GALILEO BỊ BUỘC PHẢI XIN LỖI
Một người bình thường là một người như thế nào? Phật bình thường,
Pythagoras bình thường, bởi vì họ tự nhiên, do đó họ bình thường. Nhưng từ
‘bình thường’ cũng có một nghĩa khác: nó xuất phát từ trung bình. Bình thường
trong ngôn ngữ thông thường có nghĩa là trung bình. Vậy thì Phật bất bình thường
vì ngài không phải trung bình, ngài không phải là chuẩn mực. Pythagoras cũng bất
bình thường. Và hàng triệu người bình thường không bình thường chút nào, bởi vì
họ không tự nhiên. Họ chiếm đa số nhưng chân lý không cần phiếu bầu. Chân lý
không phụ thuộc vào phiếu bầu.
Galileo đơn độc khi ông nói rằng trái đất chuyển động quanh mặt trời
chứ không phải là ngược lại. Cả thế giới đã tin trong nhiều thiên niên kỷ rằng
mặt trời quay quanh trái đất. Và trong văn chương, thói quen cũ vẫn tồn tại: mặt
trời mọc, mặt trời lặn… Và tôi nghĩ điều này sẽ còn kéo dài. Mặt trời không bao
giờ mọc và không bao giờ lặn, mặt trời đứng yên đó chỉ có chúng ta đi vòng
quanh nó.
Khi Galileo nói điều đó lần đầu tiên, tất nhiên nhà thờ và nhà nước bị
xúc phạm. Ông ta bị buộc phải ra tòa và bị nhà thờ yêu cầu xin lỗi, bởi vì “Làm
thế nào ông có thể dám? Hàng triệu người đã từng và sẽ mãi mãi tin điều ngược lại.
Làm thế nào mà đa số có thể sai và một mình ông đúng? Ông có điên không? Ông là
loại người ích kỷ nào?"
Galileo hẳn là một người thật đẹp và khỏe mạnh. Ông nói, “Được rồi,
tôi xin lỗi. Nhưng lời xin lỗi của tôi sẽ không tạo ra nhiều sự khác biệt -
trái đất sẽ vẫn quay quanh mặt trời. Lời xin lỗi của tôi sẽ không có gì khác biệt.
Tôi có thể xin lỗi. Tôi có thể nói, 'Mặt trời quay quanh trái đất,' nhưng hãy để
tôi nhắc các ông, điều này sẽ không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào. Mọi thứ sẽ
vẫn như hiện tại”.
Ông bị họ nói thế này, "Làm thế nào mà đa số có thể sai chứ?"
Nhưng chân lý không được quyết định bằng việc bỏ phiếu. Nó không phải
là vấn đề có bao nhiêu người tin. Nó luôn luôn là một kinh nghiệm cá nhân.
Pythagoras biết điều đó - ông ấy đã trải qua điều đó. Sự hiểu biết phụ thuộc
vào kinh nghiệm của ông ta, không phải vào phiếu bầu của đám đông. Chân lý
không thể được quyết định một cách dân chủ. Chân lý là quý tộc, bởi vì nó được
dựa trên và bắt nguồn từ kinh nghiệm cá nhân; chân lý không thuộc về đám đông
và bầy đàn.
-ST-