THÚ VỊ VỀ HÌNH THỂ NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
I. Vì sao
người phương Tây lại cao hơn người phương Đông ?
Chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như di
truyền (23%), dinh dưỡng (32%), vận động (20%) và còn lại là giấc ngủ, môi trường
sống. Cũng bởi gần như đáp ứng được hết các yếu tố này mà người phương Tây luôn
có chiều cao nổi bật hơn hẳn.
1. Môi trường
sống thuận lợi cho phát triển chiều cao.
Môi trường sống là một trong những yếu tố quyết định
đến chiều cao của con người và người phương Tây đã có được điều này do các quốc
gia châu Âu nằm trong vành đai khí hậu ôn đới (trong khoảng 2 - 22 độ C) nhiệt
độ tương đối lạnh vào mùa đông và khá dễ chịu trong mùa hè. So sánh giữa các
vành đai khí hậu, nền nhiệt ôn đới không khắc nghiệt như hàn đới và cũng không
nóng ẩm như nhiệt đới.
Vành đai khí hậu này phù hợp cho sự phát triển vóc
dáng của con người. Bởi trong môi trường quá lạnh (khí hậu hàn đới), chiều cao
không thể phát triển vì lý do “trú ẩn tránh rét”. Ngược lại, trong môi trường
quá nóng hoặc nóng ẩm (nhiệt đới) cũng không “kích thích” được tầm vóc của cơ
thể. Áp dụng luật tiến hóa và chọn lọc tự nhiên vào giải thích, cho thấy môi
trường châu Âu hoàn toàn phù hợp với lý thuyết của Charles Darwin.
2. Thực phẩm
đa dạng đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
Tổ tiên của người phương Tây xuất phát từ khu vực
phía Bắc lục địa Âu - Á (cư trú trên một vùng đất rộng lớn trải dài trên phần lãnh
thổ của Nga và miền Bắc châu Á). Lúc đầu những người này theo cuộc sống du mục,
làm nghề săn bắt, đánh cá và hái lượm. Khẩu phần ăn hàng ngày của họ cũng xoay
quanh thực đơn này.
Về sau, môi trường sống di chuyển gặp nhiều khó
khăn do những biến đổi khí hậu, họ tập trung lại, định cư trong các cộng đồng
nhỏ. Lúc này, những cư dân đầu tiên của châu Âu bắt đầu trống lúa mì, thuần hóa
động vật (tuần lộc, cừu) để lấy sữa và thịt. Từ đây, khẩu phần ăn của tổ tiên
phương Tây có thêm sữa và bánh mì bên cạnh hải sản, trái cây, rau củ,…. Nguồn
thực phẩm này hoàn toàn phù hợp với thực đơn dinh dưỡng tăng chiều cao hiện nay
của khoa học hiện đại.
3. Khoa học
hiện đại châu Âu góp phần vào chiều cao phương Tây.
Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học
đều thống nhất luận điểm “khoa học hiện đại phương Tây” góp phần không nhỏ vào
chiều cao hiện tại của người phương Tây nói chung và người châu Âu nói riêng. Nền
tảng khoa học hiện đại, kế thừa từ khoa học tự nhiên của La Mã và Hy Lạp cổ đại
đã giúp châu Âu có những công trình, phát kiến hiện đại về mọi lĩnh vực từ kinh
tế tới y học, dinh dưỡng, sức khỏe,... Các thành tựu này quay trở lại tác động
tích cực lên đời sống của con người. Kết quả, chiều cao được nâng lên gấp bội!
II. Lý giải
vì sao người phương Tây quyến rũ nhưng lại nhanh già.
Bạn có nhận thấy rằng người châu Âu khi trẻ thường
rất đẹp, nhưng dường như già nhanh hơn so với người châu Á ?
