của trẻ, nếu trên 40 lần/phút là có thể viêm phổi. Cách đếm nhịp
thở: Mỗi nhịp thở là 1 lần hít vào thở ra. Bình thường người lớn thở ra 18-22 lần/phút.
Trẻ 1 tuổi thường 40 lần/phút. Trẻ thở rất nhanh vì thế muốn đếm nhịp thở đặt
tay nhẹ lên ngực bé, mỗi lần tay nâng lên hạ xuống là 1 nhịp.
Hỏi: Cháu nhỏ 2 tuổi, sốt
38,5 độ là con của F0 cách ly tại nhà.
Trả lời: Sốt và mệt mỏi nên cho uống hạ
sốt, có thể cho bé test bằng que thử nước bọt
Hỏi: Làm sao biết trẻ nghẹt
mũi.
Trả lời: Lấy 1 cái thìa inox hoặc cái
gương đặt trước mũi bé. Nếu cái thìa mờ khi bé thở, hình mờ là 2 hình bầu dục
thì bé không nghẹt mũi.
Hỏi: tư vấn bé 11 tuổi,
test dương tính. Trạm xá kê đơn Vitamin C, Partamol 500mg, Cefixim 100,
Pharterpin, Anphachoy uống ngày 2 lần mỗi lần 1 viên, riêng hạ sốt khi nào sốt
thì uống.
Trả lời: Nếu bé ngạt mũi nhỏ Otilin
0,05% x 1 lọ, nhỏ mũi ngày 3 lần, dùng 5 ngày. Xypenat 2,4% x 1 hộp, xịt mũi
ngày 4-6 lần, uống thêm Cefixim và Paracetamol là được. Nếu bé vẫn mệt thì cho
uống thêm Medrol 16mg x 3 viên, mỗi ngày uống 1 viên sau ăn sáng.
Hỏi: Thuốc điều trị và ngăn
ngừa Covid.
Trả lời: Thuốc điều trị, ngăn ngừa trở
nặng của bệnh thì người ta chia làm 2 nhóm chính và nhóm hỗ trợ. Nhóm chính
tránh trở nặng gồm có corticoid (khuyến cáo sử dụng Medrol 16mg hoặc Dexamethason)
và thuốc chống đông (apixaban...). Nhóm chính thứ 2 để dự phòng viêm phổi, khuyến
cáo sử dụng Azithromycin. Nhóm dự phòng viêm dạ dày cấp (esomeprazone 40mg).
Nhóm thuốc hỗ trợ dinh dưỡng (vitamin). Các thuốc khác chưa có bằng chứng rõ
ràng.
Các thuốc diệt virus được
FDA cấp phép:
1.Thuốc diệt virus_Đây là
các chất ức chế cạnh tranh với enzyme polymerase của virus gồm: Remdesivir( từ
tháng 10/2020, FDA phê duyệt thuốc này điều trị Covid 19 cho người lớn và trẻ
em từ 12 tuổi trở lên ở những bệnh nhân nhập viện. Các thử nghiệm lâm sàng cho
thấy ở những bệnh nhân này thuốc có thể tăng tốc thời gian phục hồi của người bệnh.
Tháng 11/2020, FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho thuốc kết hợp baricitinib ở
người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên nhập viện cần hỗ trợ hô hấp).
Favipiravir(avigan)( có khả năng chống loại nhiều loại và phân nhóm virus cúm
và các virus RNA khác như arenavirus, bunyavirus và filovirus. Trong nghiên cứu
thử nghiệm tại TQ cho thấy có hiệu quả rõ ràng trong điều trị covid. Nhật Bản
cũng đã chuyển Favipiravir đến 43 quốc gia để thử nghiệm lâm sàng ở những bệnh
nhân mắc covid thể nhẹ và trung bình).
2 Kháng thể đơn dòng_Tháng
11/2020, FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 2 kháng thể đơn dòng bamlanivimab và
dạng kết hợp casirivimab với imdevimab cho người lớn không nhập viện và trẻ
em trên 12 tuổi mắc covid 19 nhẹ / trung
bình và có nguy cơ nặng phải nhập viện. Tháng 2/2021, FDA cấp sử dụng khẩn cấp
thêm cho thuốc kết hợp bamlanivimab với etesevimab cho các ca nhẹ/ trung bình ở
những bệnh nhân có nguy cơ cao từ 12 tuổi trở lên. Dù được FDA cho cấp phép sử
dụng khẩn cấp, NIH vẫn tuyên bố rằng cả bamlanivimab, casirivimab, etesevimab
và imdevimab đều không được xem là thuốc chuẩn cho bệnh covid 19 vì còn chưa đủ
dữ liệu khoa học.Tocilizumab là một kháng thể đơn dòng, đã đươcFDA chấp thuận để
điều trị một số bệnh tự miễn dịch. Thuốc cũng có tác dụng ngăn chặn hoạt động của
IL-6, và do đó làm giảm cơ bão cytokines là phản ứng quá mức của hệ thống miễn
dịch trong các ca Covid 19 nặng. Hiện nay FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cho
Tocilizumab (Actemra) để điều trị cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên nằm
viện đang điều trị bằng corticosteroid toàn thân và những người cần bổ sung
oxy, thở máy hoặc oxy hóa màng ngoài cơ thể ECMO. Đây là thông tin về thuốc diệt
virus, mọi người xem thuốc của mình thuộc nhóm nào rồi quyết định dùng hay
không. Để ý một số thuốc chỉ dùng khi nhập viện hoặc có suy hô hấp thôi nhé.
Theo “ Hướng dẫn quản lý
người mắc Covid 19 tại nhà” do BYT ban hành, về kê đơn, cấp phát thuốc điều trị
cho F0 tại nhà. Về thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol. Về thuốc kháng virus: lựa
chọn Favipiravir 200mg/400mg(viên) hoặc Molnupiravir 200mg/400mg(viên). Thuốc
chống viêm corticosteroid đường uống: không phát sẵn, chỉ kê đơn điều trị trong
thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị, lựa chọn Dexamethason 0,5mg(viên nén)
hoặc Methylprednisolon 16mg(viên nén). Thuốc chống đông máu đường uống: không
phát sẵn, chỉ kê đơn điều trị trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị, lựa
chọn Rivaroxaban 10mg(viên) hoặc Apixaban 2,5mg(viên). Thuốc kháng virus dùng sớm
ngay sau khi có chuẩn đoán xác định mắc covid 19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể
từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng
hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ
liều vaccine, có bệnh nền không ổn định.Chỉ dịnh điều trị kết hợp đồng thời thuốc
chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh covid có bất kỳ
một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày
trong thời gian chờ chuyển điến cơ sở điều trị. Các dấu hiệu suy hô hấp là:Khó
thở, thở hụt, trẻ em có dấu hiệu thở bất thường. Nhịp thở >=20 lần/phút ở
người lớn, >=30 lần/phút ở trẻ em từ 5-dưới 12 tuổi, >=40 lần/phút ở trẻ
em từ 1-dưới 5 tuổi hoặc SP02<=96%.
Chỉ định và chống chỉ định
cũng như tác dụng phụ của thuốc Molnupiravir. Về chỉ định: được sử dụng để điều
trị covid19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét
nghiệm chuân đoán SARS-coV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển
nặng. Đề xuât BYT cấp giấy đăng ký lưu hành cho 3 thuốc chứa hoạt chất
Molnupiravir điều trị covid 19. Về giới hạn sử dụng thuốc: Dùng trên bệnh nhân
có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày. Không được sử dụng quá 5 ngày
liên tiếp. Không đươc sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm đê phòng
covid. Về cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Đối với phụ nữ mang thai và
cho con bú_không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả
năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điề trị
và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Dựa trên các khả năng xảy ra
các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con
bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều điều trị Mol cuối cùng. Đối
với trẻ em và thanh thiếu niên: Mol không được phép sử dụng cho bệnh nhiên dưới
18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. Đôi với nam giới,
Mol có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy,
nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một pp
tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất sau 3 tháng sau liều Mol
cuối cùng. Để đảm bảo an toàn,hiệu quả chỉ sử dụng Mol khi có đơn của bác sĩ.
Không tự ý mua, sử sụng thuốc Mol trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị
trường.
Hỏi: F0 ngày thứ 5, sốt rét
3 ngày đầu. Hiện tại mũi đã thông, đầu hơi tê giống hiện tượng máu lên não kém.
Hỏi tình trạng nào là triệu chứng trở nặng cần nhập viện theo dõi?
Trả lời: Đau nhức mặt, ê răng, xì mũi
đặc, khịt đờm mủ. Nếu nghẹt mũi xử lý
nghẹt mũi như hướng dẫn, đo SP02, nếu dưới 95% phải nhập viện ngay. Nếu chưa đo
kịp, nên nghỉ ngơi, nằm sấp, đặt cái gối ôm dưới khung chậu đỡ bị ép ngực để đảm
bảo an toàn. Hội chứng suy hô hấp do mắc covid 19 rất thầm lặng. Chúng tôi gọi
là tình trạng thiếu oxy thầm lặng. Nó thường xảy ra khi tình trạng bệnh đã ổn định.
