CÂU CHUYỆN CỦA NGÔ ĐẠT QUỐC SƯ
Đời vua Đường Ý Tông, ở Trường An có một thầy tăng
mắc bệnh ghẻ lở, hằng ngày luôn thất tha thất thiểu trong bộ áo quần rách mướp,
mặt mày khô đét, thân hình gầy còm, tay chân lở loét, ai trông thấy cũng nhờm gớm.
Thỉnh thoảng một vài người vì động lòng trắc ẩn,
biếu cho chút ít thức ăn, ngoài ra không ai dám đến gần hoặc hỏi han điều gì cả,
cho nên cũng chẳng ai biết thầy từ đâu đến và bệnh tật ra sao.
Một hôm, trên đường về chùa An Quốc, thầy tình cờ
gặp một vị tăng khác là Ngộ Đạt. Thấy người đồng phạm hạnh trong cơn hoạn nạn,
Ngộ Đạt quá thương và cố thỉnh về ở với mình. Trước tấm chân tình và lời lẽ thiết
tha, thầy tăng kia nhận lời. Ngộ Đạt đưa vị ấy về chùa, cung kính chăm sóc như
bậc thầy. Mỗi buổi sáng, Ngộ Đạt lấy nước nóng rửa lau mụt ghẻ, không hề tỏ vẻ
nhờm gớm.
Sau một thời gian khá lâu, thầy thấy bệnh tình đã
khá rất hơn rất nhiều nên xin từ giã ra đi. Ngộ Đạt tỏ lòng quyến luyến, cố thỉnh
thầy lưu lại thêm ít hôm nữa, nhưng thầy không đổi ý. Thấy vậy, Ngộ Đạt thiết
tha xin đi theo để sớm hôm hầu hạ, thầy cũng từ chối nốt. Thầy nói:
– Ngày sau trên đường danh đức, thầy rất hiển đạt.
Thầy nên ở lại, đừng theo tôi mà phải chịu cảnh rày đây mai đó, làm mai một khả
năng giáo hóa của mình. Nhưng có một điều là sau này thầy phải hết sức chú ý mỗi
khi được xưng tán, ca ngợi, vì những sự tôn vinh có thể làm tổn thương đạo hạnh.
Tôi rất cảm kích tấm lòng tốt của thầy, vậy nếu sau này có gặp tai nạn gì thì
nên đến tìm tôi ở núi Trà Lũng, Tây Thục, Bành Châu. Cứ lên đến lưng chừng núi,
chỗ có hai cây tùng to gọi là Song Tùng Lãnh thì sẽ gặp được tôi.
Dặn dò xong, thầy từ biệt, Ngộ Đạt rơm rớm nước mắt,
trông theo đến khi khuất bóng mới trở về.
Ngày tháng thấm thoát trôi qua, quả nhiên về sau
Ngộ Đạt trở thành một vị danh tăng được rất nhiều người kính phục. Bấy giờ, ở
kinh đô người người đều biết và khâm phục tài đức của sư. Họ biết sư là một vị
sư có tài đức và thuyết giảng giáo pháp rất sâu xa. Sư hiểu biết rộng, hóa độ
được nhiều người, tiếng thơm vang khắp nơi.
Vua Ý Tông qua nhiều lần thăm dò thử thách mới thỉnh
sư vào cung thuyết pháp. Cách ít lâu sau liền phong sư làm Quốc sư và ban cho một
pháp tòa bằng gỗ trầm thơm quý. Đối với người thế gian thì còn có danh vọng nào
cao hơn được nữa!
Một hôm, khi đang ngồi trên ghế trầm, sư bèn khởi
niệm suy nghĩ rằng mình tài đức không ai bằng, được vua kính, quan phục, trăm họ
kính nể, sư cảm thấy thật không còn nấc thang nào cao hơn nữa.
