ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ THIỀN
Để hiểu đời sống hàng ngày,
để mang lại một sự thay đổi quan trọng nhất trong đời sống đó,
để có một bộ não không mê tín, phải thực sự đối mặt với sự thật,
đối mặt với những gì ta đang là và vượt ra cái đang là đó. Đó là
khởi đầu của một tâm trí mang tính chất Tôn Giáo . Hiểu được ý nghĩa
tổng thể của đời sống thường nhật, sự hiểu biết về mối quan hệ
giữa người với người, yêu thương,
có một phẩm chất của yêu thương, có được hương vị đó, vẻ đẹp
đó, ngọn lửa đó, chính là Tôn Giáo . Đó là một tâm trí mang tính
chất Tôn Giáo. Sống một cuộc đời không xung đột, một cuộc sống tràn
đầy cảm giác trắc ẩn với trái tim yêu thương, với trí huệ, chính là cuộc sống Tôn Giáo. Từ Bi
chính là trí huệ. Nhưng như thế chưa đủ, chúng ta cần phải hiểu vấn
đề sâu sắc hơn nhiều, đó là Thiền là gì.
Thiền là gì? Có phải ngồi trong một tư thế nào đó, nhắm
mắt lại, lặp lại một số câu thần chú nào đó? Từ "thần chú
"trong tiếng Phạn có nghĩa là suy ngẫm, cân nhắc, không phải trở
thành. Khi bạn không trở thành, thì bạn là gì? Câu thần chú cũng có nghĩa là giải
quyết và loại bỏ hoạt động tự cho mình là trung tâm. Đó là nghĩa
thực của từ "thần chú " . Giờ đây, hãy quan sát những gì
bạn vừa làm với câu thần chú đó. Bạn lặp lại một số từ ngữ và
đọc nó. Khi bạn nói, đời sống Tôn
Giáo của bạn trở thành bất cứ thứ gì bên trong; bạn phải đi sâu hơn
thế nữa. Thiền là chấm dứt mọi toan tính. Vậy quan trọng cái gì là
Thiền, không phải là làm cách nào
để Thiền. Khi bạn đặt ra từ "cách nào", khi bạn sử dụng từ
"bằng cách nào", điều đó có nghĩa là" hãy đưa cho tôi
một hệ thống, hãy chỉ cho tôi phải làm gì, cho tôi biết con
đường". Nếu bạn có thể rũ bỏ từ "bằng cách nào" khỏi
tâm trí của mình và rồi quan sát nó, cái gì là Thiền? Các hệ
thống, các phương pháp, các thực hành, những hình thức nào đó của
kỉ luật, thở sâu, thở đúng… tất cả những cái đó không phải là Thiền.
Đó chỉ là một sự trao đổi, một thị trường nơi các vị Thầy bán cho
bạn một cái gì đó và bạn thực hành. Chúng ta sẽ xem xét Thiền là
gì? Thiền không phải là một thực hành của bất cứ hệ thống nào.
Bởi vì khi bạn thực hành một hệ thống, bộ não của bạn trở nên suy
nhược, trở nên ù lì. Nó không hoạt động, nó không có sức sống. Trong
Khi Thiền, bạn phải có tự do - giải phóng khỏi nỗi sợ hãi, giải
phóng khỏi sự đố kị, tham lam, đau khổ và tất cả những tổn thương
tâm lý.
Vì vậy trước tiên chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của việc
tỉnh giác. Ý nghĩa của nó bao gồm ba thứ - nhận thức nghĩa là gì,
chú tâm nghĩa là gì, tham dự nghĩa là gì. Bởi vì Thiền ngụ ý tất
cả những thứ này - tỉnh giác, ý thức về môi trường của bạn, về
cách bạn nói, về cách bạn đi, về cách bạn ăn, cái bạn ăn, về cách bạn đối xử với
người khác. Không có một sự phán xét nào hết, chỉ là ý thức. Điều
đó đem lại một sự nhạy cảm, thấu cảm tuyệt vời, khiến cho cơ thể
bạn trở nên tinh tế, bén nhạy, ý thức về mọi thứ xung quanh. Ý thức
mà không có bất cứ một sự lựa chọn nào, quan sát mọi thứ xung quanh
bạn mà không có bất cứ một lựa chọn nào, chỉ đơn giản là quan sát
- đó là tỉnh giác. Rồi hãy cùng xem xét sự chú tâm. Khi bạn chú
tâm, điều gì xảy ra? Kiểm soát tất cả suy nghĩ và tập trung vào một
ý nghĩ, chú tâm vào một thứ gì đó, chú tâm vào một quyển sách, chú
tâm vào một việc đang làm, chú tâm có nghĩ là tắt tất cả mọi suy
nghĩ khác ngoại trừ một suy nghĩ duy nhất. Hãy quan sát điều này!
Vậy thì có sự chú tâm. Bạn đã bao giờ có mặt trong một
hoạt động nào đó, dâng hiến toàn bộ năng lượng của mình, hiện diện
một cách đầy đủ? Không giống như một người lính rèn luyện để có
mặt, nhưng nếu bạn hiểu bản chất của sự tỉnh giác, chú tâm, thì
thế nào là sự có mặt? Nếu bạn đang có mặt hoàn toàn vào thời
khắc này, để lắng nghe những gì đang được nói, trong sự có mặt đó,
không có trung tâm của bản ngã. Trong thiền, không có người kiểm soát,
không có hoạt động của ý chí, cái đồng nhất với ham muốn. Bởi vậy,
bộ não, chuyển động tổng thể của bộ não - tách ra khỏi sự lo âu
của chính nó với nhịp điệu riêng của chính nó - trở nên hoàn toàn
tĩnh lặng, bình yên. Đây là sự tĩnh lặng của trí huệ, sự tĩnh lặng
của trí huệ tối cao.
-ST-