1. Đầu tiên
phải kể đến là chế độ ăn của họ
khác nhau. Theo một nghiên cứu của ĐH Monash ở
Melboune (Australia), cho dù sống cùng ở điều kiện tự nhiên nhưng người Úc gốc
Hy Lạp tiêu thụ nhiều rau xanh, cà tím, tỏi, trái cây sấy khô, đồng thời tiêu
thụ ít các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn, sữa, cà phê. Do đó, họ có
ít nếp nhăn trên da hơn người Úc gốc Anh - những người có chế độ ăn gồm lượng lớn
sữa, thịt hộp, khoai tây, bánh ngọt, ...Giống với người Úc gốc Hy Lạp, người
châu Á thường tiêu thụ nhiều rau, trái cây - thực phẩm chứa nhiều chất chống
oxy hóa, vitamin giúp làm chậm sự lão hóa. Trong khi đó, các món yêu thích của
người phương Tây là pizza, hamburger, khoai tây chiên, thịt nướng, cà phê - những
thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Những thực phẩm này sẽ đẩy nhanh tốc độ
lão hóa trên da và tạo nếp nhăn.
2. Tiếp
theo, một số nghiên cứu và thống
kê cho thấy: ước tính khoảng 80% người Đông Nam Á
không dung nạp được lactose cũng như không tiêu hóa tốt các sản phẩm từ sữa. Những
người không dung nạp lactose thường sẽ tránh ăn nhiều pho mát, bơ, sữa bởi
chúng có thể khiến bạn đầy bụng, khó tiêu. Chế độ ăn ít sữa hơn của người châu
Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng sẽ càng giúp họ ngăn chặn quá trình lão hóa
so với người phương Tây. Tuy sữa tốt cho sức khỏe, nhưng phần lớn sữa ngày nay
đều được tiệt trùng ở nhiệt độ cao khiến hầu hết các enzyme tiêu hóa trong sữa
bị tiêu diệt. Thứ còn lại của sữa sau khi tiệt trùng là một lượng lớn đường
lactose – sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của tế bào, đồng nghĩa với việc
làm gia tăng sự lão hóa.
3. Bên cạnh
đó, sự phát triển của truyền thông và văn hóa phương Tây đã sinh ra nỗi ám ảnh
của người châu Á về một làn da trắng. Do sợ bị đen da nên khi ra ngoài
trời nắng, phụ nữ châu Á thường trang bị đầy đủ
các phụ kiện như nón rộng vành, khẩu trang, áo tay dài, ô… để che nắng, hay cụ
thể hơn là tránh khỏi các tia UV trong ánh nắng. Ngược lại, người châu Âu lại
khao khát có một làn da rám nắng nên họ sẵn sàng đi bộ giữa trưa, hay tắm nắng
trên bờ biển. Điều này khiến họ tăng khả năng tiếp xúc tia UV. Việc thường
xuyên tiếp xúc với tia UV sẽ gây ra tác hại, không chỉ làm sậm màu mà còn tạo
ra nếp nhăn và tàn nhang trên da. Nếu khuôn mặt có nhiều nếp nhăn và tàn nhang
thì sẽ trở nên tối hơn và già hơn.
4. Và cuối
cùng, vóc dáng nhỏ nhắn của người châu Á càng khiến họ trông trẻ trung hơn.
Theo đó, vóc dáng trung bình người châu Á chúng ta khá nhỏ so với người phương
Tây, đến nỗi tại một số nước châu Âu, quần áo cỡ người lớn của người châu Á còn
có thể bị hiểu nhầm là quần áo trẻ em.
Các chuyên gia nhận định, khi một người cao lớn đứng
cạnh một người nhỏ nhắn thì theo tâm lý
chung bạn sẽ thấy người nhỏ hơn trông sẽ trẻ hơn.
III. Tại
sao dáng mũi của người phương Tây lại khác so với người phương Đông ?
