HÀNH TRÌNH CỦA ĐẠI BÀNG

TU DƯỠNG NỘI TÂM ĐỂ BẤT KHẢ CHIẾN BẠI

Trên đường đời, mỗi người đều sẽ gặp không ít gian nan thử thách, và trong những hoàn cảnh khó khăn mới có thể thể hiện ra sự tu dưỡng của chính mình. Người bình thường hay bối rối và sầu não, chỉ những người có tu dưỡng cẩn thận mới có thể đạt được trạng thái bình thản đối diện…

Vương Thủ Nhân (31/10/1472 – 9/1/1529), tên thuở nhỏ là Vân, tên chữ Bá An, biệt danh Dương Minh. Ông là người Dư Diêu, phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Bởi vì Vương Thủ Nhân từng thiết kế kiến trúc ở động Dương Minh thuộc núi Kê, nên người đời đặt cho ông biệt danh là Vương Dương Minh. Ông vừa là một chiến lược gia thời nhà Minh, vừa là nhà quân sự, vừa là nhà tâm linh học.

Lập chí hướng gì sẽ thành tựu người như thế

Vương Dương Minh từng nói: “Đọc sách dạy làm Thánh hiền là sự việc quan trọng nhất trong đời”.

Năm 1483, Vương Dương Minh theo học tại một trường tư thục ở Bắc Kinh. Một hôm, ông nghiêm túc hỏi thầy giáo: “Thưa thầy, việc gì là quan trọng nhất?”. Câu hỏi này tương đương với việc hỏi, điều giá trị nhất của đời người là gì?

Thầy giáo nghe câu hỏi mà vô cùng kinh ngạc, bởi vì trước đó người thầy này chưa từng gặp học trò nào hỏi câu như vậy. Tuy vậy thầy giáo vẫn nhanh chóng đưa ra câu trả lời chắc nịch: “Đương nhiên là đọc sách tốt rồi ra làm quan lớn”.

Vương Dương Minh nghiêm túc nhìn thầy nói: “Trò không nghĩ như vậy”. Ngừng một chút, Dương Minh tiếp tục nói với dáng vẻ nghiêm nghị: “Trò nghĩ rằng việc quan trọng nhất trong đời chính đọc sách làm Thánh hiền”.

Trung Quốc có câu cách ngôn: “Lên ba xem tuổi già”. Người Trung Quốc từ xưa đến nay luôn đề cao tầm quan trọng của việc lập chí. Ngay từ khi còn nhỏ, Vương Dương Minh đã lập chí làm Thánh hiền, quả nhiên về sau ông đã trở thành bậc Thánh hiền và trở thành ví dụ tốt nhất để chứng minh cho việc lập chí.

Tại sao việc lập chí lại quan trọng đến vậy? Bởi vì chí hướng chính là ý chí, cũng là phương hướng. Chỉ bằng cách này, với thời gian và sức lực có hạn cùng với sự việc hiện thực rất phức tạp, con người mới có thể kiên trì và tránh đi đường vòng, như vậy tới cuối cùng mới đạt được mục tiêu.

Hoàn cảnh càng khó khăn càng là lúc để tu tâm

Vương Dương Minh từng nói: “Ta lấy việc thi trượt mà bị động tâm làm hổ thẹn”.

Năm 1496, Vương Dương Minh lại tri trượt một lần nữa, có người không nhìn thấy tên của mình được niêm yết trên bảng vàng thì khóc lóc, riêng Dương Vương Minh lại dửng dưng. Mọi người cho rằng ông quá buồn mà phản ứng ra như vậy, cho nên ai cũng an ủi ông.

Thấy vậy, Vương Dương Minh đã nở một nụ cười nhẹ rồi nói: “Mọi người đều dùng thi trượt lấy làm hổ thẹn. Riêng ta lấy việc thi trượt mà động tâm làm hổ thẹn”.

Trên đường đời, mỗi người đều sẽ gặp không ít gian nan thử thách, và trong những hoàn cảnh khó khăn mới có thể thể hiện ra sự tu dưỡng của chính mình. Người bình thường hay bối rối và sầu não, chỉ những người có tu dưỡng cẩn thận mới có thể đạt được trạng thái bình thản đối diện. Văn Thiên Tường nói rằng: “Lúc nghèo hèn, tiết tháo của một người mới biểu hiện ra”.

Làm thế nào để có được loại ý thức tự tu dưỡng? Vương Dương Minh cũng từng nói một câu: “Trong mỗi sự việc, người tu tự tôi luyện chính mình, mới có thể tự lập được, mới có thể tĩnh tại, tại hoàn cảnh động cũng có thể tĩnh lại được. Gian nan khốn khổ, đó là hoàn cảnh tốt nhất để rèn luyện tâm tính”.

Người có trái tim mạnh mẽ mới có thể bất khả chiến bại

Vương Dương Minh từng nói: “Quyết định thắng thua nằm ở chỗ động tâm hay bất động tâm”.

Một đệ tử hỏi Vương Dương Minh rằng, việc dùng binh liệu có đòi hỏi kỹ xảo đặc biệt không? Vương Dương Minh đáp: “Ở đâu có kỹ xảo, chỉ cần chăm chỉ học hỏi, tu dưỡng tâm bất động. Nếu phải nói là cần kỹ năng, thì tâm bất động chính là kỹ năng duy nhất. Trí tuệ của mỗi người đều không kém nhau bao nhiêu, việc thắng bại chỉ nằm ở việc động tâm hay bất động tâm mà thôi”.

