CHA MẸ THỜI ĐẠI KĨ THUẬT SỐ-LỜI CẢNH BÁO NGHIÊM KHẮC DÀNH CHO CHÚNG TA
Tôi rất mong đông đảo mọi người đọc bài này. Rất nhiều người ngạc
nhiên không hiểu tại sao con mình thông minh, nhận thức tốt mà chán học, chán đọc.
Đơn giản!
Internet, điện thoại, ipad lấy hết sức lực của chúng rồi chứ đâu. Phần
còn lại Tivi nối mạng lấy nốt.
Nhà tôi phòng khách không có tivi, trẻ con cũng không được tự ý dùng
điện thoại của cha mẹ. Đó là nguyên tắc.
CHA MẸ THỜI ĐẠI KĨ THUẬT SỐ-LỜI CẢNH BÁO NGHIÊM KHẮC DÀNH CHO CHÚNG
TA.
Trong vòng 20 năm qua, xét ở phương diện đời sống vật chất, xã hội Việt
Nam đã có quá nhiều thay đổi. Hầu hết các gia đình đều sử dụng điện thoại di động,
thậm chí trang bị cả wifi với đường truyền tốc độc cao. Việc tiếp cận các thiết
bị kĩ thuật số đã trở nên phổ biến. Ở thành phố lớn, mức độ “phủ sóng” và ảnh
hưởng của các thiết bị công nghệ kĩ thuật số như điện thoại, máy tính còn lớn
hơn nhiều.Tuy nhiên, sự thay đổi lớn lao ấy không phải chỉ đem lại những sự thuận
tiện. Là một giáo viên, tôi đã nhận ra điều đó từ rất sớm nhưng những ý nghĩ đó
chỉ được định hình rõ ràng và hệ thống khi tôi đọc cuốn sách “Cha mẹ thời đại
kĩ thuật số” của tác giả Shin Yee Jin (Ehomebooks, ShinYee Jin vừa là bác
sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần trẻ em và Thanh thiếu niên tại bệnh viện
Sererance (Seoul, Hàn Quốc) vừa là giáo sư giảng dạy tại khoa Sức khỏe tâm thần
Trẻ em và Thanh thiếu niên thuộc đại học Y Yonsei. Bà cũng đồng thời là người mẹ
có hai con trai. Bởi thế cuốn sách này có thể coi là nơi đúc kết thành tựu học
thuật và kinh nghiệm “ba trong một” của bà. Nhờ thế cuốn sách tạo cho ta cảm
giác gần gũi, thực tế trong khi không rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm thuần
túy.Cuốn sách đề cập đến rất nhiều nội dung phong phú, tuy nhiên tôi chú ý đến
ba điểm chính: tác động của các thiết bị kĩ thuật số đến sự trưởng thành của trẻ
em, những sai lầm của cha mẹ trong giáo dục sớm và những nguyên tắc cha mẹ cần
tuân thủ trong nuôi dạy con thời đại kĩ thuật số.Tác động của công nghệ kĩ thuật
số tới trẻ emNhững tác động tiêu cực của các thiết bị kĩ thuật số tới trẻ em và
đời sống của trẻ em được tác giả phân tích rất cụ thể. Trong cuốn sách, tác giả
đã chỉ ra và phân tích ảnh hưởng của các thiết bị này ở phạm vi rất rộng từ sự
phát triển của não bộ tới thái độ, cảm xúc, hành vi xã hội của trẻ em.Tác giả
cho rằng tác động lớn nhất của các thiết bị kĩ thuật số là làm cho trẻ bị rối
loạn cảm xúc dẫn đến không kiềm chế được cảm xúc (dễ nóng giận) và không phát
triển được các kĩ năng xã hội trong đó điển hình là kĩ năng giao tiếp, thứ vốn
sử dụng cảm xúc và ngôn ngữ làm phương tiện chủ yếu.Shin Yee Jin gọi các thiết
bị công nghệ kĩ thuật số này là “thuốc gây nghiện” mà một khi trẻ em đã “dính
vào” thì chúng sẽ “có khả năng gây nghiện vô cùng mạnh mẽ tới mức không thể dứt
ra được”. Hậu quả cuối cùng của căn bệnh nghiện thiết bị kĩ thuật số này là tạo