Mọi người có thể kiếm trên google dòng chữ”thiếu oxy thầm lặng” để đọc thêm.
Hỏi: Test nhanh cho kết quả
âm tính thì có cần test PCR không.? Có khi nào test nhanh âm nhưng test PCR lại
dương?
Trả lời: Nếu có yếu tố tiếp xúc gần, có
triệu chứng thì nên test PCR.
Hỏi: Bé sốt, không ăn, đau
họng và ho.
Trả lời: Nếu trường hợp bé không chịu ăn
, các mẹ có thể nhét 1 viên efferagan vào hậu môn để giảm đau họng cho bé, bôi
vào họng thêm thuốc Kamistad gel trước ăn khoảng 2 phút. Trẻ em không dùng giảm
ho nhé. Thường bé ho khi ngạt mũi và chảy mũi nên rửa và xịt nước muối để thông
mũi. Trước khi test không rửa mũi, nếu rửa mũi xong xét nghiệm lúc nào cũng âm
tính.
Hỏi: Xịt sát khuẩn họng.
Trả lời: mua betadine wash mouth
1%(xx K) pha loãng rồi súc thì tác dụng
cũng giống như loại xxx K hoặc dùng sản phẩm xịt họng của ĐH Y Hà Nội sản xuất
HAMed throat spray( shopee bán 80K) nếu thấy rát họng. Trường hợp không mua được
Hamed, có thể giảm rát họng bằng các cách sau:
1. Súc họng bằng nước muối
sinh lý pha thêm natri bicarbonat 1,4%.
2. Súc họng bằng các dung
dịch chứa chlorhexidine.
3. Ngậm kẹo ngọt, mật ong.
4. Dung dịch súc họng
SMC-Ag+ hoặc SMC, BBM.
5.Dung dịch Betadine wash
mouth 1%. Ho khan nhiều quá có thể ăn thêm chocolate đen, có tác dụng giảm ho
ngang ngửa các loại thuốc ho trên thị trường.
Hỏi: Bố test nhanh lên 1 vạch
đậm và 1 vạch nhạt. Bị tiểu đường, có triệu chứng ớn lạnh.
Trả lời: Nhớ để ý dùng thuốc tiểu đường
và ăn uống đầy đủ, cẩn thận hạ đường huyết sẽ rất nguy hiểm.. Nếu có tức ngực,
khó thở nên đến viện điều trị. Nếu ho khan, không có triệu chưng mũi em có thể
dùng terpin codein hoặc neo cordion. Hoặc ăn chocolate đen ít đường đều có tác
dụng giảm ho, tuy nhiên không nhiều lắm. Vì bản chất covid nó làm ức chế men
chuyển, gây lắng đọng bradikinin ở phổi. Chất này không tan trong nước vì thế
đào thải chậm gây ho theo dạng viêm.
Hỏi: Virus covid 19 sống
ngoài được bao lâu?
Trả lời: tùy vào nhiệt độ và vật nó bám
vào. Thời tiết lạnh ẩm nó sống lâu lắm, trong không khí là 3h, tay nắm cửa, đồ
vật khoảng 3 ngày. Còn mùa hè dưới nắng gắt khoảng 3 phút là vr chết
Hỏi: F0 có hiện tượng buồn nôn và tiêu chảy, không chướng bụng.
Trả lời: uống thêm men vi sinh và kẽm để
tránh các biến chứng tại đường tiêu hóa. Antibio x 10 gói, mỗi lần uống 1 gói,
ngày 2 lần. Kẽm x 10 viên, mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần. Và uống thêm oresol
nếu mất nước. Có thể dùng thêm Smecta x 6 gói, mỗi lần uống 1 gói, ngày 3 lần.
Đơn này dùng cho người lớn. Nếu chướng bụng, buồn nôn uống Espumisan.
Hỏi: Test PCR kết quả dương
tính hôm qua, đang cho con bú, bị ho, ngứa họng, nhiều đờm, nên sử dụng thuốc
nào?
Trả lời: Kiểm tra có bị nghẹt mũi
không, rửa mũi sạch. Xem lại phần hướng dẫn làm giảm ho và rát họng.
Lưu ý: Augmentin 1g
(amoxicilin + clavulanic) hoặc clarithromycin chỉ dùng khi viêm xoang do vi khuẩn,
còn do virut thì không có tác dụng. Không dùng Methophan, Atussin khi chảy mũi
hoặc ho có đờm. Nó làm cô đặc đờm và không khạc ra được. Tuyệt đối không phối hợp
long đờm và giảm ho vì đờm không biết đi về đâu và chỉ nằm yên trong phổi làm
tăng nguy cơ viêm phổi. Ho là phản xạ có lợi, trừ khi ho quá nhiều, nó giúp cho
đường hô hấp thông thoáng, tránh ứ đọng phế dich.
Hỏi: Sốt có xông mũi họng
được không?
Trả lời: rửa mũi họng sạch sẽ. Xông
trong phòng làm tăng độ ẩm không khí dễ gây nhiễm khuẩn hơn.
Hỏi: Bé 2 tuổi FO, đờm nhiều,
không ngẹt mũi, ho ít?
Trả lời: Đờm thường từ mũi họng. Cứ nhỏ
mũi và xịt rửa mũi như hướng dẫn. Sử dụng long đờm như Halixol làm cho bé ho
nhiều hơn và hay nôn trớ.
Hỏi: FO bị ngạt mũi, hơi
đâu đầu, có đờm xanh, ho ít, đang sử dụng thuốc cảm?
Trả lời: Ngừng sử dụng thuốc cảm. Không
dùng các thuốc điều trị cúm, virut loại khác như Tamiflu/ Acyclovir. Chống viêm
corticoid và thuốc chống đông chỉ sử dụng tại bệnh viện. Tăng cường ăn uống, bổ
sung vitamin B,C,D. Sử dụng thêm chocolate để đỡ đau rát họng và ho.Để ý phần
nghẹt mũi nếu có sẽ làm cho đau đầu nhiều hơn. Nếu đau đầu dùng thêm efferalgan
500mg, mỗi lần 1 viên, tối đa 4 viên/ ngày.
Hỏi: Con gái 17 tuổi, test
nhanh lên 2 vạch( vạch dưới hơi mờ), có cần đưa đi test PCR và hơi đau rát họng
có nên uống thuốc gì?
Trả lời: Vạch dưới hơi mờ nghĩa là đang
ở giai đoạn đầu nên lên chưa rõ. Chưa có triệu chứng gì thì không cần làm gì
đâu. Tiêm chủng là yên tâm 1 phần rồi, chú ý cho bé ăn thêm chocolate và vấn đề
nghẹt mũi.
Hỏi: Cách cân bằng độ ẩm?
Trả lời: Bật điều hòa chế độ dry hoặc dùng máy hút ẩm. Nếu bật điều hòa thì
nên có ẩm kế để đo. Nhiệt độ để thấp hơn nhiệt độ môi trường. Khuyến nghị dùng
máy hút ẩm
Hỏi: bé 8 tuổi, sốt 38,5 độ,
2 vạch, đau họng, ho khan?
Trả lời:Uống hạ sốt efferalgan theo hướng
dẫn. Kiểm tra tình trạng ngạt mũi. Uống giảm ho: atussin 5ml x 3 lần/ ngày. Khi
ho có đờm thì dừng sử dụng atussin.
Hỏi: mua thuốc dự phòng cho
bé 25 tháng, FO, sốt 38 độ.
Trả lời: Otilin 0,05%, nebial 3% x 3
nang, Zintromax 200mg/5ml x 1 hộp; Halixol 15mg/5ml x 1 hộp. Mua thêm 1 ít
chocolate.
Hỏi: 74 tuổi FO, bệnh nền
tăng huyết áp, tiểu đường, khớp, dạ dày và đã tiêm 3 mũi vaccine. Triệu chứng ớn
lạnh, khát nước nhiều.
Trả lời: Giai đoạn mới bắt đầu, theo
dõi áp huyết, sốt và Uống thuốc huyết áp theo chỉ định. Tiếp tục súc họng, uống
thêm vitamin, tập thể dục nhẹ nhàng. Tránh để bệnh nhân vận động mạnh, duy trì
HA tối đa dưới 150mmHg và HA tối thiểu dưới 90mmHg. Chú ý tình trạng ngạt mũi.
Nếu có vấn đề thì đưa đi viện để thăm khám.
Hỏi: FO, test lại PCR sau
14 ngày cho kết quả CT 31,3. Có khả năng lây nữa không và bao lâu test lại tiếp?
Trả lời: không cần test lại, 7 ngày nữa
sẽ ổn, hầu như không lây nhiễm.
Hỏi: FO ngày thứ 3, vòm họng xuất hiện nốt trắng như
nhiệt miệng?
Trả lời: uống efferalgan 500mg theo hướng
dẫn, bôi kamistad gel vào các nốt loét ngày 5-6 lần.
Hỏi: Thời gian cách ly đối
với FO?
