TINH HOA GIÁO DỤC 7 (TIẾP THEO VÀ HẾT)
GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ TRONG
BỮA ĂN VÀ BÀI HỌC LÀM NGƯỜI
V. GIAI ĐOẠN TỪ 15 ĐẾN 21 TUỔI,
NHỮNG BÀI HỌC LIÊN QUAN ĐẾN TRÍ HIỂU BIẾT
Giai đoạn 15 đến 21 tuổi, lúc này tư duy của con người bắt đầu phát
triển mạnh mẽ, trí khám phá hiểu biết về thế giới gia tăng. Do đó bài học trên
bàn ăn lúc này cũng nên bước sang một chương trình mới, cao hơn, phức tạp hơn,
rộng hơn và liên quan đến lý trí, sự hiểu biết nhiều hơn, nhằm mục đích phù hợp
với sự phát triển qua từng giai đoạn của con người. Đầu tiên những bài học cần
biết về thức ăn, nguồn dưỡng chất quan trọng trực tiếp đưa vào cơ thể để nuôi sống
bạn hằng ngày.
Bài học thứ nhất, số người chết vì ăn ngày một nhiều hơn người chết vì
đói, nên cần nghiêm túc tìm hiểu lại kiến thức về nhiều khía cạnh ở cả phương
Tây lẫn phương Đông, đặc biệt cần trang bị cho trẻ ít nhiều kiến thức về thực
dưỡng. Trẻ em ngày nay hầu hết được đến trường và với hàng chục bộ môn khác
nhau, các em được nhồi nhét bao nhiêu kiến thức trên trời dưới đất.
Chẳng hạn, ở môn Hóa các em phải học thuộc nhiều công thức hóa học,
tên các nguyên tử, phân tử, bảng “Hóa trị các nguyên tố hóa học”. Nhưng liệu có
ích gì khi “bài Hóa học đầu đời” trẻ cần được học lại không được dạy, như uống
nước gì, uống thế nào cho tốt, ăn gì và không nên ăn gì, đồ ăn nước uống có trước
cổng trường nên ăn hay cần tránh xa. Những điều này mới thực sự cần thiết và cần
ưu tiên cho các em biết trước hết. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người, sức
khỏe, hạnh phúc của mỗi người, gần gũi với đời sống, ngay lập tức được áp dụng
trên chính bản thân. Do đó các em thấy được sự hữu ích và ý nghĩa của việc học,
tạo thêm hứng thú kích thích tự chiếm lĩnh tri thức.
Do đó, đối với việc ăn uống sao cho an toàn, tinh sạch, đủ chất dinh
dưỡng và đảm bảo sức khỏe con người, cần theo sát ba yếu tố chính sau đây:
Ngành Công nghiệp vì lợi nhuận thịt, cá, trứng, sữa và đường mà chúng
ta đã chịu ảnh hưởng bởi phương Tây trong quá trình bành trướng chủ nghĩa thực
dân, đế quốc, đã gây hại đến sức khỏe của trái đất, gây ra nhiều bệnh tật cho
thân thể và làm thui chột phần trí tuệ tâm linh của chúng ta. Ngày nay, cần suy
ngẫm lại việc quay về với lối ăn cổ truyền, thực phẩm cho con người ngũ cốc
nguyên hạt, rau, củ, quả và hải sản.
Thức ăn gần gũi với tự nhiên, càng gần với hiện trạng ban đầu càng tốt,
sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ. Trong quá trình sơ chế và chế biến việc tối giản phụ
gia, gia vị, các hóa phẩm, chất bảo quản trong thức ăn càng ít càng tốt.
Thức ăn cần hài hòa được hai lực âm dương trong cơ thể, ăn quá âm hoặc
quá dương sẽ gây nên sự mất cân bằng từ đó sinh ra bệnh. Nghe có vẻ khó hiểu với
nhiều người, đặc biệt với người phương Tây, nhưng cũng đã bị người phương Đông
đánh mất dần đi trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên gần đây phương pháp thực dưỡng
của George Ohsawa người Nhật Bản đang khôi phục lại được lối ăn cổ truyền, bạn
hãy tự tìm hiểu và tìm lối đi cho riêng mình.
Ăn thực dưỡng và ăn theo nguyên lý cân bằng âm dương là xu hướng chung
mà trên con đường tiến hóa con người sẽ tiến đến.
