ĐỪNG TỰ TẠO THÊM NỖI KHỔ!
Chúng tôi rất thường cảm thấy rằng chúng tôi tạo
ra khổ riêng của mình. Mặc cho điều này, tại sao chúng tôi liên tục tạo ra
chúng? Và khi nào và làm sao người ta dừng việc tạo ra khổ riêng của mình?
Điều đầu tiên, và rất cơ bản cần được hiểu, là ở
chỗ bất kì khi nào bạn nói Chúng tôi rất thường cảm thấy rằng chúng tôi tạo ra
khổ riêng của mình, đây không phải là hoàn cảnh. Bạn không bao giờ thực sự cảm
thấy rằng bạn là người tạo ra khổ riêng của bạn. Bạn có thể nghĩ vậy, vì bạn đã
được dạy như vậy; vì trong nhiều thế kỉ các thầy giáo đã từng dạy rằng bạn là
người tạo ra khổ riêng của bạn và không ai khác chịu trách nhiệm.
Bạn đã nghe nói những điều này, bạn đã đọc những
điều này. Chúng đã trở thành máu và xương của bạn, chúng đã trở thành các ước định
vô ý thức của bạn, cho nên thỉnh thoảnh bạn lặp lại như vẹt, Chúng ta tạo ra khổ
riêng của chúng ta. Nhưng điều này không phải là việc cảm của bạn, điều này
không phải là việc nhận ra của bạn, vì nếu bạn nhận ra nó, thế thì điều khác là
không thể được. Thế thì bạn không thể nói, Mặc cho điều này, tại sao chúng tôi
liên tục tạo ra nó?
Nếu bạn thực sự cảm, và nếu nó là việc cảm riêng của
bạn rằng bạn là người tạo ra khổ riêng của bạn, bất kì khoảnh khắc nào bạn đều
có thể dừng lại – chừng nào bạn không muốn tạo ra nó, chừng nào bạn không thích
thú nó, chừng nào bạn không là kẻ tự bạo. Thế thì mọi thứ là được, thế thì
không có vấn đề gì. Nếu bạn nói, `Tôi thích thú khổ của tôi,’ thế thì được; bạn
có thể liên tục tạo ra nó. Nhưng nếu bạn nói, `Tôi khổ và tôi muốn đi ra ngoài
nó. Tôi muốn chấm dứt nó hoàn toàn – và tôi hiểu rằng tôi là người tạo ra,’ thế
thì bạn sai. Bạn không hiểu nó.
Socrates tương truyền đã nói rằng tri thức là đức
hạnh. Và đã từng có thảo luận lâu dài trong hai nghìn năm này về liệu Socrates là
đúng hay sai – tri thức là đức hạnh. Socrates nói rằng một khi bạn biết cái gì
đó, bạn không thể làm ngược lại nó được. Nếu bạn biết rằng giận là khổ, bạn
không thể giận được. Đây là điều Socrates ngụ ý – tri thức là đức hạnh. Bạn
không thể nói, `Tôi biết giận là xấu; dầu vậy tôi vẫn đi vào trong nó. Làm gì về
điều đó bây giờ?’ Socrates nói rằng điều thứ nhất là sai. Bạn không biết rằng
giận là xấu; đó là lí do tại sao bạn liên tục đi vào trong nó. Nếu bạn biết, bạn
không thể đi vào trong nó được. Làm sao bạn có thể đi ngược lại tri thức riêng
của bạn?
Tôi biết rằng nếu tôi để tay tôi vào lửa nó sẽ bị
đau. Nếu tôi biết, tôi không thể để tay vào được. Nhưng nếu ai đó khác đã bảo
tôi, nếu tôi đã nghe qua truyền thống, nếu tôi đã đọc trong kinh sách rằng lửa
thiêu cháy, và tôi đã không biết lửa, và tôi đã không biết bất kì kinh nghiệm
tương tự nào, chỉ thế thì tôi có thể đưa tay tôi vào lửa – và điều đó nữa cũng
chỉ một lần.
Bạn có thể quan niệm được điều đó không? Rằng bạn
mà đưa tay bạn vào lửa và bạn đã bị bỏng và bạn đã bị đau, và bạn lại đi và hỏi,
`Tôi biết rằng lửa thiêu cháy, nhưng mặc cho điều đó tôi vẫn đưa tay tôi vào lửa.
Phải làm gì về điều đó?’ Ai sẽ tin rằng bạn biết? Và đây là kiểu tri thức gì? Nếu
kinh nghiệm riêng của bạn về đau và bỏng không thể dừng được bạn, không cái gì
sẽ dừng được bạn. Bây giờ không có khả năng nào, vì khả năng cuối cùng đã bị bỏ
lỡ. Nhưng không người nào có thể bỏ lỡ nó; điều đó là không thể được.