Trả lời: Đối với FO cách ly tại nhà sẽ
được dỡ bỏ cách ly điều trị tại nhà khi cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả
xn nhanh kháng nguyên âm tính do NVYT thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới
sự giám sát của NVYT. Trường hợp sau 7 ngày kết quả XN còn dương tính thì tiếp
tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và
14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều theo quy định.
Hỏi:sử dụng Xuyên tâm liên
để hỗ trợ điều trị covid? Trả lời: Các thuốc chữa bệnh sốt rét, xuyên tâm liên,
thuốc Nga sản xuất, thực phẩm chức năng không có tác dụng hoặc chưa có bằng chứng
rõ ràng để điều trị.
Hỏi: FO 5 ngày đã test lại
2 lần 1 vạch nhưng vẫn mất khứu giác?
Trả lời: Em xem có nghẹt mũi không, cảm
lạnh, cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cũng giảm ngửi. Rửa mũi theo hướng dẫn,
không cần sử dụng thêm thuốc.
Hỏi: Mất vị giác và khứu
giác?
Trả lời: cứ rửa mũi và súc họng để giảm
tải lượng virus tại mũi họng sẽ đỡ nhanh.
Hỏi: Triệu chứng mất mùi hết
trong mấy ngày?
Trả lời: Tùy bệnh nhân, có BN khỏi sau
2 ngày rửa mũi.
Hỏi: mẹ FO có cho con bú được
không?
Trả lời: Được.
Hỏi: FO đau đầu, đau mình mẩy,
ho khan đôi tiếng. Hiệu thuốc kê có Augmentin?
Trả lời: Chị uống giảm đau efferalgan
và xịt rửa mũi. Kháng sinh không giúp khỏi bệnh nhanh hơn nên không uống.
Hỏi: FO sau khỏi bệnh bao
lâu thì tiêm vaccine mũi 3?
Trả lời: Coi như 1 lần nhiễm bệnh là 1
lần tiêm vaccine.
Hỏi: Bố FO có triệu chứng
đau bì đầu, mệt mỏi, ho về chiều. Con 11 tháng 9,5 kg FO sốt hâm hấp, thở khò
khè, quấy khóc có tiền sử viêm phổi?
Trả lời: Bố chỉ cần uống giảm đau
efferalgan mỗi lần 1 viên, ngày 4-6 lần, nhỏ mũi và vệ sinh mũi họng. Đơn thuốc
cho con: Zitromax 200mg/5ml x 1 hộp, pha 9ml nước, mỗi ngày uống 2 ml. Halixo
15mg/5ml x 1 hộp 100ml mỗi ngày uống 2.5ml, ngày 2 lần.Otilin 0,05% x 1 lọ, nhỏ
mũi ngày 3 lần, dùng 5 ngày. Nebial 3% (nước muối) x 2 nang, mỗi ngày nhỏ 3-4 lần.
Cách nhỏ mũi anh đã hướng dẫn ở trên. Nhỏ xong bé khóc thì bịt miệng cho bé hít
vào. Trong đơn đã có kháng sinh dự phòng viêm phổi.
Hỏi: Xông tỏi có tác dụng
kháng virus covid 19 không?
Trả lời: Tỏi chỉ có tác dụng trên nhóm
virus influenza. Corona chưa chắc.
Hỏi: sốt run, lạnh gai người?
Trả lời: Chú ý nhiệt độ môi trường quá
thấp sẽ gây sốt cao hơn, kéo dài hơn do mạch máu dưới da co lại cũng như lỗ
chân lông bị se lại, giảm bay mồ hôi. Vì thế nên nâng nhiệt độ phòng lên tình
trạng sốt sẽ đỡ nhanh hơn. Có thể dùng điều hòa chế độ ấm, máy sấy, máy sưởi ,
nếu không có dùng máy sấy tóc cũng được. Nhớ mặc ấm sẽ đỡ run.
Hỏi: mẹ FO hôm nay, con FO
ngày thứ 4 thì mẹ có ở chung và sinh hoạt cùng con được không?
Trả lời: Được.
Hỏi: FO ớn lạnh, đầu đau, họng
có đờm?
Trả lời: kiểm tra tình trạng mũi. Uống
giảm đau nếu đau đầu quá, mặc ấm, bật máy sấy phòng tốt nhất trên 22 độ, ăn uống
thêm vào.
Hỏi: Vợ FO ngày thứ 2, hết
sốt ớn lạnh giờ khó thở?
Trả lời: Bạn kiểm tra khó thở hay nghẹt
mũi. Nếu khó thở đo SP02, còn nếu nghẹt mũi thì xử lý theo hướng dẫn ở trên.
Hỏi: Máy đo SP02?
Trả lời: Các máy đo SP02 có nhiều hãng
sản xuất, độ chính xác cũng khác nhau. Các hãng được khuyến nghị sử dụng như
omron, beurer, micro life. Trong đó, hiệu quả và giá tiền thì microlife là hiệu
quả nhất. Vì thế tôi khuyến cáo đó là máy tốt nhất. Các máy của Trung Quốc
không có độ chính xác cao, vì thế nên đo thử trên người bình thường xem có đúng
hay không.
Hỏi: Bé ở chung với bố mẹ
là FO, không sốt, chơi bình thường, chăm sóc ntn?
Trả lời: Tắm rửa bình thường, dùng nước
ấm, nâng nhiệt độ phòng, vệ sinh mũi họng theo hướng dẫn.
Hỏi: FO 14 tháng, tiêu chảy?
Trả lời: Đơn thuốc: Smecta hương dâu x
6 gói, mỗi lần 1 gói, ngày 2 lần, dùng trong 3 ngày. Enterogermina x 10 ống, mỗi
lần 1 ống, ngày 2 lần. Siro kẽm x 1 hộp, mỗi ngày uống 1 lần 2,5ml-5ml, bổ sung
oresol.
Hỏi: Bầu sử dụng otilin được
không?
Trả lời: Được. Đối với trẻ em dưới 6
tháng thì có thể pha loãng otilin cho yên tâm. Tỷ lệ pha loãng 1:1 với nước muối.
Hỏi: Có thể thay thế đơn
Zitromax 200mg thành Tauxiz 200mg, Nebia thành Free Nose kid?
Trả lời: Được
Hỏi: Làm sao biết được triệu
chứng nặng nhẹ?
Trả lời: Dấu hiệu và triệu chứng nhẹ
khi: ho rải rác, SP02>=95%, huyết động ổn định, sổ mũi, đau họng, đau mỏi cơ
khớp, mất khứu giác, mất vị giác, đau đầu, không có bệnh đồng nhiễm đang điều
trị. Khi bạn có dấu hiệu triệu chứng bao gồm rối loạn ý thức, SP02<95% ở khí
phòng, thở nhanh nông (người lớn trên 22 lần, trẻ từ 1-5 tuổi trên 40 lần, trẻ
dưới 2 tháng trên 60 lần, từ 2 tháng đến 12 tháng trên 50 lần), tất cả trường hợp
dương tính có nguy cơ cao và phân loại từ trung bình đến nặng trên lâm sàng phải
cách ly/điều trị tại bệnh viện.
Hỏi: FO đã xét nghiệm âm
tính, vẫn mỏi tay chân, ngứa họng và ho nhiều?
Trả lời: di chứng hậu Covid có thể kéo
dài 3-6 tháng, mọi người có thể sẽ vẫn còn ho, ngứa họng do sư lắng đọng của
Bradykinin ở phổi. Phải chờ cho đến khi cơ thể đào thải hết ra khỏi phổi thì mới
đỡ ho. Tùy thuộc covid tấn công vào vị trí nào: phổi, đường tiêu hóa, mũi, họng,...mà
các nơi đó đều có thể mang triệu chứng nặng hay nhẹ.
Hỏi: Sau mấy ngày tiếp xúc
thì test chính xác?
Trả lời:Tùy vào mức độ tiếp xúc. Bạn
xem lại hướng dẫn của BYT. Nó phụ thuộc người F0 và người tiếp xúc có đeo khẩu
trang hay không? Thời gian tiếp xúc lớn hơn 15 phút hay không, trong phòng kín
hay ngoài trời? Sau 48 giờ test 1 lần, sau 7 ngày làm tiếp 1 lần nữa nếu F1.
Hỏi: F0 ngày thứ 9, ngứa cổ,
ho nhiều, mỏi và tê chân, có cần uống thêm kháng sinh?
Trả lời: Ăn thêm kẹo ngọt, chocolate, xịt
họng sẽ đỡ rát và ho.Kháng sinh chỉ để chống bội nhiễm. Ngày thứ 9 nếu không ho
đờm, không sốt, không khó thở thì không nên dùng.
Hỏi: trẻ 3 tuổi sốt, ho có
đờm, nghẹt mũi, chảy mũi có nên dùng kháng sinh không?
Trả lời: phải dùng thêm kháng sinh
zitromax (azithromycin) dạng siro để dự phòng viêm phổi, sốt trên 38,5 độ.
Hỏi: F0 người lớn mệt, ho,
mỏi người, ho có đờm, tức ngực?
Trả lời: rửa mũi, uống panadol,
vitamin. Ngoài ra augmentin 625 x3 viên/ ngày, chia 3 lần, sau ăn sáng trưa tối,
có thể dùng kháng sinh khác có amoxicilin + acid clavulanic. Dùng liều 7 ngày.
