TINH HOA GIÁO DỤC 29 (PHẦN 4)
MUỐN PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NÊN THUẬN THEO QUY LUẬT ÂM DƯƠNG
IV. ÂM
DƯƠNG PHÂN CỰC
Trong cuốn sách “Bí quyết xây dựng cơ nghiệp bạc tỉ”
của Adam Khoo có một đoạn viết như sau:
Con nhà giàu hay con nhà nghèo có phải là một sự
khác biệt lớn?
Thường ai cũng mong muốn được sinh ra trong một
gia đình giàu có và coi đó là một lợi thế lớn cho việc vào đời. Nếu bạn cũng
nghĩ như thế thì bạn cần biết rằng hoàn cảnh kinh tế gia đình có ảnh hưởng
không đáng kể đến thành công của chúng ta. Phát hiện này được công bố trong cuốn
sách “Làm hàng xóm với triệu phú (The Millionaire Next Door)” của Tiến sĩ
Thomas J. Satley (sách bán chạy nhất theo bảng xếp hạng của New York Times).
Ông đã tiến hành nghiên cứu và phỏng vấn trên 500 triệu phú ở Mỹ và rút ra kết
luận đáng kinh ngạc, trong đó có kết luận trên. Thật vậy, trong số hơn 500 triệu
phú kể trên chỉ chưa đến 50 người khởi nghiệp với số tiền được thừa kế hay
không phải do mình làm ra. Hơn 90% còn lại xuất phát từ tầng lớp trung lưu, thậm
chí là “con nhà nghèo.”
Nghèo khó cũng có mặt lợi ích của nó.
Tôi tin rằng dù bạn xuất thân trong gia đình giàu
hay nghèo thì bạn cũng đều có hưởng lợi ích từ việc đó. Sự giàu có hiển nhiên
mang đến nhiều điều cho chúng ta, cả cái nghèo cũng vậy. Sự nghèo túng thường
là tiền đề tạo cho bạn khát vọng làm giàu, một tinh thần dấn thân và động lực
làm tất cả cho cuộc sống của mình và những người trong gia đình trở nên tốt đẹp
hơn. Đó là những điều mà sự giàu sang, dư thừa hiếm khi làm được. Những người
có gia đình trong cảnh nghèo khó túng thiếu thường có sẵn tinh thần không có gì
để mất, vả chăng cái khó ló cái khôn, nhiều người nghèo tỏ ra rất tháo vát, chịu
thương chịu khó trong lúc mưu sinh. Đây là những đặc điểm hết sức cần thiết cho
một doanh nhân thật sự. Điều này giải thích tại sao phần lớn những người giàu
nhất thế giới như Richard Branson, Steve Jobs, Warren Buffett và Sam Walton đều
sinh ra trong gia đình nghèo hoặc bình thường. Trong khi ấy, nếu bạn may mắn được
sinh ra trong nhung lụa, lại được cha mẹ cưng chiều muốn gì có nấy, bạn có thể
sẽ không đủ yếu tố để thắp sáng lên khát khao làm giàu và nguồn động lực cần
thiết để vượt qua những khó khăn, thách thức mà bản thân việc xây dựng doanh
nghiệp mang đến.
Có phải đã giàu lại có nhiều hơn, kiếp nghèo bươn
chải tráo trưng vẫn nghèo?
Tất nhiên, việc được sinh ra trong gia đình giàu
cũng là mơ ước của nhiều người, vì đồng tiền mang lại cho con người ta rất nhiều
lợi thế. Tuy nhiên, ở góc độ khởi nghiệp, số tiền mà bạn nhận được từ cha mẹ lại
không phải là yếu tố quyết định tạo ra sự khác biệt lớn. Điểm khác biệt nằm ở
tư tưởng và niềm tin tích cực mà bạn có thể sẽ có được khi sống trong sự dồi
dào của cải, vật chất. Nếu bạn sống trong khu biệt thự sang trọng bậc nhất, cha
bạn kiếm vài triệu đô la một năm, cả nhà đi du lịch trên những du thuyền sang
trọng thì bạn có xu hướng tin rằng những chuyện như thế là bình thường, và rằng
kiếm vài triệu đô là “điều có thể”. Những người mà gia đình bạn thường giao du
sẽ có ảnh hưởng lớn đến những tiêu chuẩn sống cao hơn dần dần hình thành trong
bạn. Như thế, bạn sẽ bắt đầu cố gắng để đạt được những điều như vậy khi trưởng
thành vì bạn tin những điều đó là hoàn toàn có thể.
