HÀNH TRÌNH CỦA ĐẠI BÀNG

DỰ ĐÁM TANG - NGHI THỨC VÀ KIÊNG KỴ THEO DÂN GIAN

Người Việt Nam luôn có tinh thần tương thân tương ái vì vậy khi trong làng xóm, ở công sở có người qua đời, người ta luôn đi viếng để chia buồn với gia đình người mất cũng như giúp họ giải quyết các việc trong đám. Vì vậy khi Đi viếng đám ma, đám tang nên làm gì, kiêng cử gì ? là điều ai cũng cần biết và chú ý để giúp mình không phạm phải những điều kiêng kỵ cũng như tránh gây thêm những tổn thương cho gia đình người mất. Cụ thể như sau:

1. Đi viếng đám ma, đám tang nên làm gì, kiêng cử gì ?

 Những điều nên kiêng cử khi đi viếng đám ma, đám tang

- Kiêng bật loa, hò hét giải trí khi gặp tang lễ

Trong buổi tang lễ, người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã. Trường hợp cạnh một đám tang là một đám cưới thì nhà có đám cưới cũng phải vặn nhỏ loa đài, không biểu lộ sự hân hoan thái quá với việc “hỷ” nhà mình mà nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ so với dự định ban đầu.

- Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng dự tang lễ

Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.

Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang, cần đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí.

Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.

- Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu

Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, thậm chí còn phải cố tình khiêng chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.

- Không mặc lòe loẹt, hở hang và cười nói ầm ĩ

Người đi viếng đám tang chỉ mặc đồ đen trắng, tránh ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang, trang điểm nhiều, tô son đỏ, không cười nói quá lớn, nô đùa gây ầm ĩ.

- Không nên bật nhạc điện thoại chuông to khi đi viếng đám tang

Trong buổi tang lễ, ngoài việc người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã nếu có đám cưới bên cạnh, thì người đi viếng cũng lưu ý để chế độ điện thoại nhỏ để tránh trường hợp có người gọi tới chuông reo to, hoặc có nhạc vui nhộn tạo hình ảnh không hay.

- Vái khi đi viếng đám tang

Khi nhà nào đó có người qua đời thì người ta chỉ đi viếng (còn gọi là đi đám tang) sau khi đã nhập liệm (đã liệm người quá cố vào trong quan tài). Lúc đó mới có chuyện vái lạy.

Quan niệm về lạy khi dự đám tang cũng có nguyên tắc của nó. Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ LẠY 2 lạy (và vái 2 vái). Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).

Trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà, người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá cố, thì chỉ đứng để vái 2 vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

- Không để hình ảnh của mình lưu lại tại đám tang như: Không soi gương, kính, mặt tivi ở nơi đang có tang; hạn chế nhìn di ảnh và không nói kiểu: Sao mất sớm thế, tội thế, đẹp trai thế, đẹp lão thế...tốt nhất là không nói gì; nếu dự lễ hạ huyệt thì tìm hướng đứng để tránh bóng của mình in lên quan tài; không được để nước mắt vương vào quan tài, nơi hạ huyệt. Tốt nhất là cố gắng kìm chế không khóc.

- Không dùng bất cứ đồ gì ở đó, không bình luận, đến lặng lẽ và đi lặng lẽ, có thể thăm hỏi nhưng không bình luận gì cả khi họ nói hoặc họ tâm sự; cố gắng không ôm họ để chia buồn vì dễ truyền hơi lạnh cho mình; chỉ làm động tác hai tay để trước ngực tỏ lòng chia buồn là được; không nhìn vào ô kính ở linh cửu.

- Luôn mang trong mình một món đồ đã được trì chú bằng phật pháp để hộ thân, vì những vật đó đã được chư vị phật chứng nhận cho nên mang đi đâu thì sẽ có hộ pháp chư phật theo để bảo vệ.

- Sau khi đi viếng đám tang về, mọi người nên làm một số việc sau đây:

+ Đơn giản nhất là đốt giấy, báo rồi bước qua một vài lần, còn nếu đúng pháp là phải đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét về tính năng, hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn vì vậy ít đi.

- Ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang. Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm giảm khí lạnh trong người.

- Khi đi đám ma cần bỏ vài nhánh tỏi vào trong túi. Quan điểm dân gian giải thích là “ma” thường rất kị với mùi tỏi. Nhưng dưới góc nhìn của các nhà khoa học thì tỏi có tính sát trùng, bảo vệ cơ thể.

- Khi đi dự đám tang về ngoài xông đốt cần xông bằng nước lá có 9 nhánh tỏi và 9 củ sả, nấu lên rồi xông một lúc, dùng nước đó tắm, giặt quần áo bằng nước ấm ngay, sau đó mới tiếp xúc với trẻ nhỏ.

-ST-

 

Được tạo bởi Blogger.