Có thể dùng thêm acemuc 100mg x 15 gói, mỗi lần uống 1 gói, ngày 3 lần.
Hỏi: cách phòng covid?
Trả lời: thực hiện 5K, luôn mang khẩu
trang, sát trùng sạch bàn tay cũng như túi hàng bạn đã mua trước khi bước vào
nhà. Cách làm lọ sát khuẩn đơn giản nhất là bạn mua bình phun sương, đổ cồn 70
độ vào đó và xịt. Nhớ dán tem bên ngoài là cồn 70 độ để tránh nhầm. Luôn sát
trùng tay cầm cánh cửa, lau bằng cồn 70 độ trở lên. Những bề mặt kim loại và gỗ
là nơi lý tưởng cho virus bám vào và sống lâu hơn. Khẩu trang nên dùng khẩu
trang y tế. Nên vứt vào sọt rác trước khi vào nhà. Mỗi nhà nên có 1 sọt rác trước
cổng, sau khi vứt khẩu trang và các bao đựng ngoài thực phẩm, nên xịt cồn 70 độ
vào đó. Chú ý cháy nổ. Ngoài ra những vật dụng trao tay như tiền mặt cũng nên
được xử lý, tốt nhất nên chuyển khoản. Khi đi từ ngoài, trước khi lên xe nên
sát khuẩn lại bàn tay một lần nữa. Bàn tay là nơi lây nhiễm nhiều nhất, đưa tay
lên dụi mắt hay ngoáy mũi hay chỉnh kính,...đều có nguy cơ lây nhiễm rất cao,
vì thế mỗi người nên có 1 lọ sát khuẩn trong túi mình. Những nhà có trẻ em và
các cụ già, các lọ cồn và dung dịch sát khuẩn phải được dán nhãn đầy đủ, tránh
uống nhầm. Mọi người hãy rửa tay thường xuyên, khi chạm vào tay ai cũng sát khuẩn
ngay sau đó.
Hỏi: F0 3 tuổi, 10kg, ho
nhiều, có đờm khò khè?
Trả lời:
ho nhiều, có đờm khò khè thì dùng kháng
sinh luôn. Azithromycin 200mg, dạng gói bột pha hoặc siro, uống 10mg/kg/1 ngày.
Mõi ngày 1 lần, trước ăn 1h hoặc sau ăn 2h. 10kg x10mg/kg = 100mg, nghĩa là nửa
gói 1 ngày. Còn loại siro 200mg/5ml nghĩa là cứ đong nắp 5ml sẽ có 200mg, lúc uống
lắc đều. Thêm long đờm nữa.
Hỏi: tổng quan về pp phòng
và điều trị?
Trả lời: quan trọng nhất vẫn là loại trừ
virus ra khỏi đường hô hấp tránh tình trạng virus xâm nhập xuống phế quản phổi
bằng cách súc họng, rửa mũi. Nếu làm tốt công việc này thì virus sẽ bị tiêu diệt
ngay tại mũi họng. Thứ đến là nâng cao sức khỏe: uống nước ấm, giữ ấm cổ ngực,
dùng vitamin đúng liều chủ yếu là vitamin C, sinh hoạt lành mạnh. Làm được như
thế là đã chiến thắng 80%. Các thuốc thì dùng theo triệu chứng: sốt, đau mỏi
người thì dùng paracetamol. Ho thì giảm ho bằng các thuốc đông y là đủ như
prospan. Ho khạc đờm thì thêm long đờm N Acetyl Cistein, kháng sinh
azithomycin. Còn chống đông máu và corticoid thì nên tham khảo kỹ ý kiến của
bác sỹ, không nên sử dụng bừa bãi.
Hỏi: F0 85 tuổi, ho nhiều,
không đờm?
Trả lời: súc họng, rửa mũi và uống
prospan. Ho được là ổn nhất. Ho là động tác loại bỏ tác nhân gây bệnh. Để giảm
ho cách tốt nhất là loại bỏ tác nhân gây bệnh chủ động bằng súc họng theo hướng
dẫn thường xuyên. Nếu giảm ho bằng thuốc thì không thể loại bỏ được tác nhân
gây bệnh và có thể gây viêm phổi. Nhưng nếu ho có đờm thì phải dùng kháng sinh
và long đờm. Người cao tuổi hay chuyển nặng là do viêm phổi, tổn thương phổi.
Phổi các cụ xơ hóa hết rồi, đàn hồi kém nên hay bị nặng.
Hỏi: Test nhanh – nhưng cứ
sốt 38-38.5 độ, rét run, bị đường huyết, đau đầu, khan cổ,nhà có 2F0?
Trả lời: test lại và đổi loại test
khác. Nhà có 2F0, lại biểu hiện triệu chứng của nhiễm covid nên cần test lại
sau 8h của lần test trước. Có vài trường hợp triệu chứng có trước vài ngày, sau
đó test lại mới dương. Nếu không phải thì chỉ xử trí như nhiễm covid 19 và uống
thêm kháng sinh. Có thể cảm cúm thông thường, cũng có thể kèm thêm viêm họng cấp
do vi khuẩn nên dùng kháng sinh sớm. Tavanic (levofloxacin)500mgx2 viên/ngày
chia 2 lần, trước ăn 1h hoặc sau ăn 2h. Chú ý levofloxacin chỉ dùng có người lớn
trên 18 tuổi.
Hỏi: gia đình có mẹ 95 tuổi
và 2 cháu bị F0. Bs tư vấn cách chăm sóc và điều trị?
Trả lời: 2 cháu chỉ cần theo dõi triệu
chứng, súc họng, rửa mũi, xịt mũi hàng ngày, dùng vitamin theo hướng dẫn. Cụ 95
tuổi cần lưu ý, nếu đưa vào điều trị ở khu thu dung bn được là tốt nhất. Nếu
không phải theo dõi sát. Súc họng, rửa mũi, xịt mũi hàng ngày, uống vitaminC và
mutivitamin. Mua máy theo dõi SP02 tại nhà, ,nếu có biểu hiện khó thở hoặc SP02
dưới 94% thì nhập viện. Nếu ho nhiều thì không nên dùng thuốc giảm ho. Bổ sung
đủ nước ấm khoảng 2l 1 ngày.
Hỏi: Test PCR CT19,6?
Trả lời: CT thấp là trong giai đoạn
toàn phát, cho thấy virus hoạt động mạnh dễ lây nhiễm
Hỏi: F0 vừa khỏi có sinh hoạt
cùng F0 được không?
Trả lời: về nguyên tắc mình là F0 mới
khỏi bệnh trong vòng 1 tháng thì không có khả năng tái nhiễm nếu sinh hoạt cùng
F0 vì cùng 1 chủng virus( lây nhiễm lẫn nhau) thì người đã mắc có miễn dịch sẽ
không mắc lại chủng đó nữa. Chính vì thế người ta thường nhờ F0 khỏi bệnh đi
chăm sóc F0 mới.
Hỏi: F0 tắc sữa?
Trả lời: Dùng cục chườm ấm. Nếu tắc
thêm hoặc đau phải uống kháng sinh. Lá bồ công anh sắc uống thay nước, lấy lá
massage vú. Cùng lúc đó bạn cho bé bú hoặc bạn vắt sữa hoặc dùng máy hút sữa ra
nếu bé không bú.
Hỏi: Có bài tập hít thở nào
để tăng SP02?
Trả lời: các bài tập thở nói chung
không làm tăng SP02. Cơ chế bệnh nó làm ứ dịch ở các phế nang nên có những người
thở oxy liên tục còn không lên nổi. Chủ yếu nằm sấp sẽ giúp gia tăng SP02.
Hỏi: pha thêm thuốc sát khuẩn
như betadine vào nước muối để tăng hiệu quả rửa mũi được không?
Trả lời: Không pha thêm thuốc sát khuẩn
vào nước muối để rửa mũi, tăng xuất tiết ở mũi và làm ngạt mũi nhiều hơn. Muối
tôi khuyến cáo sử dụng là muối SRK, nó có thêm thành phần bicarbonat sẽ làm giảm
rát mũi họng. Mọi người chú ý, có rất nhiều người nhầm nước súc họng, lấy nước
súc họng đi rửa mũi, vừa đau lại càng gây viêm mũi. Chỉ rửa mũi bằng nước muối
sinh lý hoặc các gói muối dành riêng cho rửa mũi.
Hỏi: Ho sau nhiễm covid?
Trả lời: Ho sau nhiễm covid 19 gần như là vấn đề sẽ
xảy ra khi biến chứng viêm phổi do Covid 19. Do tích tụ bradykinin kích thích gây ho.Nó thường diễn ra khoảng 7
-15 ngày. Nếu là ho có đờm thì uống long đờm. Nếu ho khan, đau rát họng thì
mình súc họng thường xuyên, nếu ho nhiều không ngừng thì dùng giảm ho, mới đầu
nên dùng prospan hoặc quất ngâm mật ong, quất hấp đường phèn, lá hẹ hấp mật ong
vắt lấy nước uống). Nếu ho không quá nhiều thì không nên giảm ho.
Hỏi: bình oxy?