Trong khi ấy cuộc sống nghèo khó hiển nhiên có nhiều
điểm bất lợi. Nếu bạn sinh ra trong khu nhà ổ chuột, nơi đa số hàng xóm láng giềng
chưa học hết phổ thông, phần lớn lao động chân tay, chưa bao giờ có một chiếc
xe tử tế hoặc sống trong một căn hộ đàng hoàng. Bạn sẽ có khuynh hướng tin rằng,
“Xung quanh mình toàn những người không thoát nổi cái nghèo thì làm sao mình có
thể khác đi được?”, rằng “Xe hơi nhà lầu ư? Đó là những thứ dành cho người
khác, chứ không phải cho mình”. Nhiều trẻ con nhà nghèo thường có xu hướng nhiễm
phải những thói quen xấu từ bố mẹ hoặc môi trường xung quanh chúng như sống hôm
nay không biết ngày mai; chỉ tiêu xài mà không biết tiết kiệm; bài bạc; bỏ học
giữa chừng; lãng phí thời gian,... Đây chính là những thói quen làm cho họ, con
cái và cháu chắt của họ không thể đổi đời được mà cứ phải sống mãi trong cảnh
chạy ăn từng bữa.
Vậy thì làm cách nào mà những người như Steve
Jobs, Warren Buffett hoặc Sim Wong Hoo (Giám đốc điều hành của Creative
Technologies) là những người được sinh ra trong nghèo khó lại có những cách
nghĩ tích cực, họ biết mượn cái nghèo làm bệ phóng và động lực cho những ước mơ
lớn? Vấn đề là ở chỗ, cái nghèo không giam hãm tâm hồn và ý chí của họ mà trái
lại tạo động lực cho họ kiến tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Họ là những người biết hướng tầm mắt ra khỏi gia
đình của mình, học hỏi và noi gương những thần tượng là những tỷ phú xuất thân
từ hai bàn tay trắng. Trong đó là những tấm gương sống tiếp thêm cho họ niềm
tin rằng việc trở thành tỷ phú không phải là điều không tưởng! Vì thế, nếu gia
đình bạn luôn sống trong cảnh “giật gấu vá vai”, bản thân bạn mang tâm trạng bức
bách, thất vọng với cảnh thiếu thốn thì hãy biến nỗi bức xúc đó thành động lực
cho việc tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, cho bản thân và những người mà bạn
yêu thương. Đồng thời, đừng để những chuẩn mực trong lối sống gia đình ấn định
tiêu chuẩn sống cho chính bạn. Nếu những người xung quanh bạn không kiếm được
hàng triệu đô mỗi năm thì điều đó không có nghĩa là bạn không làm được. Hãy tìm
cho mình những thần tượng là những người thành công nhờ vào trí lực của họ, và
đặt chuẩn mực cho mình dựa vào chuẩn mực của những thần tượng này.
Có hai dạng người trong xã hội. Dạng thứ nhất thường
ít bị chi phối bởi ngoại cảnh, được thôi thúc bởi động lực bên trong, có thể
coi đó là những linh hồn đã tiến hóa mạnh mẽ. Đối với những đứa trẻ này, chúng
có khả năng tự chủ động học hỏi, giáo dục, tự có khả năng phát triển theo ý chí
cá nhân bên trong của mình, có khả năng bùng nổ. Chúng là người có thể vượt qua
hết thảy những giới hạn của các bậc tiền bối, bố mẹ hoặc vượt qua cả sự chi phối
của môi trường xung quanh, để vươn lên làm chủ vận mệnh của mình. Chúng rất khó
để nghe lời và chịu sự sai khiến của người khác, chúng không dễ dàng chấp nhận
lời nói hay mệnh lệnh từ người khác nếu như chúng cảm thấy không thỏa đáng.
Dư thì bớt đi thiếu thì bù vào, vật không đi đến
chỗ cực hạn của nó sẽ không phản biến trở lại được, đừng để cho phát triển cực
độ sẽ phát triển mãi - tự mình phế bỏ để được hưng lên. Nuôi dưỡng những đứa trẻ
này cần một nền giáo dục chuyên biệt, để chúng có thể phát triển vượt bậc hơn nữa.
Nhưng cho chúng thấy, trải nghiệm được mặt trái của khía cạnh còn lại cũng hoàn
toàn tốt.
