TẢN MẠN CHỮ NGÀY TẾT
Trong dân gian Việt Nam có câu đối:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Câu đối trên đã liệt kê một số thú vui cho cả đời sống vật chất và tinh thần mang tính dân dã của người dân nước ta trong các dịp Tết xưa.
Cùng với sự thay đổi của xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong ngày Tết cũng thay đổi theo, những thú vui đó dần mai một, được thay bằng nhiều thứ khác, hợp thời hơn.
Phong tục viết câu đối nói chung và câu đối Tết nói riêng có từ rất xa xưa trong đời sống văn hóa các nước “đồng văn”, tức là các nước cùng sử dụng chữ Hán gần Trung Hoa, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và Việt Nam. Nói cách khác, thú chơi câu đối Tết là một đặc thù văn hóa của người Á Đông.
Câu đối, hay còn gọi là đối liễn thuộc thể văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau về từ vựng và ngữ pháp, nhằm thể hiện ý chí, quan điểm, cũng như tình cảm của tác giả.
Giai thoại kể rằng, người đầu tiên viết câu đối Tết là Mạnh Sưởng, ông là chúa nhà Hậu Thục (934 – 965):
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân
Nghĩa là: Năm mới thu nhận phúc dư thừa/ Tiết đẹp báo hiệu xuân dài mãi.
Giai thoại cũng kể rằng, vào đêm giao thừa, Vương Hy Chi có viết một đôi câu đối, sai người nhà dán ở Cổng. Lát sau, người nhà vào báo, câu đối đã bị bóc mất. Ông lại viết đôi nữa, và lại bị mất. Cứ như vậy vài ba lần. Cuối cùng, ông viết một đôi lửng lơ, còn để trống vài chữ:
Họa vô đơn chí...
Phúc bất trùng lai...
Sáng mùng Một Tết, ra xem thấy không bị bóc mất, ông bèn viết tiếp:
Họa vô đơn chí tạc dạ chí,
Phúc bất trùng lai kim triệu lai.
Nghĩa là: Họa không đến một lần mà đêm qua đến (mấy lần mất chữ)/ Phúc không lặp lại mà sáng nay lại trở lại (còn cả đôi câu đối).
Vương Hy Chi là nhà thư pháp vĩ đại thời Tấn của Trung Hoa, nên có nhiều người vì yêu thích chữ của ông, muốn “sở hữu”, mà gây ra chuyện đó.
▪ Câu đối Tết ở Việt Nam
Chúng ta rất khó xác định tục xin chữ cũng như trưng câu đối Tết ở nước ta có từ bao giờ. Câu đối Tết trong lịch sử Việt Nam thường được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Ngày nay, người ta còn viết cả bằng chữ Quốc ngữ. Hằng năm, các số báo Tết thường đăng hoặc có các cuộc thi sáng tác câu đối.
Câu đối đỏ, theo quan niệm của người Đông Á, sẽ mang lại không khí ấm áp, tinh thần phấn chấn, gia cảnh hạnh phúc, cuộc sống sung túc, hiểu biết văn học theo tinh thần “nhất sĩ nhì nông”... và tinh thần nhân văn cao cả.
Tương truyền, thời Lê sơ, Hoàng đế Lê Thánh Tông thường mặc dân phục, đi vi hành trong dân gian trong mỗi dịp giáp Tết. Ông vua anh minh này thường đi để quan sát đời sống thần dân của mình, nhất là những người nghèo khó. Khi thì tới thăm người thợ rèn, người dệt vải, ông hót phân, bà bán nước. Một lần ông đến chơi nhà người thợ nhuộm vải, bèn viết tặng câu đối:
Thiên hạ thanh hoàng, gian ngã thủ
Triều trung chu tử, tổng ngô môn.
Nghĩa là: Các thứ màu xanh, vàng trong thiên hạ đều do tay ta / Các thứ sắc đỏ, tía trong triều đình đều từ cửa nhà ta mà ra.