Bài học thứ hai, trong thức ăn có ba đặc tính khác nhau tĩnh, động và
điều hòa. Những yếu tố này khi vào cơ thể thông qua thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe, tâm tính, trí tuệ của mỗi người nên cần hiểu biết nhất định
để dung nạp vào cơ thể một cách có chủ đích.
Đặc tính của yếu tố tĩnh là tiêu cực, u mê. Khi yếu tố này chiếm ưu thế
trong thân xác thì bạn thường cảm thấy lười biếng, mệt mỏi và buồn ngủ. Những
thực phẩm có tính chất này nằm trong thức ăn hàng ngày như rượu bia, dưa cải muối,
thực phẩm sấy khô,… tạo nên sự nặng nề trong thể xác khiến bạn u mê, chỉ thúc dục
các ham muốn hạ thể.
Yếu tố động hay cảm xúc nhất thời khi nó chiếm ưu thế trong cơ thể thì
chúng ta cảm thấy linh hoạt, hiếu động, sôi nổi, kích thích thân thể. Những thực
phẩm có tính động như thịt cá, tỏi, ớt, cam, dương vật động vật,... Ngoài ra,
ngày nay thực phẩm công nghiệp có mặt tràn lan khắp mọi nơi, đặc điểm chung của
những thực phẩm này là có nhiều hóa chất và phẩm màu, tất cả những thứ đó làm
kích thích cảm giác, tăng cường ham muốn nhục dục trở nên thái quá.
Đặc tính thứ ba điều hòa hay quân bình, mang đến sự cân bằng không quá
thiên lệch về bên nào giữa hai trạng thái động và tĩnh. Đây là yếu tố mà con
người nên hướng đến và có trong các thức ăn như ngũ cốc, rau củ, trái cây.
Cung cấp dạng thức ăn như thế nào trong bữa ăn sẽ ảnh hưởng tới sự
phát triển cơ thể, tâm sinh lý của bạn nói chung và có ảnh hưởng trực tiếp đến
ham muốn nhục dục nói riêng. Đây có thể là kiến thức mới lạ với nhiều người,
nhưng bạn cần hiểu biết các động lực có trong thức ăn để điều chỉnh hợp lý, hiểu
mình đang ăn gì và đồ ăn đó ảnh hưởng thế nào đến cơ thể.
Bài học thứ ba, thực vật cũng là sinh vật có “cảm xúc” và chúng tình
nguyện làm thức ăn cho chúng ta. Chúng cũng có cảm nhận, tuy nhiên vì tần số
rung động thấp hơn chúng ta rất nhiều nên đối với người bình thường khó có thể
nhận biết được. Chúng cũng có mong muốn được đi lên, yêu thương, quan tâm, trò
chuyện, được tiến hóa như con người. Nên khi nấu ăn người nào biết tập trung
vào thứ mình đang làm, chế biến món ăn bằng tất cả tình yêu trong trái tim, bằng
sự biết ơn. Thức ăn sẽ ngon, sinh động, có nhiều năng lượng tích cực hơn. Khi bạn
ăn, chúng sẽ rất vui và nguồn năng lượng dồi dào lại được thân thể bạn dung nạp
và hấp thụ. Cho nên, khi bạn nấu ăn cần chú ý ba việc sau đây.
Nói lời yêu thương đến thức ăn: “Tôi yêu bạn, cảm ơn bạn, cảm ơn sự sống
trên Trái Đất đã nuôi dưỡng tôi.”
Cầu nguyện để thanh tẩy thức ăn trở nên tinh sạch, không còn bị nhiễm
trược nữa.
Chúc Phước lành: “Mong bạn mau chóng được tiến hóa, về với ánh sáng với
tình yêu.”
Trong phạm vi hoạt động, tương tác giữa con người nhằm mục đích giáo dục,
bất kỳ giá trị nào người hướng dẫn muốn trao truyền đều phải là giá trị đã thấm
nhuần trong chính con người đó. Trước khi cố gắng dạy cho trẻ những điều bổ
ích, bạn cần là người học hỏi và thay đổi. Bản thân miếng ăn có ý nghĩa thực tiễn,
ăn để no và nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống. Nhưng với con người, không chỉ
mang ý nghĩa cốt để no dạ mà còn thể hiện nét văn hóa, nét tu dưỡng của đạo làm
người.
Trần
Huy Toàn