Đôi khi việc bạn hạ thấp bản thân các em xuống, có
thể là động lực để chúng trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Chúng là những đứa trẻ nhanh trí,
có bản lĩnh hơn người nên thành công theo đó mà hay đến sớm. Cũng vì thế dễ
sinh ra tính chủ quan, ngạo mạn, nên nhiều khi bạn cần tìm kiếm thử thách lớn
hơn, cho trẻ trải nghiệm, đối mặt với thất bại, nếm trải mùi vị của cay đắng, tủi
nhục, sự bất lực, học bài học về khiêm tốn là điều cần thiết. Thỉnh thoảng dùng
những ngôn từ tiêu cực với các em là một ý không quá tệ, vì đối với đứa trẻ này
chúng có khả năng chuyển hóa thành năng lượng tích cực để tự khích lệ bản thân.
Cho các em nhìn, tiếp nhận phần nào điều chưa tốt ở con người, xã hội, giáo dục
là một cách khác để chúng có thể chuyển hóa nó thành mặt tốt đẹp và hoàn thiện
bản thân hơn.
Sự phát triển của con người không đi theo một đường
thẳng, cần chủ động trải nghiệm tính hai mặt để đưa mình về điểm cân bằng.
Dạng thứ hai là những cá thể dễ bị tác động, thay
đổi bởi yếu tố bên ngoài, thụ động trong quá trình giáo dục là những linh hồn
còn non trẻ. Chúng thường ở trong gia đình trung lưu hoặc nghèo, như vậy rất có
thể sẽ rơi vào suy nghĩ tiêu cực như Adam Khoo đã nói ở trên. Như vậy tia sáng
cứu cánh cuộc đời chúng là thông qua quá trình nuôi dạy tích cực từ bên ngoài,
mà ở đây không ai khác chúng chịu tác động nhiều nhất là bố mẹ. Bố mẹ những đứa
trẻ này có thể giúp chúng nuôi dưỡng tư tưởng lớn trong con người nhỏ, nuôi dưỡng
giấc mơ vĩ đại trong một căn nhà đơn sơ? Chẳng hạn, nếu bạn hỏi con mình rằng,
sau này con muốn lớn lên sẽ làm gì? Đứa trẻ trả lời: “Con muốn trở thành một vĩ
nhân”, bằng giọng hoài nghi, tiêu cực bạn nói: “Thôi quên đi con, chuyện đó
không thể”, như vậy sẽ gần như không còn hy vọng cho tương lai của đứa trẻ. Ngược
lại bạn trả lời: “Được thôi, ở đây chưa ai làm được cả, có thể con sẽ là người
đầu tiên”, hoặc “Hãy nói cho bố biết, kế hoạch chi tiết của con để tiến đến mục
tiêu?”, thì rất có thể một ngày nào đó giấc mơ của đứa trẻ sẽ thành hiện thực.
Bạn gieo vào tâm hồn đứa trẻ những hạt mầm của niềm
tin, tư duy tích cực, thường xuyên động viên, khen ngợi, nhấn mạnh cho con hiểu
rằng mọi ước mơ, khát khao nếu có đủ niềm tin và nghị lực đều có thể thành hiện
thực. Thường xuyên khẳng định giá trị bên trong đứa trẻ, khích lệ, ghi nhận những
cố gắng của bản thân các em. Đồng thời như Adam Khoo nói ở trên, hãy cho đứa trẻ
học hỏi, tìm hiểu những tấm gương của các vĩ nhân, những người có tư tưởng vĩ đại,
sẽ tạo thêm động lực, niềm tin vào bản thân chúng, giúp trẻ học tập và lao động
chăm chỉ hơn.
Đứa trẻ mới có thể vượt lên trên chính mình và biến
ước mơ của mình thành hiện thực. Nếu bạn không mang những điều bạn không thể thực
hiện được, những giới hạn của bản thân rồi gắn cho con. Dù bạn là người bình
thường nhưng vẫn có thể trở thành bố mẹ của những đứa trẻ tuyệt vời, bằng cách
trở thành người kiến tạo tương lai cho con. Dù cho đứa trẻ bình thường hay thậm
chí dưới mức bình thường, nhưng cũng có thể có một cuộc đời vĩ đại nhờ công lao
giáo dục của người làm bố mẹ.
Muốn làm nên Nghiệp lớn việc đầu tiên cần Nghĩ lớn.
Sau đó cần có Phúc dày, Phúc dày từ Đức lớn mà ra, Đức lớn là biểu hiện cụ thể
của người sống có Đạo Đức.
Trần Huy Toàn