ra những trẻ em “trưởng thành giả”. Đó là những trẻ em có sự tăng trưởng tốt về
thể chất nhưng không có tâm hồn khỏe mạnh, “trẻ em phát triển vượt trội về mặt
thể chất nhưng lại thiếu trưởng thành trong suy nghĩ, dễ bị kích động và luôn ẩn
chứa những hành động thiếu lễ độ và thiếu nhận thức”.Những đứa trẻ trưởng thành
giả đó, theo Shin Yee Jin, tất yếu sẽ gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống
vì chúng sẽ “không thể vui vẻ hòa đồng với mọi người xung quanh” và “thường
xuyên bốc đồng và bạo lực”. Theo đó, những trẻ này cũng sẽ không có tinh thần độc
lập tự chủ. Những sai lầm của cha mẹ trong giáo dục sớmTrong khoảng một
hai thập kỉ trở lại đây, “giáo dục sớm” đã trở thành cụm từ có sức hấp dẫn khủng
khiếp đối với các bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ trẻ. Những tiến bộ trong khoa học
về não bộ cùng môi trường cạnh tranh ngoài xã hội ngày càng khắc nghiệt càng
làm cho mối quan tâm của cha mẹ đối với “giáo dục sớm” thêm… nóng bỏng. Tuy
nhiên, nếu bình tĩnh suy xét, chúng ta sẽ thấy chính “giáo dục sớm” cũng là một
trong những cụm từ bị lạm dụng nhiều nhất và hiểu sai nhiều nhất.Trong làn sóng
ấy, phụ huynh ở Hàn Quốc cũng bị cuốn theo. Shin Yee Jin cho rằng chính giáo dục
sớm sai lầm đã góp phần tạo nên những đứa trẻ “trưởng thành giả”. Một trong những
sai lầm lớn nhất của phụ huynh khi tiến hành giáo dục sớm cho con là lạm dụng
các phương tiện kĩ thuật số. Các phụ huynh đã sử dụng “điện thoại hay máy tính
bảng thông minh” cho trẻ học thay cho “những lời dạy bảo trẻ một cách ân cần”.
Hậu quả là “trẻ có những phản ứng quá khích, dẫn tới việc va chạm, xích mích với
mọi người xung quanh” thậm chí dẫn đến “có xu hướng sa đà, chìm đắm vào các thiết
bị điện tử”. Theo Shin Yee Shin, đứng đầu bảng trong các thiết bị kĩ thuật số
gây hại cho trẻ là tivi (bao gồm cả băng đĩa hình), máy vi tính, điện thoại
thông minh và máy tính bảng. Cơ chế “hấp dẫn” từ đó “gây nghiện” và gây hại cho
trẻ em của các thiết bị kĩ thuật số được bà lý giải rất dễ hiểu: “Các thiết bị
công nghệ kĩ thuật số có thể làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ nhỏ với chỉ một nút
“play” của các video clip, một cú nhấn chuột, một động tác chạm màn hình của điện
thoại thông minh. Trẻ nhỏ không mất đến một vài giây để xem các nhân vật yêu
thích, những hình ảnh chuyển động biến hóa, những gam màu sắc nét, những âm
thanh sống động đồng loạt xuất hiện.”Đấy là điều nhìn thấy, còn ở phía trong bộ
não của trẻ thật sự đang diễn ra chuyện gì? Phân tích tiếp theo đây của Shin
Yee Jin có thể sẽ khiến người lớn chúng ta hoảng sợ. Bà cho rằng việc cho trẻ
tiếp xúc nhiều với thiết bị công nghệ kĩ thuật số sẽ làm cho trẻ bị mắc chứng
“popcorn brain”. Theo Shin Yee Jin, “Popcorn brain là thuật ngữ mô tả tình trạng
bộ não trẻ đã quen với tivi, máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…