Lòng tự đắc dâng lên tột độ, bỗng nghe xây xẩm mặt
mày, sư vội bảo đồ đệ dìu vào phương trượng, nằm mê man suốt hai ba giờ sau mới
tỉnh lại. Cảm giác trong mình khó chịu, sư biết đã thọ bệnh, liền rờ xuống đầu
gối nghe đau, vội vén quần lên, thật hết sức kinh ngạc, một mụt ghẻ giống tạc
như mặt người, có đầy đủ mắt, tai, mũi, miệng... Thật đáng kinh sợ!
Sư ngất lịm, các đồ đệ kêu vực mãi mới mở mắt, bỗng
nghe dưới mụt ghẻ nghiến răng, đau buốt thấu xương, quá khổ sở không cách gì cứu
chữa. Các danh y trong nước đều được vua mời đến chữa trị cho sư, nhưng mỗi lần
thoa thuốc là mỗi lần chết giấc chứ không thấy thuyên giảm chút nào. Nhưng thật
lạ, chỉ cần đút thịt vào thì thấy mụt ghẻ ăn ngay và lại nghe trong người dễ chịu,
thật là căn bệnh quái lạ xưa nay chưa từng thấy!
Chợt nhớ đến lời của vị thầy già bị bệnh khi xưa,
sư như sực tỉnh cơn mộng, quả nhiên nhận biết khổ nạn của mình chắc chắn đã xuất
phát từ sự khởi tâm kiêu mạn. Nhận ra điều đó rồi, sư bèn cố gắng cắn răng chịu
đựng lên đường sang Tây Thục.
Chợt nhớ đến lời của vị thầy già bị bệnh khi xưa,
sư như sực tỉnh cơn mộng, quả nhiên nhận biết khổ nạn của mình chắc chắn đã xuất
phát từ sự khởi tâm kiêu mạn. Nhận ra điều đó rồi, sư bèn cố gắng cắn răng chịu
đựng lên đường sang Tây Thục.
Quốc sư Ngộ Đạt chịu khổ sở đau đớn như vậy hơn
tháng trời. Sư ngẫm nghĩ lại thấy cuộc đời thật bèo bọt vô thường, chẳng có gì
bền chắc, danh vọng vật chất cũng chẳng có gì đáng để luyến lưu, ham muốn. Chợt
nhớ đến lời của vị thầy già bị bệnh khi xưa, sư như sực tỉnh cơn mộng, quả
nhiên nhận biết khổ nạn của mình chắc chắn đã xuất phát từ sự khởi tâm kiêu mạn.
Nhận ra điều đó rồi, sư bèn cố gắng cắn răng chịu đựng lên đường sang Tây Thục.
Vất vả khổ sở suốt mấy tuần mới đến được chân núi.
Đường dốc quanh co, mãi đến hoàng hôn sư mới tìm ra được dấu vết theo lời mô tả
của vị sư già. Kìa là hai cây tùng đã lộ bóng, nhưng vị thầy đâu chẳng thấy
hình dạng. Nếu không gặp được người, đêm nay chắc phải làm mồi cho thú dữ vì giữa
chốn hoang sơ này làm gì có chỗ an toàn để nghỉ qua đêm?
Sư còn đang ngơ ngác nhìn quanh bốn phía, trong
lòng lo sợ, bồi hồi thì bỗng nhận ra hình bóng thân yêu quen thuộc của vị thầy
ngày xưa hiện ra trên một tảng đá gần đó. Sư kêu to lên một tiếng mừng rỡ rồi
quên hẳn cả sự đau đớn, chạy vội đến và leo nhanh lên tảng đá, ôm choàng lấy vị
thầy và hỏi han rối rít.
Sau khi bộc lộ hết những nỗi vui mừng, khao khát của
mình rồi, sư vừa khóc vừa kể lại nỗi đau đớn mình đang gánh chịu cho vị thầy
nghe. Thầy liền an ủi và dìu Ngộ Đạt về thảo am trên lưng chừng núi. Sư thưa:
– Bạch thầy! Kẻ đệ tử đang lâm vào cơn khổ nạn bức
bách, khổ sở không bút mực nào tả xiết. Xin thầy rủ lòng từ bi ra tay tế độ,
giúp cho đệ tử thoát nạn, ơn đức ấy suốt đời con không bao giờ quên.