Vương Dương Minh lấy ví dụ cho đệ tử xem, ông nói rằng: “Lúc đối đầu với đội quân của Chu Thần Hào, chúng ta lâm vào hoàn cảnh xấu, thầy đã lệnh cho vị tướng đứng bên cạnh chuẩn bị hỏa công, người này dường như không nghe thấy gì, thầy phải nói đến 4 lần, người này mới dần lấy lại tinh thần. Bởi vì, ngày bình thường, người này không học tập rèn luyện đến nơi đến chốn, nên khi gặp khó khăn liền hoảng sợ bối rối. Trí tuệ xuất ra khi đối diện với khó khăn không đến từ bên ngoài mà đến từ việc học hành chăm chỉ, dụng tâm rèn giũa”.

Vì sao nói “tâm bất động” là kỹ xảo duy nhất. Bởi vì chỉ khi tâm bất động thì đầu óc mới giữ được tỉnh táo, tỉnh táo nhìn xét sự việc thì mới giữ được bình tĩnh, khi nguy cơ ở trước mặt, giữ được bình tĩnh thì mới triển hiện ra ý chí siêu phàm. Theo như lời của Vương Dương Minh, điều này không đến từ bên ngoài.

Nhiều người giảng kỹ xảo, nhìn tưởng rằng thông minh nhưng kỳ thực đây chỉ là sự khôn vặt. Chỉ có bậc trí giả chân chính mới có thể nương theo nguyện vọng và ý chí lớn mà kiên trì rèn luyện một cách thiết thực. Giống như Lão Tử từng nói: “Đại xảo nhược chuyết”, ý là “tuyệt khéo mà như vụng về”. 

Vậy thì rèn luyện điều này như thế nào? Vương Dương Minh chỉ ra rằng, không có đường tắt, chỉ có học hành chăm chỉ. Gia Cát Lượng nói: “Không học thì không thể phát triển tài năng”. Đối với tài năng và tu dưỡng, đọc sách học tập không phải là con đường duy nhất nhưng cũng là con đường không thể thiếu.

Thuận theo bản tính, bảo trì lương tri của chính mình

Vương Dương Minh nói: “Mỗi ngày vị hòa thượng niệm cái gì? Mắt ông ấy nhìn cái gì?”. 

Vương Dương Minh từng nhìn thấy một vị hòa thượng ngồi trong một ngôi miếu, nghe nói vị này đã tĩnh tọa ở đó 3 năm.

Vương Dương Minh mỉm cười, đi vòng quanh vị hòa thượng vài vòng, giống như thầy pháp bắt quỷ. Cuối cùng ông dừng lại trước mặt vị hòa thượng đang ngồi định, nhìn nhìn một chút rồi bất thình lình hét lớn: “Mỗi ngày vị hòa thượng niệm cái gì? Mắt nhìn cái gì?”. 

Không biết những lời của Vương Dương Minh ẩn chứa thiên cơ đã làm kinh động đến nhà sư hay vì Vương Dương Minh hét lớn làm động vị hòa thượng này. Ngay sau đó, hòa thượng thất kinh mở mắt, miệng thốt lên: “à ồ”.

Vương Dương Minh nhìn chằm chằm vị hòa thượng rồi hỏi: “Trong nhà ông còn ai?” Nhà sư trả lời: “Ta còn có mẹ già”. Vương Dương Minh lại hỏi: “Ngươi nhớ bà ấy sao?” Vị hòa thượng không nói gì, hoàn toàn yên tĩnh, tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng mồ hôi chảy ra từ trên đầu của nhà sư. Cuối cùng, nhà sư phá vỡ sự im lặng chết chóc này rồi trả lời bằng một giọng đầy tội lỗi: “Có thể nào không nhớ nghĩ chứ”.

Vương Dương Minh tỏ vẻ hài lòng, nhẹ nhàng khoát tay và nói với nhà sư: “Đi thôi, về nhà chăm sóc mẹ”. Ngày hôm sau, nhà sư đã rời chùa trở về nhà.

Vị hòa thượng đã thiền định ngồi lặng yên suốt 3 năm, tại sao Dương Vương Minh lại hỏi vị này ông đang nhìn cái gì?

Bởi vì Vương Dương Minh thấy rằng, bề ngoài vị hòa thượng này tỏ ra không nhìn gì, thế nhưng trong lòng lại đang xem mọi thứ. Thứ diễn tra trong tư tưởng của vị hòa thượng này là sự xung đột giữa đoạn tuyệt dục vọng cùng hoài niệm với lương tri tự nhiên của con người.

Vương Dương Minh thực sự đã nói với vị hòa thượng này một câu: “Thuận theo bản tính tự nhiên và lương tri của chính mình mới đúng là con người thật sự, mới hợp với đạo. Còn tránh đến một nơi thanh vắng để áp chế nhân tâm cùng đủ loại dục vọng hòng đạt được đạo, thì đây không phải là đạo mà chỉ là vọng tưởng mà thôi”.

Thành tâm thành ý muốn làm tín đồ tâm học theo góc nhìn của Vương Dương Minh chính là sống tốt, làm người chân chính, biết nghe theo tiếng gọi lương tri, nghe thấy âm thanh của thiện tâm, vậy là đủ.

-ST-

Được tạo bởi Blogger.