TINH HOA GIÁO DỤC 29 (PHẦN 2)
MUỐN PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NÊN THUẬN THEO QUY LUẬT ÂM DƯƠNG
II. ÂM
DƯƠNG TƯƠNG HỖ
Âm dương là hai thuộc tính khác biệt đối lập nhau
trong một thực thể. Nhưng cả hai đều có quy luật biến hoá, khi đạt được các điều
kiện nhất định thì sự vật sẽ chuyển hóa từ cái này thành cái khác, nhưng vẫn giữ
được những thuộc tính riêng biệt. Tuy nhiên, chỉ khi nào hai thực thể âm và
dương kết hợp thì mới thúc đẩy sinh thành và phát triển. Do đó, mặc dù tồn tại
phát triển một cách đối lập nhau nhưng để bền vững, sinh trưởng, tồn tại lâu
dài thì phải dựa vào nhau để cân bằng. Áp dụng nguyên lý này vào trong giáo dục
trẻ em chúng ta sẽ làm như sau.
Chẳng hạn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ trước khi sáng lập
Tập đoàn Trung Nguyên Legend xuất thân cũng chỉ là người làm thuê bình thường,
từ đó ông hiểu được tâm lý của những người đi làm, nên ông có sự đồng cảm, có
lòng trắc ẩn với những người nhân viên của mình nói riêng. Do vậy, ông muốn cư
xử với họ như những con người lao động cao quý chứ không phải theo kiểu chủ tớ,
người làm mướn, làm công. Như vậy ông ấy đã trải nghiệm được hai thái cực thấp
hèn và cao quý, khiến ông giàu cảm xúc, tâm hồn trở nên nhạy cảm và yêu thương
hơn.
Khi hỏi một đứa trẻ mồ côi: “Nếu có một điều ước,
con sẽ ước điều gì?”, chúng sẽ trả lời: “Con ước có bố mẹ”. Nhưng cũng câu hỏi
đó, bạn hỏi đứa trẻ khác còn có bố mẹ chúng sẽ trả lời: “Con ước bố mẹ mua cho
con thật nhiều kẹo”. Khi luôn có được một thứ gì đó, người ta thường không trân
trọng cho đến khi mất đi rồi thì mới biết trân quý. Tình yêu của bố mẹ dành cho
con cái thật vĩ đại, bao la rộng lớn nhưng nhiều em mặc nhiên coi nhẹ tình cảm
thiêng liêng đó. Vậy nên đôi khi bạn nên rời xa trẻ một lúc, một vài giờ, hay
chủ động tách trẻ ra cho sang ở nhà người khác ở một vài ngày, vài tuần thậm
chí vài tháng để trải nghiệm cảm giác mất đi sự yêu thương của bố mẹ, là điều rất
cần thiết. Chính sự thiếu thốn, không nhận được yêu thương đấy sẽ làm cho đứa
trẻ hiểu được ý nghĩa trong tình yêu mình đã được nhận và có như vậy đứa trẻ mới
biết yêu thương, kính mến bố mẹ nhiều hơn.
Trẻ em sẽ không cảm nhận hết niềm vui, niềm hạnh
phúc mặc áo quần mới khi lúc nào cũng được cung cấp đầy đủ, thừa thãi áo quần.
Nên nhiều lúc cho trẻ mặc áo quần rách vài ngày, áo quần cũ một vài tuần, mặc đồ
rẻ tiền vài tháng cũng tốt.
Để cho trẻ tự do tiêu tiền của bản thân hoang phí
một vài lần đến nỗi cạn kiệt, rồi nhận lấy khó khăn, túng quẫn của việc không
biết tiết kiệm. Như thế khi chúng lớn lên, có nhiều tiền hơn chúng mới hiểu được
ý nghĩa của việc tiết kiệm và biết cách chi tiêu hợp lý.
Tuổi trẻ là khoảng thời gian mà người ta dồi dào sức
khỏe nhất, nhưng cũng chính là lúc họ thường hay có nguy cơ làm tổn thương bản
thân nhiều nhất. Bởi sự phung phí sức lực của chính mình, để rồi khi về già sức
khỏe tụt dốc không phanh thì hối hận cũng đã muộn. Cho nên khi trẻ còn nhỏ, vào
tuổi vị thành niên nhiều lúc bạn cần chủ động cho trẻ nếm, trải nghiệm cảm giác
người không còn chút sức lực trong vài ngày, vài tuần, cho trẻ đau ốm một chút
cũng đừng quá lo lắng. Thậm chí chúng ốm đến thập tử nhất sinh cũng tốt, làm
như vậy chúng mới biết cách trân quý sức khỏe, cơ thể mình.
Bên kia của sự sống là cái chết. Dạy cho trẻ về
cách sống, kỹ năng sống (động) ở thế giới hiện tại là điều cần thiết. Nhưng
giáo dục như vậy chưa bao giờ là đầy đủ, nếu không dạy cho con người ta hiểu biết
về cái chết là chìa khóa mở ra toàn thể ý nghĩa cuộc đời. Một đứa trẻ còn đang
trong bụng mẹ, nó có thể tự nhủ với bản thân rằng: “Chân, tay, mắt, mũi, miệng,...
cần đến để làm gì?”. Đứa trẻ lúc bấy giờ chưa biết những bộ phận này có ý nghĩa
gì với chúng. Nhưng khi rời khỏi bụng mẹ thiếu hoặc không có những bộ phận đó đứa
trẻ sẽ như thế nào? Chúng sẽ bước vào thế giới với cơ thể không hoàn chỉnh. Hiểu
biết về cái chết (tĩnh) cũng tương tự như việc phát triển đầy đủ các bộ phận
chân, tay, mắt, mũi, miệng,… cho trẻ, giúp chúng được nguyên lành khi “đi qua
thế giới bên kia”. Có vẻ sẽ là mới mẻ và khó tiếp nhận với nhiều người, nhưng dạy
đứa trẻ biết về cái chết bằng cách ngừng suy nghĩ, ngừng tư duy thông qua thiền
định, tĩnh tâm, học cách buông bỏ nhục dục, tâm dính mắc với những sự vật sự việc
vô thường, nói chuyện hoặc trải nghiệm về cái chết cũng quan trọng tương tự như
học về sự sống.
Osho cũng có nhận định tương tự khi nói về điều
này: “Nếu giáo dục không có khả năng dạy bạn về cả sự sống và cái chết, nó
không thể là giáo dục hoàn hảo. Nếu giáo dục không làm cho con người trở thành
đàng hoàng, tự trọng, không thấp kém hay cao hơn bất kỳ ai, nó không phải là
giáo dục.”
Nếu bạn sinh ra mà xung quanh chỉ là châu báu thì sớm
cũng chẳng cảm thấy quý nữa. Nếu đứa trẻ sinh ra mà đã sống ở nơi mà hoàn toàn
là hạnh phúc, chúng sẽ không cảm nhận được sự hạnh phúc do chưa được trải nghiệm
tính phân cực sáng tối. Vậy nên cần phải có một phương pháp giáo dục giúp chúng
cảm nhận tính hai mặt của cuộc đời. Lúc đó không ai còn chấp vào thiện ác, đúng
sai, tất cả chỉ là bài học để con em chúng ta được cảm nhận và hiểu rằng chúng
đang hạnh phúc đến nhường nào.
Trần Huy Toàn