Khi Nguyễn Công Trứ còn cơ hàn, khoa cử hoạn lộ chưa có gì, trong một dịp Tết, ông đã viết một đôi câu đối thể hiện tình cảm vừa như quyết tâm, vừa như lạc quan, tin tưởng vào năm mới tốt đẹp hơn
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng Một, rượu say túy lúy giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến là người học rộng độ cao, chỉ tiếc cho đời ông gặp cảnh vận nước khó khăn mà không giúp được nhiều. Thơ văn của ông mang tính trào phúng, thất vọng, chán chường. Ông viết nhiều câu đối Tết để thể hiện ý chí cũng như tình cảm của mình, nhưng đọc thường thấy “đượm buồn” mang tinh thần thờ ơ với thời cuộc như:
Tối ba mươi, nghe pháo nổ đùng, ờ ờ Tết,
Sáng mùng Một, chạm nêu đánh cộc, à à Xuân.
Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương với tinh thần tươi trẻ tràn căng nhựa sống, cũng như khát vọng tình yêu, bà từng viết đôi câu đối:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo Ma Vương đưa quỷ tới,
Sáng mùng Một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.
Tú Xương, sau nhiều lần hỏng thi, nhưng Tết đến vẫn tự động viên mình cố gắng học hành, đèn sách để hy vọng một tương lai xán lạn hơn, ông viết câu đối:
Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu đâu cũng vậy,
Người học, học cho hết sách, vui là thế thế thế mà thôi.
Các giai thoại của những “văn nhân hay chữ” nhiều thực không kể hết. Mỗi người mỗi vẻ, khiến cho đời sống tinh thần của con người trong mỗi dịp xuân về Tết đến càng thêm nhiều sắc màu, ý vị, phong phú, nhân văn.
Hoài niệm về câu đối Tết, nhà thơ Nguyễn Bính trong bài Xuân tha hương, đã từng viết câu thơ:
Cột nhà hàng xóm lên câu đối,
Em đọc tương tự giữa giấy hồng. [1]
▪ Khai bút và nhã thủ chơi chữ đầu Xuân
Phong tục khai bút đầu xuân ở nước ta, từ xa xưa đã có. Việc này gắn với tinh thần hiếu học, khoa bảng, cũng như phát triển văn hiến trong truyền thống xã hội. Trong sách Đất lề quê thói phong tục Việt Nam, Nhất Thanh từng viết: “...những người thường hay viết như các ông đồ, các nhà khoa giáp và nhất là những người làm việc quan, đều coi việc khai bút là hệ trọng. Khai bút cũng chọn ngày tốt. Lối thông thường giản dị là viết một dòng chữ: Xuân vương chính nguyệt sơ... nhật khai bút đại cát (Tháng đầu xuân ngày mồng... khai bút tốt lành), trên giấy hoa tiên dán ở chỗ ngồi. Nhiều cụ làm thơ viết ra giấy hồng điều hay giấy hoa tiên để khai bút...”[2]
Trong dân gian vẫn lưu truyền bài thơ chữ Hán nói về việc khai bút đầu xuân, cũng như cầu mong cho năm mới tốt lành:
Tân niên khai bút, bút khai hoa,
Vạn sự giai thành phú quý đa.
Đa tử đa tôn, đa phúc lộc,
Đắc tài đắc lợi, đắc danh gia.
Nghĩa là: Năm mới khai bút, bút khai hoa / Muôn việc đều thành,
phú quý nhiều / Nhiều con nhiều cháu, nhiều phúc lộc/ Được tài được lợi, được tiếng nhà.
Cảnh tượng viết chữ Tết, còn được Đoàn Văn Cừ lạc quan viết thơ trong Chợ Tết với tâm trạng vui tươi:
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ. [1]
Ngày nay, ít người có được “thú vui tao nhã” này, trừ những người theo nghiệp thư pháp. Thêm nữa, chữ Hán, chữ Nôm không còn được dùng trong đời sống. Người viết chữ đầu xuân thường được gọi là ông đồ, mặc dù nghĩa của danh từ này là người dạy chữ Hán thời xưa. Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, có câu:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua... [1]
Những năm đầu thế kỷ 20, trước cảnh mưa Âu gió Á, xã hội biến thiên, khoa cử bị bãi bỏ, phong trào u hóa phát triển, Hoài Thanh từng viết: “Nhất đán, một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ”. [3] Trước cảnh tượng đó, mỗi người có những phản ứng khác nhau. Các nhà văn, nhà thơ cũng mỗi người mỗi cách, người thì hừng hực theo văn hóa phương Tây, người thì hoài cổ mà tiếc cho những thứ đã từng “vang bóng một thời”. Trong chuyện chữ nghĩa” này, họ cũng có những tác phẩm thể hiện tâm tư khác nhau. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù, để thương xót cho người tài hoa, mà chỉ sáng mai thôi, điều tốt đẹp ấy đã phải lên đoạn đầu đài. Vũ Đình Liên thì xót xa cho một ông đồ, không còn người học, nên ông không kiếm sống được nữa, phải ra vỉa hè để “Bao nhiêu người thuê viết”, nhưng rồi cũng đến một ngày “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”[1]
Những năm gần đây, tại các đô thị trong nước, nhất là Hà Nội, thú chơi “chữ” dần được khôi phục. Tại Văn Miếu, có phố Ông Đồ mang lại nhiều phong vị cho ngày Tết đầu xuân hiện đại. Người viết chữ ở đây được gọi là ông đồ. Tuy nhiên, cái được cái mất cũng đã được truyền thông đề cập nhiều.
