TINH HOA GIÁO DỤC 30 (PHẦN 7)
CON ĐƯỜNG
CỦA TÌNH YÊU VÀ HẠNH PHÚC BẤT TẬN
VI. NHỮNG CHUẨN BỊ CẦN THIẾT ĐỂ
KẾT HÔN
Qua giai đoạn sống thử một thời gian những chàng trai cô gái vẫn muốn
tiến đến hôn nhân cần có ít nhất hai điều cần chuẩn bị.
Thứ nhất, kết hôn là một bước ngoặt trong cuộc đời một người, thậm chí
vận mệnh của người đó có thể thay đổi 180o. Những sự việc, tâm lý chưa bao giờ
được trải nghiệm và chứng kiến có thể dồn dập ập đến sẽ gây tổn thương đến cả
người nam lẫn nữ. Nên cần lên kế hoạch chuẩn bị cho các em như kiểm tra sức khỏe,
sinh lý hai phái đã ổn định chưa. Tâm lý có điều gì bất ổn, đủ tỉnh táo để đón
nhận bất cứ điều gì, thậm chí là khó tưởng tượng nhất. Kế hoạch tài chính của
hai bên thế nào, có tự lập được chưa, đã thực sự đủ đảm bảo để một người có thể
chăm sóc cho cả gia đình, để nuôi con không. Vì khi đứa trẻ ra đời thường người
mẹ sẽ nghỉ việc một thời gian dài tối thiểu ba năm thậm chí có thể nhiều hơn để
chăm sóc, nuôi dưỡng con và phục hồi cơ thể của bản thân.
Thứ hai, phải trang bị trước những hiểu biết cần thiết để đón nhận,
nuôi dưỡng và giáo dục được trẻ em. Chúng ta biết rằng những đứa trẻ ở đây được
sinh ra từ một mức độ ý thức cao hơn, thấu cảm hơn. Chúng được tích hợp và chấp
nhận thực tế đa chiều, mang theo những di sản ở một nơi có rung động rất cao.
Chúng ta gọi chúng là những đứa trẻ đến từ Thiên Đường. Bọn trẻ này có những đặc
điểm rất khác biệt, chúng có những cách giao tiếp và kết nối hoàn toàn mới, với
một lý do đó là để giúp đánh thức nội tâm chúng ta thực sự lắng nghe theo những
cách mới. Những giao thức ngoại cảm, một điều hoàn toàn mới mẻ đối với người lớn
chúng ta.
Trong nhận thức của mỗi người cần hiểu rằng, với vai trò người làm bố
mẹ có nghĩa là chúng ta đang được vinh dự tiếp đón những vị khách đến từ Thiên
Đường. Những vị khách rất đặc biệt và lạ lùng với ngôn ngữ giao tiếp hoàn toàn
mới. Để có thể tiếp đón những vị khách tuyệt vời này tốt nhất, chúng ta thực sự
cần có những chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trước hết người lớn chúng ta, cần lập trình lại bản thân để tạo cho bọn
trẻ có cơ hội phát triển mạnh mẽ mà không phải gặp những giới hạn và tổn thương
của chính chúng ta, hay bố mẹ, ông bà, tổ tiên từ kinh nghiệm, giáo điều hà khắc,
thành kiến trong quá khứ.
Quan trọng hơn cả là cần thay đổi lại tư duy giáo dục những đứa trẻ.
Chúng ta chỉ cần cho chúng không gian học tập phù hợp với nhu cầu, môi trường để
các em thỏa sức trải nghiệm, vật dụng để vui chơi, cho đứa trẻ những gì chúng cần
để khám phá, tự do phát triển và thể hiện bản thân theo cách riêng của mỗi em
và trong đó chúng ta không can thiệp vào quá trình nhận thức tự nhiên của các
em. Nếu chúng ta chủ ý lấy hiểu biết chủ quan của chúng ta về thế giới, lấy tâm
thức chưa hoàn thiện của mình để dạy, can thiệp vào tự do ý chí của các em, đứa
trẻ cũng sẽ mang một tâm thức không hoàn thiện.
Đứa trẻ sinh ra, đã được dẫn dắt bởi “vị thầy” bên trong của nó, hơn
ai hết chúng biết cần làm gì, học những bài học nào cho phù hợp với bản thân nhờ
sự chỉ dẫn này. Và chỉ cần thuận theo vị thầy đó, đứa trẻ sẽ biết cách đi đến kịch
bản cuộc đời tốt nhất cho bản thân - đấy là giáo dục thuận tự nhiên. Vì vậy, trừ
những lúc đứa trẻ đi sai đường lạc lối, chúng ta mới cần can thiệp nhằm điều chỉnh
lại hành vi của bọn trẻ cho đúng đắn, ngay thẳng. Còn lại, hãy dành nhiều thời
gian đứng từ xa quan sát, để thấu hiểu hơn những ngôn ngữ mới mẻ của những đứa
trẻ đến từ Thiên Đường có ý nghĩa và thông điệp chúng mang đến là gì. Chơi với
trẻ, lắng lòng lại để nghe các em nhiều hơn, như thế mới có thể hiểu về thế giới
tâm hồn trẻ thơ - có hiểu biết, mới có thể yêu thương.
Tột cùng của giáo dục thuận tự nhiên, là không cần một phương pháp
giáo dục nào nữa.
Trần
Huy Toàn