Trả lời: nếu mọi người muốn an toàn, có thể 1 nhà
F0 mua thêm 1 bình oxy khi có các triệu chứng khó thở và đau ngực. Mua loại nhỏ
khoảng 10-15 lít, nó sẽ cung cấp đủ oxy trong 8-12 tiếng.
Hỏi: Giảm di chứng hậu quả sau covid?
Trả lời: Mọi người cố gắng súc họng, rửa mũi, xịt mũi, nâng cao sức
đề kháng ngay khi có triệu chứng, hoặc ngay khi dương tính (kể cả không có triệu
chứng). Loại bỏ virus ra khỏi đường thở càng nhanh, càng nhiều càng tốt . Không
để nghẹt mũi, không phải để thở bằng miệng là nguyên tác đầu tiên và cơ bản nhất
để tránh di chứng covid 19. Kể cả khi là F1 ( người nhà mình) vẫn nên súc họng,
rửa mũi hàng ngày. Các bác sỹ F1 liên tục, nhờ súc họng, rửa mũi hàng ngày nên
tỷ lệ lên F0 thấp.
Hỏi: Xông đúng cách?
Trả lời: Lạm dụng xông không tốt. Xông chỉ làm
thông thoáng đường thở, nhưng xông nhiều lần mất nước, mất muối mệt lắm. Xông
xong thấy khỏe, nhưng rồi lại mệt mỏi ngay do thiếu nước và điện giải. Nếu xông
nhiều lần phải bổ sung nhiều nước và Oresol nhé.
Hỏi: F0 12 tuổi, 58kg, triệu chứng ớn rét, sốt 38,7 độ, SP02 96%. Uống
hapacol 650 cách nhau 4 tiếng vẫn chưa hạ sốt?
Trả lời: Bé hơi thừa cân, sốt rét run không hạ sốt,
SP02 96% là dấu hiệu cần theo dõi sát. Paracetamol ngày 4-6 lần (nên dùng 4 lần
vì 6 lần đã có thể có nguy cơ viêm gan). Nếu paracetamol không hạ sốt thì sử dụng
thêm ibuprofen, uống nhiều nước, tốt nhất là oresol. Thấy ớn rét phải để thoáng
nó mới hạ sốt được. Thời tiết này nếu mở chăn thấy lạnh thì lau người thường
xuyên bằng khăn ấm( khăn thấp nước ấm lau người) vì cái ớn rét kia do mất nhiệt
nên mình ủ kín quá sẽ không hạ sốt được. Chú ý lau ở nách, bẹn, cổ- là nơi da mỏng,
mạch máu lớn nên dễ thoát nhiệt hơn. Theo dõi và báo bác sỹ nếu có biểu hiện li
bì, SP02 dưới 94% nhưng cũng cần bình tĩnh. Về cơ bản phổi của các bé còn tốt
nên khả năng nặng thêm là ít.
Hỏi: bổ sung vitamin sau khỏi
covid 19?
Trả lời: uống vitamin C, vitamin 3B, kẽm
là đủ.
Hỏi: F0 không triệu chứng,
chỉ buồn ngủ?
Trả lời: Nằm nhiều không tốt, nó sẽ tạo
cơ hội cho virus xâm nhập xuống đường thở sâu. Vận động nhẹ nhàng khi không ngủ,
súc họng, rửa mũi, xịt mũi khi ngủ dậy. Hạn chế nằm khi nghẹt mũi. Khi nằm thì
mũi phải thông nếu không sẽ ho không ngủ được. Không vận động mạnh để ra mồ
hôi, chỉ có cảm mới cần ra mồ hôi, cúm thì không cần, nó làm mất nước mệt hơn.
Nâng nhiệt độ phòng lên, lúc bị covid vận động mạnh dễ tắc động mạch phổi, dễ tạo
điều kiện cho virus xuống phổi do thở mạnh và nhanh bằng miệng.
Hỏi: Theo dõi nhịp tim?
Trả lời: Nhịp tim bình thường theo lứa
tuổi ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu sốt thêm 1 độ các bạn cộng thêm 10 nhịp, nếu
trong giới hạn đó, bạn vẫn bình thường. Dưới 1 tháng tuổi: 70-190 nhịp/phút. Từ
1-11 tháng tuổi: 80-160 nhịp/phút. Từ 1-2 tuổi: 80-130 nhịp/phút. Từ 3-4 tuổi:
80-120 nhịp/ phút. Từ 5-6 tuổi: 75-115 nhịp/phút. Từ 7-9 tuổi: 70-110 nhịp/phút.
Trên 10 tuổi: 60-100 nhịp/phút.
Hỏi: F0 4 ngày, vẫn rửa mũi
và súc họng theo hướng dẫn. Hôm nay vẫn còn ho có đờm và đau đầu, bị khàn giọng?
Trả lời: rửa mũi xong sẽ bị khàn tiếng.
Không sao cả, sẽ tự hết. Uống thêm giảm đau efferalgan, long đờm acemuc200mg.
Cho dù hết nghẹt mũi thì vẫn cứ rửa mũi, sẽ giảm các triệu chứng khác.
Hỏi: Lưu ý khi phối hợp sử
dụng thuốc ibuprofen và paracetamol?
Trả lời: Về cơ bản
ibuprofen hiệu quả hạ sốt không cao, nó là thuốc giảm đau chống viêm, có thể ảnh
hưởng tới dạ dày.Nếu paracetamol có thể hạ sốt 4-6h thì chưa nên dùng
ibuprofen, đặc biệt nếu có tiền sử dạ dày. Nếu nhiệt độ khi sốt lại dưới 38,5
thì chưa nên dùng thuốc lại nhé. Sốt dưới 38,5 độ thì đi tắm nước ấm. Paracetamol
hạ được sốt cao xuống dưới 38,5 độ là ổn.
Hỏi: khi nào sử dụng và ngừng
paracetamol?
Trả lời: Paracetamol là thuốc giảm đau
hạ sốt trung ương. Nên ngoài tác dụng hạ sốt nó còn có tác dụng giảm đau. Khi
nhiệt độ bình thường nó sẽ không có tác dụng hạ nhiệt độ mà chỉ có tác dụng giảm
đau. Nên dùng paracetamol nếu đau mỏi người, đau đầu, ngày 2 viên sáng tối. Còn
nếu hết sốt, không đau mỏi người, không đau đầu thì ngừng paracetamol.
Hỏi: F0 ngày thứ 5, còn ngạt
mũi, choáng đầu, ngứa họng, thi thoảng ho, đau ngực. Rửa mũi thấy ít đờm xanh?
Trả lời: Nếu có đờm xanh thì uống thêm
kháng sinh: tavanic (levofloxacin) 500mg x 5 viên, uống ngày 1 viên (mẹ bầu va
cho con bú không sử dụng). Ho nhiều sẽ đau ngực, nếu ho nhiều uống thêm giảm
đau efferalgan.
Hỏi: F0, ra hiệu thuốc kê
kháng sinh Amoxicilin + Clavulanic?
Trả lời: Mọi người không nên sử dụng
kháng sinh Amoxicilin + Clavulanic vì nó không có hiệu quả dự phòng viêm phổi.
Hỏi: Cách giảm ho?
Trả lời: Không có thuốc gì làm giảm ho
do covid. Xông nước ấm thì vào nhà tắm, bật vòi hoa sen nước nóng, hơi nước bay
lên là đủ để xông. Ăn kẹo liên tục sẽ đỡ rát họng, mua 1 hộp eugica mà ngậm
Hỏi: Dùng otilin kết hợp rửa
mũi nay đến ngày thứ 4 đã thông, có cần duy trì xịt và rửa 3 lần/ngày nưa
không, có lần giảm số lần không?
Trả lời: không, tiếp tục rửa đến khi khỏi
hoàn toàn.
Hỏi: Bé 1 tuổi F0 dùng
otilin+xypenat+zitromax 5 ngày, hiện tượng mũi nhiều, ho không giảm?
Trả lời: Tiếp tục xịt rửa mũi, dự kiến
14 ngày mới khỏi.
Hỏi: F0 ho nhiều đờm, uống
Azithromycin500 người lớn ngày 1 viên?
Trả lời:
Đúng rồi, nhưng chỉ uống nếu sau 10 ngày vẫn còn ho có đờm.
Hỏi: F0 ngày thứ 2, 3 tuổi,
15kg. Đêm sốt 39 độ, nôn nhiều, ngày sốt nhẹ, ho, mắt đỏ, biếng ăn, SP02 bình
thường. Xin bs cho cháu đơn thuốc?
Trả lời:Đơn thuốc paracetamol 250mg x
12 gói, ngày pha uống 4 gói, chia 4 lần mỗi lần cách nhau 6 tiếng. Espumisan
40mg x 20 viên, uống ngày 6 viên chia 2 lần. Azithromycin 200mg x 5 gói, uống mỗi
lần ¾ gói, ngày 1 lần. Acemuc 200mg x 10 gói, uống ngày 2 gói chia 2 lần. Rửa
mũi, xịt mũi, nhỏ mũi (bằng nước muối sinh lý). Uống C sủi, vitamin D. Nếu sốt
thì phải uống nhiều nước, chườm ấm, lau người bằng nước ấm. Nên pha oresol thay
nước.