Thú vui chơi chữ trong nhà, ngoài giá trị trang trí cho kiến trúc, còn là mong ước cho cuộc sống, thể hiện niềm vui ngày Tết đầu xuân: vừa mừng cho người già Phúc Thọ, vừa mong con trẻ An Khang, Hiếu Thuận, học hành Tiến Đức, vừa cầu cho gia đình Phát Đạt, ước cho nghề nghiệp Thành Công, cho cuộc sống Hanh Thông, cho tiền tài Quảng Tiến... Hoặc người ta chơi một bài thơ xuân, đôi câu đối, bức đại tự, với “lời hay ý tốt chữ đẹp” … tùy ý.
Mong rằng, ngoài phát huy truyền thống văn hóa, âu cũng cần giữ gìn những nét đẹp hồn cốt dân tộc. Ngoài việc hiện đại hóa, toàn cầu hóa, cũng cần có đời sống tinh thần đậm đà bản sắc, giàu tính nhân văn.
Bài viết của Nhà thư pháp Nguyễn Quang Thắng được trích lược trong cuốn Tết Đoàn Viên do Sống phát hành
Tài liệu tham khảo:
1. Thơ mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm, Nhiều tác giả, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2004.
2. Nhất Thanh, Đất lề quê thói phong tục Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2016.
3. Hoài Thanh, Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 2007.
4. Tú Xương-giai thoại tác phẩm, Hội VHNT Hà Nam Ninh xuất bản, 1986.
Cùng với sự thay đổi của xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong ngày Tết cũng thay đổi theo, những thú vui đó dần mai một, được thay bằng nhiều thứ khác, hợp thời hơn.
Phong tục viết câu đối nói chung và câu đối Tết nói riêng có từ rất xa xưa trong đời sống văn hóa các nước “đồng văn”, tức là các nước cùng sử dụng chữ Hán gần Trung Hoa, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và Việt Nam. Nói cách khác, thú chơi câu đối Tết là một đặc thù văn hóa của người Á Đông.
Câu đối, hay còn gọi là đối liễn thuộc thể văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau về từ vựng và ngữ pháp, nhằm thể hiện ý chí, quan điểm, cũng như tình cảm của tác giả.
Giai thoại kể rằng, người đầu tiên viết câu đối Tết là Mạnh Sưởng, ông là chúa nhà Hậu Thục (934 – 965):
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân
Nghĩa là: Năm mới thu nhận phúc dư thừa/ Tiết đẹp báo hiệu xuân dài mãi.
Giai thoại cũng kể rằng, vào đêm giao thừa, Vương Hy Chi có viết một đôi câu đối, sai người nhà dán ở Cổng. Lát sau, người nhà vào báo, câu đối đã bị bóc mất. Ông lại viết đôi nữa, và lại bị mất. Cứ như vậy vài ba lần. Cuối cùng, ông viết một đôi lửng lơ, còn để trống vài chữ:
Họa vô đơn chí...
Phúc bất trùng lai...
Sáng mùng Một Tết, ra xem thấy không bị bóc mất, ông bèn viết tiếp:
Họa vô đơn chí tạc dạ chí,
Phúc bất trùng lai kim triệu lai.
Nghĩa là: Họa không đến một lần mà đêm qua đến (mấy lần mất chữ)/ Phúc không lặp lại mà sáng nay lại trở lại (còn cả đôi câu đối).
Vương Hy Chi là nhà thư pháp vĩ đại thời Tấn của Trung Hoa, nên có nhiều người vì yêu thích chữ của ông, muốn “sở hữu”, mà gây ra chuyện đó.
