TẾT TRUNG THU
Tết Trung thu trong mắt trẻ em là những hình ảnh về
mâm cỗ bánh kẹo đủ đầy hấp dẫn, là được cùng nhau vui đùa, hát ca, rước đèn ông
sao rộn rã. Còn với người lớn khi xa quê thì Trung thu lại là dịp đoàn viên,
quây quần bên gia đình thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo đón trông trăng.
Nguồn gốc Tết
Trung thu
1. Câu chuyện ông vua Đường Minh Hoàng dạo chơi
trên cung trăng
Theo truyền thuyết, Tết Trung thu được bắt nguồn từ
Trung Hoa, thời vua Đường Minh Hoàng vào thế kỷ thứ VIII sau Tây lịch. Chuyện kể
khi vua Đường Minh Hoàng đang dạo chơi tại vườn Ngự Uyển vào đêm Rằm tháng 8
thì gặp vị đạo sĩ tên La Công Viễn, vị ấy đã dùng thần thông đưa nhà vua lên
cung trăng. Đến ngày trở về trần gian, vì lòng tơ tưởng, luyến tiếc cảnh cung
trăng thơ mộng cùng các tiên nữ xinh đẹp; nên vào tháng 8 âm lịch hàng năm, nhà
vua ra lệnh tổ chức rước đèn; ngắm trăng và bày tiệc ăn mừng Tết Trung Thu.
2. Câu chuyện Hậu Nghệ - Hằng Nga cùng lọ thuốc bất
tử
Câu chuyện tiếp theo xoay quanh cặp vợ chồng Hậu
Nghệ và Hằng Nga cùng lọ thuốc bất tử. Thuở ấy, Hậu Nghệ là một chàng trai rất
tài giỏi nên học chúng đua nhau đến học rất nhiều. Trong số đó, có chàng trai
tên Bồng Mông, vốn bản tính ác độc; biết chuyện vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga
có được thuốc trường sinh bất tử, nhân lúc Hậu Nghệ đi vắng, anh ta lẻn vào
nhà, bắt Hằng Nga phải nộp thuốc. Hằng Nga không chịu, trong lúc bị dồn vào thế
nguy, cô liền mở hòm lấy thuốc uống. Ngay lúc đó, bỗng nhiên người cô trở nên
nhẹ bỗng và từ từ bay lên cung trăng. Khi trở về, Hậu Nghệ biết tin, đau lòng
và thương nhớ vợ, vậy nên cứ đến Rằm tháng 8, anh bày hương làm lễ hướng lên mặt
trăng tưởng nhớ người vợ của mình.
3. Sự tích chú Cuội - chị Hằng
Chuyện xưa có kể về chàng tiều phu đi rừng tên là
Cuội. Một hôm, Cuội giết đàn hổ con nên khi hổ mẹ về, Cuội hoảng sợ trèo lên
cây để trốn.
Khi ấy, Cuội thấy hổ mẹ nhai lá đa, mớm cho đàn hổ
con, vừa xong thì đàn hổ con sống lại. Biết đó là cây thuốc quý nên Cuội chặt
cây đa mang về nhà trồng. Từ đó trở đi, Cuội cứu sống rất nhiều người, trong đó
có con gái phú ông, sau này trở thành vợ chàng.
Một hôm, Cuội đi vắng, người vợ ở nhà bị bọn ác giết
và để Cuội không thể cứu sống được vợ, chúng đã moi ruột vợ chàng vứt đi. Chú
chó trung thành mà Cuội nuôi đã đồng ý hiến bộ ruột cho vợ chàng. Cùng với đó,
Cuội nhai lá đa mớm cho vợ và người vợ sống lại. Còn chú chó, Cuội lấy đất, nặn
thành ruột và mớm lá đa nên cũng hồi sinh.
Tuy nhiên, từ đó người vợ lại hay quên. Trong một
lần, vì quên lời Cuội dặn nên vợ chàng đi tiểu dưới gốc cây đa, không ngờ cây bật
rễ và bay lên trời. Vừa lúc đi làm về, chàng hốt hoảng lấy rìu bổ vào gốc đa để
giữ cây nhưng không được; cứ vậy, Cuội theo cây đa bay về mặt trăng.
Giờ đây, mỗi khi nhìn lên cung trăng, người ta thường
thấy hình ảnh một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc cây, và sự tích chú Cuội ngồi
dưới gốc cây đa trên cung trăng có từ thuở đó.
4. Dịp để nghỉ ngơi, sum họp và trò chuyện bên gia
đình
Theo lý giải của đạo Phật, các nước trong khu vực
châu Á đều xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước nên sau khi hết mùa vụ thì
tháng 8 là lúc người nông dân nghỉ ngơi sau những ngày vất vả, cùng trẻ nhỏ
quây quần, vui chơi và ngắm trăng. Bởi lẽ tiết trời tháng 8 là đẹp nhất, tiết
trời trong xanh, ánh trăng tròn đầy, tiết trời mát mẻ làm xao xuyến lòng người.
Vì thế mà có lẽ, Tết Trung Thu không bắt nguồn từ
những tích truyện trên bởi rất nhiều nước tổ chức đón tết này như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Campuchia, Lào,... nên Rằm tháng 8 xuất phát từ mong muốn của người
dân và trẻ nhỏ là được nghỉ ngơi, sum họp và trò chuyện bên gia đình sau một
năm vất vả, bận rộn, để cùng nhau ngắm trăng, thưởng nguyệt.
Ý nghĩa
ngày Tết Trung thu
Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, nhân
văn sâu sắc, đó là khơi dậy nguồn tâm biết ơn và gợi nhắc về tuổi thơ trong
sáng và sống hướng thiện:
1. Khơi dậy
nguồn tâm biết ơn
Tết Trung thu mang ý nghĩa đặc biệt bởi khi nhắc đến
Trung thu, người người nhà nhà nhớ tới hình ảnh Bác Hồ kính yêu. Trước khi Bác
Hồ mất, cứ vào dịp Tết Trung thu, Bác thường đi thăm, gửi quà, gửi thư hay viết
thơ tặng cho thiếu nhi. Chính vì tình yêu thương đặc biệt này mà Trung thu đã
trở thành dịp để chúng ta tỏ lòng biết ơn tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
2. Gợi nhắc
về tuổi thơ trong sáng và sống hướng thiện
Mỗi khi đến Trung thu, ngắm nhìn ánh trăng thuần
khiết, con người dường như nhớ đến kỉ niệm tuổi thơ trong sáng và điều đó giúp
cho họ hướng đến những điều thiện lành.
-ST-