TA KHÔNG BIẾT
Hai thầy trò kia đang đi bộ xuyên rừng để đến một ngôi làng gần đó khất
thực. Người học trò lém lỉnh nhưng hay tò mò, cứ đi một đoạn lại hỏi thầy:
- "Thầy ơi, sao suối lại chảy ạ?"
Người thầy đáp: "Ta không biết."
Đi đến hai hàng cây, một bên vàng, một bên xanh, cậu học trò lại hỏi
tiếp:
"Thầy ơi, sao lá cây này vàng mà lá cây này xanh ạ?"
Người thầy vẫn nhẫn nại, đáp: "Ta không biết."
Cậu ta cau mày, nhưng đoạn nữa, vẫn vui tươi và hồn nhiên hỏi tiếp:
"Thầy ơi, sao con chim này hót kiểu này, mà con lại nghe con kia nó hót kiểu
khác?"
Người thầy mỉm cười, nhẫn nại: "Ta không biết."
Quãng đường xuyên rừng cả vài cây số, mà cậu ta hỏi đến cả trăm câu,
mà câu nào, thầy cũng đáp không biết. Mệt và chán thầy quá, cậu ta chẳng thèm hỏi
nữa. Giữa thầy và trò, nay chỉ còn lại sự im ắng bao phủ lấy bao âm thanh và sắc
hương của núi rừng.
Chúng ta thấy đấy, với những người luôn mải tò mò bên ngoài, luôn mải
tìm kiếm đáp án, thì nếu bạn càng cho họ đáp án chữ nghĩa, bạn chỉ đang gián tiếp
khiến họ lười cảm nhận và lắng nghe mọi thứ trong sáng. Người thầy trên không
thỏa mãn sự tò mò của người học trò. Ngài nhẫn nại. Ngài biết cậu ta chỉ là thiếu
chút kiên trì quan sát lặng lẽ mà thôi.
Tại sao chúng ta cứ muốn người khác trả lời thay cho những lăn tăn bên
trong mình. Không ai có thể trả lời thay cho những vấn đề cứ khởi lên bên trong
bạn. Người thầy đáp "ta không biết" để "chặt đứt" ý muốn tò
mò mà cậu học trò dính mắc. Và khi cậu học liên tục không được thầy thỏa mãn những
ý muốn bên trong cậu, cậu tự khắc quay về mình. Cậu không còn muốn hỏi thêm nữa.
Đó là khởi đầu của tỉnh thức.
Con người nghiễm tưởng mọi thứ đều có thể lý giải bằng đầu óc, bằng
logic, bằng tư duy. Thế nhưng, sự thật không thể thấy trong ngôn từ. Không thể
thấy trong những định nghĩa, lý giải từ đầu óc.
Cái thấy luôn vô ngôn. Những dính mắc thường chứa ngôn từ trong đó.
st