▪ Câu đối Tết ở Việt Nam
Chúng ta rất khó xác định tục xin chữ cũng như trưng câu đối Tết ở nước ta có từ bao giờ. Câu đối Tết trong lịch sử Việt Nam thường được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Ngày nay, người ta còn viết cả bằng chữ Quốc ngữ. Hằng năm, các số báo Tết thường đăng hoặc có các cuộc thi sáng tác câu đối.
Câu đối đỏ, theo quan niệm của người Đông Á, sẽ mang lại không khí ấm áp, tinh thần phấn chấn, gia cảnh hạnh phúc, cuộc sống sung túc, hiểu biết văn học theo tinh thần “nhất sĩ nhì nông”... và tinh thần nhân văn cao cả.
Tương truyền, thời Lê sơ, Hoàng đế Lê Thánh Tông thường mặc dân phục, đi vi hành trong dân gian trong mỗi dịp giáp Tết. Ông vua anh minh này thường đi để quan sát đời sống thần dân của mình, nhất là những người nghèo khó. Khi thì tới thăm người thợ rèn, người dệt vải, ông hót phân, bà bán nước. Một lần ông đến chơi nhà người thợ nhuộm vải, bèn viết tặng câu đối:
Thiên hạ thanh hoàng, gian ngã thủ
Triều trung chu tử, tổng ngô môn.
Nghĩa là: Các thứ màu xanh, vàng trong thiên hạ đều do tay ta / Các thứ sắc đỏ, tía trong triều đình đều từ cửa nhà ta mà ra.
Khi Nguyễn Công Trứ còn cơ hàn, khoa cử hoạn lộ chưa có gì, trong một dịp Tết, ông đã viết một đôi câu đối thể hiện tình cảm vừa như quyết tâm, vừa như lạc quan, tin tưởng vào năm mới tốt đẹp hơn
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng Một, rượu say túy lúy giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến là người học rộng độ cao, chỉ tiếc cho đời ông gặp cảnh vận nước khó khăn mà không giúp được nhiều. Thơ văn của ông mang tính trào phúng, thất vọng, chán chường. Ông viết nhiều câu đối Tết để thể hiện ý chí cũng như tình cảm của mình, nhưng đọc thường thấy “đượm buồn” mang tinh thần thờ ơ với thời cuộc như:
Tối ba mươi, nghe pháo nổ đùng, ờ ờ Tết,
Sáng mùng Một, chạm nêu đánh cộc, à à Xuân.
Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương với tinh thần tươi trẻ tràn căng nhựa sống, cũng như khát vọng tình yêu, bà từng viết đôi câu đối:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo Ma Vương đưa quỷ tới,
Sáng mùng Một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.
Tú Xương, sau nhiều lần hỏng thi, nhưng Tết đến vẫn tự động viên mình cố gắng học hành, đèn sách để hy vọng một tương lai xán lạn hơn, ông viết câu đối:
Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu đâu cũng vậy,
Người học, học cho hết sách, vui là thế thế thế mà thôi.
Các giai thoại của những “văn nhân hay chữ” nhiều thực không kể hết. Mỗi người mỗi vẻ, khiến cho đời sống tinh thần của con người trong mỗi dịp xuân về Tết đến càng thêm nhiều sắc màu, ý vị, phong phú, nhân văn.
Hoài niệm về câu đối Tết, nhà thơ Nguyễn Bính trong bài Xuân tha hương, đã từng viết câu thơ:
Cột nhà hàng xóm lên câu đối,
Em đọc tương tự giữa giấy hồng. [1]
▪ Khai bút và nhã thủ chơi chữ đầu Xuân
Phong tục khai bút đầu xuân ở nước ta, từ xa xưa đã có. Việc này gắn với tinh thần hiếu học, khoa bảng, cũng như phát triển văn hiến trong truyền thống xã hội. Trong sách Đất lề quê thói phong tục Việt Nam, Nhất Thanh từng viết: “...những người thường hay viết như các ông đồ, các nhà khoa giáp và nhất là những người làm việc quan, đều coi việc khai bút là hệ trọng. Khai bút cũng chọn ngày tốt. Lối thông thường giản dị là viết một dòng chữ: Xuân vương chính nguyệt sơ... nhật khai bút đại cát (Tháng đầu xuân ngày mồng... khai bút tốt lành), trên giấy hoa tiên dán ở chỗ ngồi. Nhiều cụ làm thơ viết ra giấy hồng điều hay giấy hoa tiên để khai bút...”[2]
Trong dân gian vẫn lưu truyền bài thơ chữ Hán nói về việc khai bút đầu xuân, cũng như cầu mong cho năm mới tốt lành:
Tân niên khai bút, bút khai hoa,
Vạn sự giai thành phú quý đa.