Hỏi: F0 cho bé 6 tháng bú,
bé chưa bị F0 thì sữa mẹ có ảnh hưởng gì không?
Trả lời: sữa mẹ không lây cho em bé khi
bú.
Hỏi: F0 5 ngày, hết sổ mũi
và ngạt mũi. Có cần nhỏ otilin nữa không ạ?
Trả lời: Chỉ cần rửa mũi, không cần nhỏ
otilin, rửa thêm 5 ngày.
Hỏi: Lạm dụng thuốc?
Trả lời: Mỗi thuốc được sử dụng an toàn
nhất khi dùng càng ít thuốc nhất, liều thấp nhất mà vẫn có thể đạt được hiệu quả
điều trị. Khi dùng từ 2 thuốc trở lên là đã có thể xảy ra hiện tượng tăng hoặc
giảm tác dụng của nhau. Tôi chỉ ví dụ 1 trường hợp đơn giản nhất đó là khi các
bạn dùng hạ sốt paracetamol cùng lúc với thuốc acemuc (N acetylcystein) là đối
kháng của nhau. Nó sẽ làm giảm tác dụng của nhau, tuy nhiên trường hợp này là
có lợi vì tôi đang bảo vệ gan cho các bạn. Tuy nhiên có nhiều thuốc khi sử dụng
đồng thời sẽ hợp tác và gây hại nhiều hơn cho cơ thể. Khi các bạn dùng càng nhiều
thuốc khác nhau, ví dụ 5 thuốc chẳng hạn, sẽ có 20 cặp có thể tương tác đồng hợp
hoặc đối kháng. Tôi nêu lên để mọi người thấy sự nguy hiểm khi dùng nhiều thuốc.
Vì một cộng đồng khỏe mạnh, mọi người nên cân nhắc khi sử dụng thuốc. Nên theo
hướng dẫn của các bác sỹ thay vì mua và sử dụng bừa bãi. Nếu không sau đợt
covid này, số lượng người bị viêm gan, xơ gan do thuốc sẽ tăng lên rất nhiều.
Hỏi: Bé F0 đã cắt sốt hơn
2 ngày, sinh hoạt bình thường, chỉ ho.
Trả lời: Em cho cháu uống zitronat và
long đờm, sáng nay thấy nổi mề đay ở 1 số vùng
bắp chân và cánh tay? Trả lời: em cho bé uống thêm aerius 0,5mg/ml x 1 hộp,
uống theo liều chỉ định, tiếp tục rửa mũi.
Hỏi: em bị ngạt mũi đã dùng
otilin nhỏ mũi và rửa mũi 5 ngày, giờ vẫn bị ngạt, em bị viêm xoang mãn tính?
Trả lời: tiếp tục nhỏ otilin và rửa
mũi. Nếu ngạt nhiều dùng otilin 0,1% dạng xịt.
Hỏi: F0 bị 5 ngày, có uống
thêm thuốc cảm của Nhật nhưng không tiến triển, nay vẫn bị mất vị, tê miệng, thở
khò khè?
Trả lời: Các thuốc cảm chỉ chữa cảm lạnh,
không có tác dụng trên corona virus. Vì thế đừng uống, nên nhỏ và rửa mũi như
hướng dẫn.
Hỏi: F0 hôm nay là ngày thứ
6, đã hết sốt và ho, chỉ còn bể tiếng nhưng 2 hôm nay cháu ngủ rất nhiều, ngủ cả
ngày vẫn thấy buồn ngủ?
Trả lời: các chỉ số SP02 và nhịp tim
bình thường sẽ không sao. Cứ để cháu ngủ, tắm và ăn uống tốt là được.
Hỏi: F0 có hiện tượng đi
ngoài ngày 3 lần?
Trả lời: uống smecta, antibio và viên kẽm.
Nếu chướng bụng, buồn nôn uống thêm espumisan.
Hỏi: hiện tượng đau họng, sốt,
phát ban toàn thân mà test nhanh âm tính?
Trả lời: chưa chắc do covid, đưa đi viện
để khám và kiểm tra.
Hỏi: F0 đang nuôi con nhỏ 4
tháng, bú mẹ hoàn toàn, xin lời khuyên?
Trả lời: định giờ cho cháu bú, đến giờ
cho bú thì súc họng, rửa mũi sạch, đeo khẩu trang đầy đủ, sang 1 phòng khác gần
nhất không phải phòng cách ly cho cháu bú. Bản thân chịu khó cách ly cháu ra
khi không cần thiết tiếp xúc với cháu nhé.
Hỏi: Nồng độ otilin?
Trả lời: Tất cả mọi người đều dùng được.
Người lớn nồng độ 0,1%; trẻ từ 6 tháng đến 14 tuổi dùng nồng độ 0,05%, trẻ sơ
sinh đến 6 tháng dùng 0,025%.
Hỏi: F0 ngày thứ 6, 17 tuổi
ăn vào chướng bụng?
Trả lời: espumisan 40mg x 25 viên, ngày
6 viên chia 3 lần, uống trước ăn sáng trưa tối.
Hỏi: sau khi test lại âm
tính có cần theo dõi?
Trả lời: vẫn tiếp tục theo dõi SP02
trong 7 ngày tiếp theo, nếu thấy tụt là bị thiếu oxy thầm lặng. Phải báo ngay
cho bác sĩ. Đặc biệt là khi ngồi hoặc nằm ngửa sẽ rất mệt, nhưng khi nằm sấp sẽ
dễ thở SP02 tăng trở lại là báo hiệu nguy hiểm.
Hỏi: nhà 5 người F0, hiện
tượng như cảm cúm, toàn người lớn?
Trả lời: efferagan x 20 viên, sủi, ngày
4 viên, mỗi 6 tiếng 1 viên. Vitamin C, mutivitamin, súc họng, xịt mũi, rửa mũi
theo hướng dẫn. Lưu ý không mua efferagan có codein.
Hỏi: bé F0 2 tuổi xong bị
phế quản, mẹ cho uống kháng sinh drofaxin và halixol bị đi ngoài tiêu chảy, hiện
đang uống men etromina?
Trả lời: dừng hết kháng sinh. Dùng đơn
dành cho bé tiêu chảy hướng dẫn phía trên.
Hỏi: em bị dương tính ngày
qua, hôm nay em bị viêm tuyến sữa dẫn đến tắc sữa. Ngoài rửa mũi, súc họng thì
em uống thêm kháng sinh amoxilin/augmentin để điều trị viêm tuyến sữa được
không?
Trả lời: Được, uống thêm lá bồ công
anh. Augmentin 1g x14 viên, mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần, chườm ấm vùng áp xe.
Chú ý vắt sữa, cho bé bú hoặc hút sữa bằng máy. Phải thông trước.
Hỏi: F0 10 tháng, trước đó
5 ngày bé bị sốt, hết sốt lại bị ho nhất là sáng sớm mới ngủ dậy ho nhiều và có
đờm, em cho con uống prospan không thấy đỡ?
Trả lời: bé sẽ không đỡ đâu, đợi thời
tiết ấm lại sẽ hết triệu chứng đó. Do VA viêm kèm theo covid nên bé chỉ ho nhiều
khi nửa đêm gần sáng. Mẹ để ý không cho bé nằm khi bú và không bú đêm.
Hỏi: F0 đã khỏi bệnh, không
có triệu chứng gì nữa, làm việc dọn dẹp bình thường nhưng lao động nặng thì thở
gấp, hụt hơi, mệt?
Trả lời: ăn uống nhiều vào, vẫn tiếp tục
uống vitamin B1, C, D theo hướng dẫn, có thể uống thêm Kẽm. Tập thể dục nhẹ
nhàng, triệu chứng trên sẽ giảm sau 3-6 tháng.
Hỏi: Hướng dẫn nhỏ rửa mũi
cho em bé( tư thế nằm, ngửa đầu)?
Trả lời: nhỏ Otilin 0,05% x 1 lọ, nhỏ
mũi ngày 3 lần, dùng 5 ngày, sau khi nhỏ, nếu bé khóc bịt miệng cho bé hít vào,
chờ 10 phút -> Xịt nhỏ mũi bằng nước muối ưu trương như Nebial 3%/ Xypenat
2,4% vào mũi, mỗi bên 5-6 nhát, bịt miệng cho bé hít vào sau khi xịt.
Hỏi: Hướng dẫn nhỏ rửa mũi
cho người lớn và các bé lớn trên 8 tuổi?
Trả lời: Otilin 0,05% x 1 lọ, nhỏ mũi
ngày 3 lần, dùng 5 ngày, trước khi rửa mũi 10 phút. Bình rửa mũi SRK x 1 chiếc,
rửa mũi ngày 3-4 lần khi mũi đã thông.
Hỏi: Dì 51 tuổi hôm qua thấy
đau đầu ớn lạnh, test nhanh (+). Sáng nay thấy đau đầu, mỏi người có ho, tiêm
vacxin 3 mũi?
