TINH HOA GIÁO DỤC 7 (TIẾP THEO)
GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ TRONG
BỮA ĂN VÀ BÀI HỌC LÀM NGƯỜI
II. GIAI ĐOẠN ĂN DẶM CHỈ HUY TỪ
8 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI
Ăn dặm chỉ huy là phương pháp khuyến khích bé tự quyết, do đó đòi hỏi
bố mẹ tôn trọng quyết định của con. Mức độ tự lập đã cao hơn đáng kể so với
giai đoạn từ 6 đến 7 tháng, vì đến giai đoạn này bố mẹ không đút cho trẻ ăn nữa,
hãy để trẻ tự ăn, mặc dù sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng và là bữa ăn chính
trong giai đoạn này.
Sẽ có ba giai đoạn ăn dặm tự chỉ huy, do đó việc chế biến thức ăn hay
việc cắt thức ăn thế nào, hình thù ra sao cũng thay đổi theo từng giai đoạn để
bé phát triển vị giác cũng như kỹ năng nhai, phát triển cơ hàm:
Giai đoạn bé tập các kỹ năng: Mẹ nên cắt thức ăn thành các thanh dài,
tròn, cũng có thể tạo răng cưa để bé cầm dễ dàng hơn. Hai tuần đầu tiên của
tháng thứ 8, buổi sáng và buổi trưa để con tự ăn, đến buổi tối mẹ đút cho trẻ.
Sau khi hai tuần kết thúc, từ đây trở về sau bố mẹ hãy để con tự ăn.
Giai đoạn phát triển các kỹ năng: Thức ăn mẹ nên cắt nhỏ với nhiều
hình dạng khác nhau, để bé có thể học được cách bốc thức ăn cho vào miệng. Giới
thiệu đến bé cách dùng thìa, đũa trong bữa ăn.
Giai đoạn hoàn thiện các kỹ năng: Đây là giai đoạn giúp bé cầm thìa,
dĩa một cách thành thạo, bé sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Bé hoàn
thiện kỹ năng, nhai, nuốt như một người bình thường. Những nguyên tắc áp dụng
phương pháp ăn dặm tự chỉ huy Về thức ăn:
Tuy món ăn chọn theo sở thích của bé, nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thức ăn cũng cần phù hợp với độ tuổi, để đảm bảo cơ thể bé có thể hấp
thụ tốt nhất chất dinh dưỡng.
Mẹ có thể linh hoạt cắt thức ăn thành sợi hay hình que ngắn, để bé dễ
ăn hơn.
Không cho thêm gia vị vào thức ăn, không sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp
và có chất bảo quản, điều này không tốt cho cơ thể vật lý của bé.
Về cách ăn:
Tốt nhất mẹ nên cho bé ngồi trên ghế tập ăn với tư thế thẳng lưng, mặt
quay về phía bàn ăn, hạn chế bé di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
Để bé làm quen và tự lập với việc ăn uống, mẹ chỉ nên là người cung cấp
thức ăn chứ không phải người cho bé ăn.
Cho bé ăn dặm chỉ huy khi tỉnh táo và không quấy khóc. Không tivi,
không điện thoại, không Ipad hay đồ chơi, điều này giúp bé tập trung khi ăn.
Không khiến bé rối trí khi ăn bằng những hành động thúc ép.
Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý để hành trình ăn dặm đạt kết quả
cao nhất.
Với các bé mới tập ăn dặm, mẹ nên chọn các loại rau củ quả dễ tiêu
hóa, có thể cắt thành thanh dài cho bé dễ cầm nắm. Lưu ý chỉ nên hấp, hoặc luộc
mềm vừa phải để bé không bóp nát thực phẩm. Trong giai đoạn mới này, mẹ không
nên cho bé ăn các loại thực phẩm có hạt như đậu đũa sẽ dễ làm bé bị nghẹn, hóc.
Khoai lang và khoai tây cũng chưa thích hợp cho bé mới tập ăn dặm. Nếu muốn, mẹ
có thể để dành món khoai lại cho đến khi bé được 7 đến 8 tháng tuổi.
Không buộc bé ăn những món mà bé không thích hay ép trẻ ăn nhiều hơn
so với mong muốn của bé. Việc áp dụng phương pháp ăn dặm cho bé trong giai đoạn
này giúp con được chủ động trong việc ăn uống, con ăn gì, như thế nào, ăn bao
nhiêu, bé có thể hoàn toàn tự lập trong việc này. Ngoài ra, bé sẽ được thưởng
thức các loại thức ăn nhiều màu sắc, hình dạng cũng như bé được tự tay cầm, nắm
thức ăn, bé phát triển được vị giác, xúc giác. Với phương pháp ăn dặm này, bạn
sẽ không thấy nước mắt trên má mỗi khi bé ăn, hay sẽ không vất vả phải nghĩ ra
biết bao nhiêu trò dụ dỗ cho xem ti vi, điện thoại, quát mắng, phỉnh lừa trong
việc ép bé ăn.
Mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bị món ăn cho bé? Với phương pháp ăn
dặm chỉ huy, mẹ sẽ chỉ mất khoảng 20 phút để chế biến một món ăn dặm. Từ việc
chuẩn bị thực phẩm, sơ chế, nấu ăn cho tới việc dọn dẹp, còn thời gian cho mỗi
bữa ăn dao động trong khoảng 30 phút.
Mẹ hãy luôn nhớ rằng, để hành trình ăn dặm thành công, mẹ cần tôn trọng
bé, hãy cho bé ăn một cách chủ động và ăn theo nhu cầu của bé, không nên ép bé
ăn nếu bé không muốn. Để cải thiện kỹ năng của bé, mẹ nên thay đổi thực đơn ăn
dặm, thay đổi đồ thô của thức ăn, hình dạng thức ăn. Hãy tìm hiểu tới các biện
pháp, kỹ năng xử lý tình huống của bé khi bị hóc thức ăn. Trong suốt hành trình
ăn dặm của bé, mẹ nên duy trì việc cho bé bú sữa mẹ suốt 2 năm đầu đời. Hãy
luôn nhớ rằng, ăn dặm chỉ là các bữa ăn phụ. Đây là giai đoạn bé làm quen với
các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ và tiếp cận với cách tự lập, hoàn thiện
các kỹ năng ăn uống cơ bản của mình.
Đây cái sườn chung cho mọi người tham khảo, điều quan trọng là hãy lắng
nghe, quan sát con mình. Hãy thuận theo đứa trẻ, chứ không thể áp dụng một
cách, một phương pháp cho tất cả mọi đứa trẻ được.
Trần
Huy Toàn