5 CÁCH GIÚP BẠN DUY TRÌ TƯ DUY TÍCH CỰC
Thực trạng xã hội hiện nay, chúng ta có thể thấy, những việc tốt, người
tốt thường rất ít được chia sẻ. Nhưng những điều xấu, tiêu cực lại tràn lan khắp
mạng xã hội. Điều đó ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực của mọi người mà họ
thường không biết. Vậy làm sao để thay đổi cách nghĩ tiêu cực và tạo lập tư duy
tích cực?
Dưới đây là 5 cách giúp bạn sống tích cực hơn:
1. Đừng nhân rộng tiêu cực
Nếu chúng ta để ý, tất cả những câu chuyện tán gẫu đều là bàn tán những
điều tiêu cực của những người vắng mặt. Và bản thân chúng ta, khi ngồi vào một
cuộc tán gẫu như vậy, chúng ta cũng đi theo xu hướng đó mà không hay.
Những câu chuyện đó thì chẳng biết thực hư như thế nào. Tất cả chỉ là
những phỏng đoán của người nói. Nhưng khi nhiều người bàn tán, thì chuyện chưa
chắc đúng sẽ trở thành đúng. Chuyện chưa đến nỗi tệ, thì sẽ trở nên quá tệ.
Như vậy, chúng ta vô tình đã nhân rộng những điều tiêu cực. Luật nhân
quả khi cho đi sự tiêu cực, chúng ta cũng sẽ nhận lại sự tiêu cực.
Có khi những tiêu cực đó là những lời nói xấu từ người khác. Cũng có
khi đó lại là những tiêu cực tự xuất hiện trong đầu của mình. Nhìn ai đó, hay
điều gì cũng chỉ chú ý đến những điều tiêu cực trước. Tư duy tích cực dần mất
đi.
Muốn bắt đầu làm ăn thường nghĩ tới thất bại, muốn khởi nghiệp thì chỉ
nghĩ tới phá sản, gặp khó khăn thì chỉ thấy bế tắc, chán nản,…
Vì vậy những người thành công thường nói về những ý tưởng tuyệt vời.
Còn những người thất bại chỉ nói về những thứ tiêu cực.
2. Tìm mặt tốt của vấn đề với
tư duy tích cực
Mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống đều có 2 mặt, không bao giờ chỉ có
sự tiêu cực trong một vấn đề nào đó.
Ví dụ khi bạn sản xuất ra một chiếc ô tô. Sau khi đưa ra thị trường bị
khách hàng chê xấu, chỗ này dỏm, chỗ kia lỗi thời. Nếu như một người tiêu cực
thì sẽ nghĩ rằng: “thôi tiêu rồi, người ta chê thế này thì chắc sẽ phá sản mất
thôi”. Nhưng nếu là một người có tư duy tích cực thì sẽ nghĩ rằng: “à! khách
hàng đã đóng góp rất nhiều ý tưởng hay cho công ty để cải thiện sản phẩm”…
Người xưa đã có câu: “Không có nghịch cảnh lấy gì mà tu”. Câu nói này
không chỉ đúng trong việc tu hành, mà còn đúng cả trong cuộc sống. Không có khó
khăn, thì làm sao bạn có được sự mạnh mẽ, trưởng thành.
3. Ngưng tạo ra bế tắc
Có một điều nghịch lý là khi chúng ta muốn giải quyết vấn đề nhưng đa
số lại khiến vấn đề đó đi vào bế tắc. Khi gặp điều gì đó khó khăn mà chưa từng
gặp phải, chúng ta thường có xu hướng nghĩ ngay rằng: “Cái này mình làm không
được”. Chỉ cần suy nghĩ đó xuất hiện, thì lập tức ngay sau đó sẽ xuất hiện nhiều
lý luận củng cố cho suy nghĩ đó. Và chúng ta sẽ tin chắc là không làm được.
Còn một người tư duy tích cực thì lại nghĩ rằng làm thế nào để giải
quyết việc này? Dù không biết có thể giải quyết được hay không. Nhưng chí ít bạn
cũng đang có ý muốn giải quyết vấn đề chứ không phải tự làm vấn đề trở nên bế tắc.
Vì vậy, khi chúng ta gặp phải vấn đề gì trong cuộc sống. Thay vì nghĩ
rằng sẽ không giải quyết được, chúng ta nên tập suy nghĩ rằng làm cách nào, làm
thế nào để giải quyết.
4. Tự tạo môi trường tư duy
tích cực
Con người vẫn luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Vì vậy,
chúng ta khó mà có thể sống tích cực được khi mà xoay quanh chúng ta toàn là những
điều tiêu cực.
Chúng ta cần biết loại bỏ những luồng thông tin tiêu cực. Đừng nhận sự
chỉ trích, chê bai quá nhiều. Những thông tin đó, không làm chúng ta phát triển
được bản thân và công việc chút nào. Ngược lại, chúng còn khiến chúng ta trở
nên tiêu cực hơn.
Những thông tin chúng ta cần tiếp cận là thông tin có thể giúp chúng
ta cải thiện bản thân, phát triển bản thân và luôn có cái nhìn tích cực, tư duy
tích cực. Ngoài ra, việc loại bỏ những điều tiêu cực sẽ giúp ta có thêm thời
gian để học tập và làm những điều có ích hơn.
5. Vừa chừng để nhanh hơn
Khi chúng ta làm việc gì mà trong lòng nôn nóng làm cho nhanh sẽ gây
ra những cảm giác áp lực, khó chịu dần dẫn đến tiêu cực khi gặp trở ngại.
Điều này không có nghĩa là chúng ta cứ từ từ, chậm chạp. Mà điều cần ở
đây chính là chúng ta phải tránh thái độ gấp gáp. Người chậm thì không làm được
việc, nhưng người nôn nóng sẽ còn tệ hơn vì sẽ làm hỏng việc.
Chúng ta phải không ngừng phấn đấu, nhưng phải biết lựa theo sức lực của
mình. Làm việc quá sức sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm. Điều quan trọng là
vừa sức, không lười biếng nhưng cũng không nóng vội.
Nếu buộc phải chinh phục 1000km mà không có phương tiện nào khác, thì
chúng ta nên chọn đi bộ thay vì chạy. Vì nếu chạy, chúng ta sẽ ngất xỉu khi
chưa chạy được tới 100km.
Như vậy, bài viết đã đưa ra 5 cách để bạn luôn giữ cho mình được tư
duy tích cực. Hãy luôn rèn luyện bản thân trong công việc cũng như cuộc sống để
mọi thứ bớt tiêu cực hơn. Chúc cuộc sống của bạn sẽ toàn là những điều tích cực!
ST