Người sống trong điều kiện thời tiết nóng có lỗ
mũi rộng hơn so với người sống trong thời tiết lạnh. Người càng sống gần xích đạo
thì lỗ mũi càng rộng. Sở dĩ có mối liên hệ này là vì một trong những nhiệm vụ
quan trọng của mũi là điều hòa không khí đủ ấm và đủ ẩm trước khi đi đến phổi để
đảm bảo sức khỏe cho con người và giúp họ thích nghi với môi trường sống tốt
hơn.Ví dụ, bạn sống trong môi trường lạnh khô thì không khí đi qua đường mũi
vào phổi sẽ là không khí lạnh khô. Cơ chế của đường hô hấp bên trong mũi có nhiệm
vụ phải làm ấm và làm ẩm không khí đó trước khi nó đến phổi. Và dĩ nhiên, lỗ
mũi nhỏ hẹp sẽ giúp tăng độ ẩm cũng như làm ấm luồng không khí và giảm sự tác động
của không khí lạnh.Còn những người sống ở nơi có nhiệt độ cao, bao gồm cả Việt
Nam thường có mũi thấp và lỗ mũi rộng để hô hấp dễ dàng hơn.
IV. Vì sao
màu da người phương Đông khác người phương Tây.
Người châu Âu có ít hắc tố nên màu da rất nhạt;
người châu Phi nhiều hắc tố nên da màu đen hoặc nâu đen. Ở người da vàng, lượng
hắc tố ở mức giữa hai loại người trên nên da màu vàng. Các nhà khoa học cho biết,
màu da của người là kết quả thích ứng với môi trường trong quá trình tiến hóa
lâu dài.Tia tử ngoại của ánh nắng tuy có thể giúp cơ thể hợp thành vitamin D,
tăng thêm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật nhưng lại có thể gây hại nếu
có quá nhiều. Hắc tố da giống như một cái "dù" để che ánh nắng, ngăn
ngừa tia tử ngoại xâm nhập vào cơ thể. Người châu Phi do sống ở vùng vĩ độ thấp,
nhiều ánh nắng nên da có nhiều hắc tố. Người châu Âu sống ở vùng vĩ độ cao,
không bị ánh nắng mặt trời chiếu mạnh, màu da sáng sẽ giúp họ hấp thụ được nhiều
tia tử ngoại hơn.
V. Vì sao
màu tóc của người phương Tây và người phương Đông khác nhau
Tóc của người cũng có nhiều màu; có tóc đen, tóc
vàng, tóc đỏ... Nhìn chung, người da vàng có tóc đen nhánh, người da trắng tóc
màu vàng bạch kim. Giống như màu da, màu tóc sở dĩ khác nhau cũng là do số lượng
hắc tố trong tóc nhiều hay ít. Người hắc tố nhiều sẽ có tóc đen, ngược lại là
tóc vàng hoặc bạch kim. Màu tóc khác nhau cũng là một chứng minh về sự thích ứng
đối với môi trường của con người. Người phương Tây sống ở vùng lạnh, ánh nắng yếu;
còn người phương Đông sống ở vùng nắng nhiều, hắc tố sẽ bảo vệ tóc trước sự tấn
công của tia tử ngoại.
VI. Vì sao
có sự khác biệt về màu mắt ?
Màu mắt của người phương Đông và người phương Tây
có khác nhau. Mắt người phương Đông màu vàng hoặc đen, mắt người phương Tây ngược
lại là màu lam nhạt hoặc màu sáng. Trên thực tế, màu mắt chính là màu của củng
mạc (màng nửa hình cầu nằm phía trước nhãn cầu). Lượng hắc tố trên củng mạc sẽ
quyết định màu sắc của nhãn cầu. Ở người phương Đông hoặc người châu Phi, châu
Mỹ la tinh, hắc tố trên củng mạc tương đối nhiều nên nhãn cầu mang màu đen hoặc
vàng nâu. Ở người da trắng phương Tây, hắc tố trên củng mạc ít, mạch máu ở đó lại
nhiều nên nhãn cầu có màu lam nhạt hoặc xám (cũng giống như với người da trắng,
ta dễ dàng thấy được các mạch máu li ti ở dưới