Đa tử đa tôn, đa phúc lộc,
Đắc tài đắc lợi, đắc danh gia.
Nghĩa là: Năm mới khai bút, bút khai hoa / Muôn việc đều thành,
phú quý nhiều / Nhiều con nhiều cháu, nhiều phúc lộc/ Được tài được lợi, được tiếng nhà.
Cảnh tượng viết chữ Tết, còn được Đoàn Văn Cừ lạc quan viết thơ trong Chợ Tết với tâm trạng vui tươi:
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ. [1]
Ngày nay, ít người có được “thú vui tao nhã” này, trừ những người theo nghiệp thư pháp. Thêm nữa, chữ Hán, chữ Nôm không còn được dùng trong đời sống. Người viết chữ đầu xuân thường được gọi là ông đồ, mặc dù nghĩa của danh từ này là người dạy chữ Hán thời xưa. Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, có câu:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua... [1]
Những năm đầu thế kỷ 20, trước cảnh mưa Âu gió Á, xã hội biến thiên, khoa cử bị bãi bỏ, phong trào u hóa phát triển, Hoài Thanh từng viết: “Nhất đán, một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ”. [3] Trước cảnh tượng đó, mỗi người có những phản ứng khác nhau. Các nhà văn, nhà thơ cũng mỗi người mỗi cách, người thì hừng hực theo văn hóa phương Tây, người thì hoài cổ mà tiếc cho những thứ đã từng “vang bóng một thời”. Trong chuyện chữ nghĩa” này, họ cũng có những tác phẩm thể hiện tâm tư khác nhau. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù, để thương xót cho người tài hoa, mà chỉ sáng mai thôi, điều tốt đẹp ấy đã phải lên đoạn đầu đài. Vũ Đình Liên thì xót xa cho một ông đồ, không còn người học, nên ông không kiếm sống được nữa, phải ra vỉa hè để “Bao nhiêu người thuê viết”, nhưng rồi cũng đến một ngày “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”[1]
Những năm gần đây, tại các đô thị trong nước, nhất là Hà Nội, thú chơi “chữ” dần được khôi phục. Tại Văn Miếu, có phố Ông Đồ mang lại nhiều phong vị cho ngày Tết đầu xuân hiện đại. Người viết chữ ở đây được gọi là ông đồ. Tuy nhiên, cái được cái mất cũng đã được truyền thông đề cập nhiều.
Thú vui chơi chữ trong nhà, ngoài giá trị trang trí cho kiến trúc, còn là mong ước cho cuộc sống, thể hiện niềm vui ngày Tết đầu xuân: vừa mừng cho người già Phúc Thọ, vừa mong con trẻ An Khang, Hiếu Thuận, học hành Tiến Đức, vừa cầu cho gia đình Phát Đạt, ước cho nghề nghiệp Thành Công, cho cuộc sống Hanh Thông, cho tiền tài Quảng Tiến... Hoặc người ta chơi một bài thơ xuân, đôi câu đối, bức đại tự, với “lời hay ý tốt chữ đẹp” … tùy ý.
Mong rằng, ngoài phát huy truyền thống văn hóa, âu cũng cần giữ gìn những nét đẹp hồn cốt dân tộc. Ngoài việc hiện đại hóa, toàn cầu hóa, cũng cần có đời sống tinh thần đậm đà bản sắc, giàu tính nhân văn.
Bài viết của Nhà thư pháp Nguyễn Quang Thắng được trích lược trong cuốn Tết Đoàn Viên do Sống phát hành
Tài liệu tham khảo:
1. Thơ mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm, Nhiều tác giả, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2004.
2. Nhất Thanh, Đất lề quê thói phong tục Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2016.
3. Hoài Thanh, Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 2007.
4. Tú Xương-giai thoại tác phẩm, Hội VHNT Hà Nam Ninh xuất bản, 1986.