NGƯỜI VIỆT TA SAO THÚ VỊ NHỈ?
Võ sư đăng clip giới thiệu các thế võ tự vệ chống dao, côn, gậy thì
rào rào bình luận "võ với vẽ nó chém phát thì chết", "võ nào chống
được gạch", "ôi giời ngoài đời nó chém chết ngay", "Trăm miếng
võ tàu không bằng một nhát dao bầu chém trộm". Tình hình này y hệt
như khi viết hay nói về đọc sách người ta luận rằng:- Ôi giờ trẻ con chỉ chơi
điện thoại có đứa nào thích sách. - Sách vở mà làm quái gì đầy thằng có học
hành sách vở gì đâu vẫn giàu sang đấy thôi. - Mấy thằng mọt sách toàn thằng
nghèo thì đọc làm cái gì?- Sách vở là thứ viển vông, lý luận suông quan trọng
là thực tế. ...
Tâm lý và cách thức tư duy này cực kì thú vị. Đây là một thứ tư tưởng
khinh bạc chủ nghĩa hay đầu hàng chủ nghĩa.
Nghĩa là người ta luôn đẩy mọi khả năng về số không và phủ nhận hoàn
toàn các giải pháp hay ý tưởng?
Tại sao họ có tâm lý đó?
Rất đơn giản, khi làm như vậy họ sẽ chính đáng hóa được sự ù lỳ trong
tư duy và hành động của chính bản thân mình tức là thỏa mãn được sự yên ổn
trong lòng họ.
Nếu người khác nhúc nhích mà họ đúng yên, họ sẽ cảm thấy sợ hãi. Thay
vì cùng nhau nhúc nhích để tìm kiếm ánh sáng, sự tốt đẹp, họ sẽ kéo người khác
đứng yên cùng hay ít nhất cũng phủ nhận sự nhúc nhích xung quanh để cảm thấy
yên tâm. Tóm lại là ăn tục nói phét nhưng hèn nhát hoặc có thể nhận ra lờ mờ
chân lý nhưng sợ hãi ngay từ trong lòng mình.
Đó là lý do ta thấy từ mâm cỗ Tết, quán nước hay trên mạng đầy rẫy anh
hùng luận thế sự trên trời dưới bể từ chiến tranh Iraq tới trận bóng ở Mỹ Đình
nhưng bao giờ cũng chốt lại bằng những lời ở trên. Tức là việc gì cũng nói như
thánh tướng nhưng luôn phủ nhận sự nhúc nhích.
Sao người ta không nghĩ đến một sự thật đơn giản là cùng trong một
tình huống nguy hiểm, đường cùng thì một người luyện võ thường xuyên, thành thạo
sẽ có cơ hội sống sót cao hơn nhiều người không biết gì và nhát như con cáy.
Cũng như cùng có tiền tài, địa vị đó nhưng người có đọc sách, có hiểu biết thì
sẽ sống phong phú hơn, hữu ích hơn, làm được nhiều thứ hay ho hơn cho người
thân và người khác hơn là không đọc chứ nhỉ?
TS,
dịch giả Trần Quốc Vương