Trả lời: Efferalgan 500mg x 20 viên, uống
1 viên khi sốt trên 38,5 độ đau nhức. Vitamin B1 10mg x 40 viên, mỗi ngày uống
1 lần 4 viên. Vitamin C 0,5g x 20 viên, mỗi ngày uống 1 viên ngày 2 lần.
Vitamin D 2000UI x 10 viên, mỗi ngày uống 1 viên. Otilin 0,05% x 1 lọ, nhỏ mũi
ngày 3 lần, dùng 5 ngày. Bình rửa mũi SRK x 1 chiếc, rửa mũi ngày 4-6 lần. Muối
rửa mũi SRK x 1 hộp 30 gói.
Hỏi: bé F0 10 tháng bị sốt,
ho?
Trả lời: efferalgan 150mg x 10 gói hoặc
viên nhét hậu môn, dùng 1 viên khi sốt trên 38,5 độ. Otilin 0,05% x 1 lọ, nhỏ
mũi ngày 3 lần , dùng 5 ngày. Xypenat 2,4% x 1 hộp, xịt mũi ngày 6-9 lần.
Pediakid 125ml x 1 hộp, mỗi lần uống 5ml, ngày 2 lần, uống 10 ngày. Chườm ấm, tắm
rửa bình thường khi sốt, nhớ tắm nước ấm, làm ấm phòng bé. Cách rửa mũi đã hướng
dẫn ở trên.
Hỏi: Hậu covid?
Trả lời: Hậu covid tính từ khi âm tính
cho đến 6 tháng. Sợ nhất là những người chưa tiêm chủng. Ban đầu không sao, khỏe
rất nhanh, nhưng thiếu oxy thầm lặng và có thể sụp đổ cả hệ thống sau 1 ngày.
Những trường hợp này bị từ ngày 7-14 sau khi mắc covid, và là nguyên nhân tử
vong chính trong đợt dịch tại TP HCM vừa qua. Vì thế những người chưa tiêm
vaccine hoặc tiêm mũi 1 dưới 14 ngày tôi phải kê đơn riêng. Có khoảng 200 triệu
chứng liên quan đến hội chứng hậu covid, đặc biệt là những bệnh nhân đã trải
qua điều trị hồi sức tích cực. Người nhiễm covid 19 nhiều tuần đến nhiều tháng
sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng keo dài
như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim
đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối,...
Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa( ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ
dày, tiêu chảy,...), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban... Người bệnh
trong giai đoạn hậu covid cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như
rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ,
mau quên, không tập trung. Thường xuất hiện tình trạng não sương mù, nhận thức
kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng. Với người có sẵn bệnh
nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn
tính COPD, viêm phế quản mạn tính...khi covid 19 xảy ra trên nền bệnh đó có thể
khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn. Một số người khỏi bệnh sau khi
mắc covid 19 nghiêm trọng có thể gặp phải các ảnh hưởng xấu tới đa cơ quan hoặc
bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm các triệu chứng trong nhiều tuần
hoặc nhiều tháng. Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên,
người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng như tăng men tim
kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, giảm độ lọc cầu thận, rối
loạn chức năng hô hấp (giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi, bất thường
hình ảnh học, xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực) rối loạn chức năng tâm
thất qua siêu âm tim...Những nguyên nhân đó có thể phòng tránh nếu trong quá
trình bị bệnh bạn ăn uống thật tốt, hô hấp tốt, kể cả sau khi khỏi bệnh. Sau
khi khỏi covid 19 người bệnh cần tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện
phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ.
Tập thở: hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã
và nhịp độ tăng lên từng ngày. Tập thể dục: hàng ngày vận động nhẹ nhàng như đi
bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh, nếu tự tập phải
đảm bảo 30 phút hàng ngày. Đi bộ: một nghiên cứu năm 2011 cho thấy người trưởng
thành khỏe mạnh có thể đi bộ khoảng 4.000-18.000 bước/ngày tùy theo yêu cầu.
Tuy nhiên mục tiêu 5.000-10.000 bước/ngày là khá phù hợp cho các bạn sau bị
covid. Dinh dưỡng: nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của
người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau,
trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước uống trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để
bổ sung kali. Bổ sung các loại vi chất do tác hại của bệnh covid 19 nên ăn các
loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hàu, nghêu, sò... Chăm sóc sức
khỏe tinh thần: ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi
người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường. Bọn trẻ con thì sợ nhất là hội
chứng MIS-C. Đó là nỗi kinh hoàng, khó chuẩn đoán, khó điều trị. Nhưng rất may,
cơ thể bọn trẻ rất kỳ diệu. Khi hồi phục là nó khỏi hoàn toàn. Tỷ lệ mặc hậu
covid không cao, tầm 2/100.000 bé. Khi có các triệu chứng sau cần cho bé đi
khám ngay: sốt cao liên tục trên 24h, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, phù
nề niêm mạc miệng-tay-chân, rối loạn tiêu hóa (nôn, đau bụng, tiêu chảy), có thể
gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp... Có nghĩa là sau khi
khỏi bênh rồi, từ tuần tiếp mà gặp các triệu chứng này thì phải cẩn thận. Đi
khám và làm xét nghiệm.
Hỏi: F0 4 ngày, hôm nay
test âm tính rồi có cần cách ly với mn nữa không, khi nào được ra cộng đông?
Trả lời: Cách ly đến 7 ngày, ngày thứ 7
XN 1 lần nữa, nếu âm tính thì Trạm YT cấp giấy hết thời gian cách ly.
Hỏi: F0 72 tuổi, chưa tiêm
mũi nào, hiện đang ở BV dã chiến, ngoài thuốc BV cấp có cần bổ sung gì không?
Trả lời: không, rửa mũi như hướng dẫn
trên gim.
Hỏi: F0 ngày thứ 6, ho ít,
hơi tức ngực nhẹ, sáng nay khạc trong đờm có 1 tý dây đỏ như tia máu?
Trả lời: đừng khạc mà đau họng, trước
khi đánh răng uống nửa cốc nước ấm.
Hỏi: bé trai 6 tháng tuổi,
7,5kg,bị covid ngày thứ 4, hiện tại đã hạ sốt nhưng có đờm trong họng, đêm khó
thở?
Trả lời:
vẫn chỉ rửa mũi, bé bị viêm VA nên nó khò khè. Em làm theo hướng dẫn rửa mũi là
được, chưa cần uống gì thêm.
Hỏi: Em test âm tính sau 6
ngày, giờ chỉ ho đôi tiếng còn lại bình thường, em giờ sinh hoạt chung với gia
đình được chưa?
Trả lời: để an toàn em cứ cách ly 10
ngày hoặc khi xn PCR CT>30.
Hỏi: em tiêm mũi 3 về cách
đây 1 tháng mà cách ngày nó nổi đầy người hiện tượng nhừ mề đay, có ngứa?
Trả lời: em uống 10 ngày liên tục
Loratadine 10mg x 10 viên, mỗi ngày uống 1 viên.
Hỏi: F0 đang ho nhiều có đờm,
có tiền sử hen suyễn.
Trả lời: tuyệt đối không uống thuốc giảm
ho, trước mắt cứ phải có máy khí dung và thuốc khí dung pulmicort.
Hỏi: F0 sốt 39,4 độ uống hạ
sốt không hạ?
Trả lời: nâng nhiệt độ phòng lên 21-22
độ, bé sẽ đỡ sốt, tạm thời lấy máy sấy tóc
sấy chân lưng và chườm khăn ấm vào nách, bẹn, trước gan.
Hỏi: tiêm đủ 2 mũi, F0 thể
nhẹ điều trị 14 ngày test nhanh âm tính 3 lần mà xét nghiệm PCR thì 25 vẫn
dương tính thì có nguy cơ lây nhiễm nữa không?
Trả lời: CT trên 25 vẫn lây nhiễm, có những người dương tận
23 ngày.
Hỏi: F0 bị 7 ngày, 2 hôm
nay gần 7h tối là bị ngứa khắp người?
Trả lời: Loratadine 10mg x 10 viên, mỗi
ngày uống 1 vien, dùng 10 ngày. Sau dịch ba cho đi kiểm tra lại chức năng gan.
Hỏi: sau rửa mũi bao lâu
thì có thể tiến hành test?
Trả lời: sáng mai tỉnh dậy là test
ngay, đã rửa mũi là âm tính.
Hỏi: F0 90 tuổi, không có bệnh
nền, SP02 93%, mạch 83, ho ít, có đờm, mũi xanh?
Trả lời: SP02 93% mà mạch lại 83, khả
năng trơì lạnh mạch ngoại vi co lại. Chị sấy ấm bàn tay và lấy SP02 kẹp vào tay
mình để test lại máy-> Test lại SP02 97%, mạch 80, đơn như sau: tavanic
500mg x 5 viên, mỗi ngày uống 1 viên. Acemuc 100mg x15 gói, mỗi lần uống 1 gói,
ngày 3 lần. Theo dõi tiếp, đo SP02 sau 1h.
Hỏi: Lạm dụng Medrol?
Trả lời: các bác sĩ liên tục cảnh báo
nhưng tình trạng lạm dụng corticoid (medrol) vẫn không đỡ. Medrol có làm giảm sốt
không? Có, vì nó ức chế hệ miễn dịch của cơ thể. Medrol có làm giảm ho không?