nhưng lại không có phản ứng và trở nên vô cảm trước những kích thích trong sinh
hoạt hằng ngày ít gây ấn tượng hơn”. Lạm dụng các phương tiện kĩ thuật số khiến
não bộ của trẻ bị tổn hại. Lý do chính là vì “Não bộ ở trong trạng thái popcorn
brain, theo thời gian, sẽ chỉ tìm đến những điều có xu hướng bạo lực, kích động,
nhanh nhạy và ấn tượng hơn nữa”.Làm cha mẹ thế nào trong thời đại kĩ thuật số?Tác
hại của các phương tiện kĩ thuật số đã rõ nhưng cha mẹ phải làm thế nào để ngăn
ngừa tác hại của chúng?Việc loại bỏ tất cả các thiết bị công nghệ kĩ thuật số
ra khỏi cuộc sống gia đình và không cho trẻ em tiếp xúc trong bối cảnh xã hội
ngày nay là bất khả. Vậy chúng ta phải làm thế nào? Trong cuốn sách, tác giả
Shin Yee Jin đã đưa ra một phương án cho các bậc phụ huynh có tên “Bảo vệ trẻ bằng
phương pháp giáo dục kĩ thuật số thông minh”. Bản chất của phương pháp này là
“vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa những điều có thể và không thể khi sử dụng
các thiết bị công nghệ kĩ thuật số”. Để thực hiện được phương pháp này thì điều
tiên quyết là “cha mẹ có thể tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc chấp thuận hoặc
ngăn chặn đúng đối tượng, nhượng bộ đúng lúc nhưng cũng khiển trách đúng chỗ”.Tác
giả đề xướng “7 nguyên tắc nuôi dạy con theo phương pháp kĩ thuật số mà cha mẹ
thông minh cần phải biết”. 7 nguyên tắc đó theo thứ tự là:1. Mua “khi nào”quan
trọng hơn là mua “cái gì”2. “Nội dung” quan trọng hơn “thời gian”3. Ngay từ đầu
phải đặt ra các hình phạt rõ ràng nếu như trẻ không giữ đúng lời hứa.4. Giải
thích cặn kẽ lí do của việc đặt ra các quy tắc5. Cha mẹ và con cái hãy luôn
chia sẻ với nhau về những trải nghiệm kĩ thuật số6. Cả gia đình phải đồng lòng
tham gia7. Nếu cha mẹ không kiểm soát được tình hình, hãy nhờ sự trợ giúp của
các chuyên gia.Ở mỗi nguyên tắc, tác giả đều giải thích cặn kẽ và phân tích những
khả năng có thể phạm sai lầm. Đấy là những lời khuyên hữu ích cho các bậc phụ
huynh.Khi nhìn lại quá trình phát triển và hiện trạng nước mình, các nhà giáo dục
ở các nước phát triển ở châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản đều tỏ ra luyến tiếc những
giá trị tốt đẹp đã biến mất, thoái hóa hoặc là lo ngại trước các hiện tượng hậu
công nghiệp trong xã hội tiêu dùng. Đời sống bị “ô nhiễm” bởi các phương tiện
kĩ thuật số là một hiện tượng như thế. Những gì tác giả Shin Yee Jin nêu ra và
trình bày trong cuốn sách này cũng khá trùng khớp với những gì tôi đọc thấy và
quan sát thấy khi sống ở Nhật Bản. Công nghệ kĩ thuật số đã làm cho cuộc sống
con người hiện đại trở nên tiện lợi hơn và hiệu suất công việc cao hơn nhưng
cái giá phải trả về mặt tâm lý-xã hội cũng không hề rẻ. Số lượng và tỉ lệ những
thanh niên nghiện game, internet, bị rối loạn tâm thần do chịu tác động bởi các
phương tiện kĩ thuật số đang tăng lên chóng mặt. Đấy là một hiện thực mà chúng
ta, các phụ huynh Việt Nam đáng phải lưu tâm.
st