– Không hề gì! Không hề gì! Oan nghiệt ông đã vay từ
nhiều đời nhiều kiếp về trước, ngày nay phải trả. Ông phải chịu đựng để trả
xong món nợ máu ấy mới mong được giải thoát. Đức Thế Tôn khả kính của chúng ta
khi xưa còn thị hiện những nạn gươm vàng đâm vế, ba tháng ăn lúa ngựa... huống
gì hạng phàm phu chúng ta làm sao thoát được. Nợ mình đã trả thì sẽ hết, nhưng
điều quan trọng là đừng vay thêm nữa.
– Bạch thầy! Thầy nói nợ máu là thế nào, đệ tử
không sao hiểu được? Xin thầy hoan hỉ giảng cho.
– Chuyện ấy rồi thầy sẽ rõ, vì rồi sẽ có người nói
cho thầy biết.
Rạng sáng hôm sau, thầy bảo đồng tử dẫn Ngộ Đạt xuống
dòng suối gần đó lấy nước rửa ghẻ. Đồng tử vừa định khoát nước lên rửa thì nghe
có tiếng thét từ trong mụt ghẻ phát ra:
– Khoan, hãy khoan đã. Ta có việc cần muốn nói với
ông ấy.
Ngộ Đạt còn chưa hoàn hồn đã nghe mụt ghẻ nói tiếp:
– Tiếng đồn ông là người học rộng, vậy đã từng đọc
Tây Hán thư chưa?
Thầy Ngộ Đạt đáp:
– Đã từng xem qua vài lượt.
– Vậy ông có nhớ chuyện Viên Áng gièm tâu với vua
Cảnh Đế chém chết Triệu Thố ở phía đông chợ không?
– Có nhớ! Nhưng hỏi như vậy để làm gì?
– Chính ông là Viên Áng ngày đó, còn tôi là Triệu
Thố đây. Ông hại chết tôi oan ức đến dường nào ông có biết chăng? Thù ấy, oán ấy
thâm xương thấu cốt, tôi đã 10 đời luôn ở bên ông tìm dịp báo thù, nhưng trong
suốt 10 đời ông luôn làm bậc cao tăng, giới luật tinh nghiêm, tôi phải đành ôm
hận, nhưng quyết theo mãi, đến khi nào trả xong mối thù, đòi xong nợ máu mới
thôi.
Vừa rồi, được dịp thuận tiện, ông vì được vua kính
chuộng, ban cho tòa trầm hương, phong làm quốc sư, vinh quang hiển hách, do đó
tâm danh lợi nổi lên, khí kiêu căng bừng khởi, làm suy giảm đức hạnh, tôi mới
nhân cơ hội đó làm hại ông để đòi món nợ trên.
Ngày nay, may nhờ thầy Ca-nặc-ca thương xót ra tay
giải cứu cho ông, lại còn dùng nước tam-muội rửa tội. Nhờ thần lực của thầy
giúp cho ông và tôi từ đây về sau oán hận không còn, cừu thù tan hết. Vậy kính
khuyên ông hãy cố gắng tinh tấn tu hành, viên thành đạo nghiệp. Xin bái biệt!
Ngộ Đạt nghe xong, mình nổi đầy gai ốc, đồng thời
với tay khoát nước rửa mụt ghẻ, nước vừa chạm đến thịt, sư nghe đau buốt thấu
xương, ngất lịm. Khi tỉnh lại, mụt ghẻ đã lành, da thịt liền lại như xưa, không
có chút vết sẹo nào. Thầy vui mừng đến chảy nước mắt, vội trở lên núi cảm tạ ân
đức của tổ, phát nguyện tinh tấn tu hành, không dám giải đãi.
Bộ Thủy sám 3 quyển hiện nay đang lưu hành chính
là phương pháp sám hối do quốc sư Ngộ Đạt viết ra.
-ST-