Có, vì nó làm bớt phản ứng dị ứng. Medrol có chống viêm, chống sưng nề không?
Có. Tác dụng đúng là có đỡ sốt, đỡ ho, đỡ sưng nề nhưng hậu quả thì vô cùng. Ức
chế hệ miễn dịch khác gì tiếp tay cho virus nhân lên, làm bùng phát tiểu đường,
huyết áp và cả đống tác dụng phụ nguy hiểm khác. Khi bệnh nhân đo SP02 trên 95%
hoặc chưa phải thở oxy nhất quyết không dùng corticoid. Nếu nhỡ uống vài ngày
thì dừng, corticoid cũng không tích lũy lâu trong cơ thể. Nếu uống dài ngày (
trên 7 ngày) thì nên giảm liều từ từ, dừng ngay không tốt. Tuy nhiên, những trường
hợp cần thiết vẫn phải sử dụng để cứu tính mạng BN. Đó là những trường hợp trở
nặng, chưa tiêm chủng, SP02 tụt,...
Hỏi: gần 12 tuổi chưa tiêm,
sáng nay thấy sốt và đau đầu, bắp chân, buồn nôn, test nhanh thì âm tính. Uống
giảm đau hạ sốt rồi. Tối vẫn kêu đau đầu, buồn nôn, sốt 38,3 độ.
Trả lời: cho bé uống giảm đau hạ sốt và
test lại. Có dấu hiệu, triệu chứng của covid -> test lại Lên vạch mờ, chính
xác dương tính.
Hỏi: F0 5 tuổi 20 kg đã âm
tính 5 ngày, sang nay xuất hiện nốt ngứa?
Trả lời: Daleston D x 1 hộp 30ml, mỗi lần
uống 2.5ml, ngày 2 lần, dùng 5 ngày trị mày đay thời tiết.
Hỏi: F0 test sang nay, 2
ngày nay bị đau họng, tối thỉnh thoảng ớn rét. 2 ngày nay uống 8 viên kháng
sinh amoxacin và 3 viên cảm tiffy?
Trả lời: ngừng thuốc vì điều trị sai
phác đồ. Efferalgan 500mg x 20 viên khi sốt trên 38.5 độ, đau nhức. Vitamin B1
10mg x 40 viên, mỗi ngày uống 1 lần 4 viên. Vitamin C 0.5g x 20 viên., mỗi lần
uống 1 viên, ngày 2 lần. Vitamin D 2000UI
10 viên, mỗi ngày uống 1 viên. Otilin 0.05% x 1 lọ, nhỏ mũi ngày 3 lần,
dùng 5 ngày. Bình rửa mũi SRK x 1 hộp 30 gói. Cách rửa mũi như trên gim.
Hỏi: Nguyên nhân ho khan?
Trả lời: Một trong những triệu chứng
khó chịu nhất khi mắc là ho khan. Do nguyên nhân giống hệt các thuốc ức chế men
chuyển (ACE) khác là gây tắc nghẽn đường hô hấp trên và gây ho mạn tính kéo dài
cho người dùng. Virus corona tấn công ức chế men Angiotensin II và làm cho
Bradykinin không chuyển hóa thành Heptapeptide. Chúng ta biết rằng heptapeptide có thể tan trong nước và đào thải
theo đường nước tiểu, nhưng Bradykinin thì không như vậy,nó không tan trong nước
và lắng đọng ở phổi. Chất gây viêm này là tác nhân gây ho khan trên những bệnh
nhân mắc covid. Tỷ lệ gặp ho do thuốc ức chế men chuyển hoặc mắc covid vào khoảng
5-30%. Ho không phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ. Nghĩa là nếu như ai đó đã mẫn
cảm thì có thể bị ho ngay từ lúc mắc. Sau khi đã bị ho, người bệnh cũng không
ho tăng thêm. Những chỉ cần khỏi bệnh từ 3-5 ngày là cơn ho tự hết. Một số trường
hợp ho kéo dài và phải sau 2 tháng mắc bệnh, cơn ho mới chấm dứt hẳn. Do tỷ lệ
biến chứng ho do mắc bệnh covid 19 khá
cao nên không ít trường hợp phải uống “oan” rất nhiều kháng sinh, thuốc ho, xông
họng vì cứ ngỡ bị ho do viêm họng hoặc co thắt phế quản, mà các cơn ho vẫn
không dứt. Đáng ngại hơn, khi bị ho nhiều người bệnh dùng thuốc long đờm khiến
cơn ho ngày càng dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Trong thuốc hạ áp Coversyl sẽ có ho khan, không thuốc
gì làm giảm ho đâu.
Hỏi: F0 ngày thứ 7, hôm qua
test vẫn dương, các triệu chứng đã ổn tuy nhiên có hiện tượng ngủ đến 3h45p thì
đau một nửa đầu bên trái, đau dữ dội, uống 1 viên giảm đau hạ sốt là hết?
Trả lời: Duy trì giảm đau 1 lần / ngày
lúc đau. Bổ sung vitamin 3B x 1 hộp, ngày 4 viên, chia 2 lần. Sau đó hết thời
gian phong tỏa cách ly thì đi khám chuyên khoa thần kinh nếu triệu chứng chưa ổn.
Hỏi: F0 đang dùng acyclovir
được kê vì có tác dụng diệt virus?
Trả lời: ngừng sử dụng vì nó không có
tác dụng trên corona virus, nó chỉ dùng để chữa zona.
Hỏi: Xông diệt covid?
Trả lời: Khuyến cáo mọi người là cân nhắc
kỹ khi xông nhé. Theo y học cổ truyền, xông chỉ có tác dụng trong điều trị cảm
lạnh, không có tác dụng điều trị cúm. Trong nhiễm covid xông gần như không có
tác dụng nào, không cẩn thận còn gây tổn thương thêm đường hô hấp, tạo điều kiện
cho virus xâm nhập. Đặc biệt có thau, xông rất dễ gây mất nước, sẩy thai.
Hỏi: bé nhà em 5 tháng sốt
cao quá, cho uống gì để hạ sốt?
Trả lời: efferalgan 80mg.
Hỏi: vợ chồng em đã dương
tính sau đó âm tính, bé 19 tháng vẫn dương có cần cách ly không?
Trả lời: không cần cách ly giữa chị và
bé vì vừa mắc sẽ không bị lại. Tiếp tục cách ly cả 2 mẹ con sau khi bé âm tính.
Hỏi: bé trai 24 tháng 13kg,
test nhanh dương, chưa có biểu hiện ho
nghẹt mũi. BS cho em hỏi, cháu chưa sổ nghẹt mũi có phải thực hiện xịt rửa mũi
không(cháu không hợp tác khi rửa), cháu uống nước cam, nước dừa và sữa, uống 3-4 quả
cam 1 ngày và ăn đồ lạnh được không ạ?
Trả lời:
Uống nước cam, sữa thoải mái, càng nhiều càng tốt, pha Oresol cho cháu uống
thêm, không nên sử dụng thực phẩm lạnh. Uống thuốc như hướng dẫn cho bé 13kg, xịt
mũi như phần gim.
Hỏi: Bổ sung vitaminD?
Trả lời: Các phác đồ, cách thức điều trị
hiện tại không có gì thay đổi. Một số người phản đối dùng vitamin D. Tuy nhiên,
mọi người nhìn ra trời xem, không 1 chút ánh nắng mặt trời, mọi người bị cách
ly không ra ngoài. Ăn uống không đủ chất, liệu có chút vitamin D nào trong người
không? Vitamin D để làm gì: tăng sức đề kháng, giảm đau mỏi cơ, xương, giảm sự
mệt mỏi, tăng sự vững chắc cho xương, giảm stress. Tất cả những công dụng này
đã được tính toán kỹ càng trước khi xây dựng phác đồ.
Hỏi: em âm tính được 3 ngày
thì có khả năng lây nhiễm cho người nhà không nếu có tiếp xúc không đeo khẩu
trang?
Trả lời: nếu âm tính bằng PCR thì chắc
chắn, còn test nhanh vẫn có thể lây. Có trường hợp test nhanh âm nhưng sau đó
test PCR vẫn dương, CT 21,4. Sau khi test nhanh âm tính, vẫn nên cách ly thêm 7
ngày hoặc khi làm PCR mà CT trên 30.
Hỏi: Em F1 xét nghiệm âm
tính, hằng ngày chăm con gái F0 gián tiếp, thấy đau đầu nhẹ, không ho, không sổ
mũi?
Trả lời: Chị rửa mũi súc họng hàng
ngày, đeo 2 khẩu trang. Nên có 1 áo khoác nắng trùm kín khi vào chăm, chú ý
tóc. Sau khi ra khỏi phòng F0 thì treo áo trước cửa phòng f0, bỏ khẩu trang
ngoài sọt rác, rửa tay chân. Hàng ngày nhớ dùng cồn lau tay nắm cửa, bề mặt gỗ,
thực hiện tốt 5k, uống thêm vitamin C,B1,D.
Theo Bác sỹ Hùng và
Hưng - Bệnh viện Đa Khoa Nghệ An