Socrates là đúng, và mọi người đã biết, họ sẽ đồng
ý với Socrates – việc đồng ý đó có điểm rất sâu trong nó. Một khi bạn biết….
Nhưng nhớ – tri thức phải là của bạn. Tri thức vay mượn sẽ không có tác dụng;
tri thức vay mượn là vô dụng. Chừng nào nó chưa là kinh nghiệm riêng của bạn,
nó sẽ không làm thay đổi bạn. Kinh nghiệm của người khác không giúp được gì.
Bạn đã nghe nói rằng bạn là người tạo ra khổ riêng
của bạn, nhưng đây chỉ là trong tâm trí. Nó đã không đi vào hiện hữu của bạn,
nó không phải là tri thức riêng của bạn. Cho nên khi bạn đang thảo luận, bạn có
thể thảo luận về nó theo kiểu đầu óc, nhưng khi hiện tượng thực tại xảy ra, bạn
sẽ quên, và bạn sẽ hành xử theo cách bạn biết, không theo cách người khác biết.
Khi bạn thoải mái, bình thản, tự chủ, thảo luận một
cách im lặng về giận, bạn có thể nó nó là chất độc, nó là bệnh, xấu. Nhưng khi
ai đó làm cho bạn giận thế thì thay đổi hoàn toàn xuất hiện. Nó không phải là
thảo luận trí tuệ, bây giờ bạn được tham gia. Và khoảnh khắc bạn được tham gia,
bạn trở nên giận. Về sau lần nữa, hồi tưởng lại, khi bạn lại bình thản, kí ức
này sẽ quay lại, tâm trí bạn sẽ lại bắt đầu vận hành, và bạn sẽ nói, `Điều đó
là sai. Cái không tốt của tôi là làm điều đó. Tôi biết giận là sai.’
Ai là cái ‘tôi’ này? – chỉ trí tuệ, chỉ tâm trí bề
ngoài. Bạn không biết – vì khi ai đó đẩy bạn vào giận, bạn ném tâm trí này đi.
Nó là hữu dụng khi có liên quan tới thảo luận, nhưng khi tình huống thực nảy
sinh, chỉ tri thức thực sẽ giúp đỡ. Khi không có tình huống, bạn có thể tiếp tục
mãi. Ngay cả trong thảo luận, tình huống thực có thể nảy sinh. Người khác có thể
liên tục mâu thuẫn với bạn nhiều tới mức bạn trở nên giận và thế thì bạn sẽ
quên.
Tri thức thực ngụ ý cái đã xảy ra cho bạn. Bạn đã
không nghe nói về nó, không đọc về nó, bạn đã không thu thập thông tin về nó –
nó là kinh nghiệm riêng của bạn. Và thế thì không có vấn đề gì, vì sau đó bạn
không thể đi ngược lại nó. Không phải là bạn sẽ phải làm nỗ lực để không đi ngược
lại nó; đơn giản bạn không thể đi ngược lại nó.
Làm sao tôi có thể đi ngược lại được? Khi tôi biết
đây là bức tường và tôi muốn đi ra khỏi phòng này, làm sao tôi có thể cố đi qua
tường được? Tôi biết đây là tường, cho nên tôi sẽ tìm cửa. Chỉ người mù sẽ cố
đi ra qua tường. Tôi có mắt. Tôi thấy cái gì là tường và cái gì là cửa.
Nhưng nếu tôi cố đi vào tường và bảo bạn, `Tôi biết
rất rõ cửa ở đâu, và tôi biết đây là tường, nhưng mặc cho điều này, làm sao tôi
có thể dừng bản thân tôi khỏi cố đi vào tường?’ thế thì điều đó có nghĩa là khi
có liên quan tới tôi, cửa kia có vẻ như là giả. Người khác đã bảo tôi rằng nó
là cửa, nhưng khi có liên quan tới tôi, tôi biết cửa đó là giả. Và người khác
đã bảo tôi rằng đây là tường, nhưng khi tôi nhìn, tôi thấy cửa ở đây trên tường
này, và đó là lí do tại sao tôi cố.
Trong tình huống này bạn phải phân biệt rõ ràng giữa
điều bạn biết và điều bạn đã thu thập như tri thức. Đừng dựa vào thông tin. Từ
nguồn lớn nhất – cho dù bạn thu thập từ nguồn lớn nhất – thông tin là thông tin
thôi. Cho dù Phật nói điều đó cho bạn, nó không phải là của riêng bạn, và nó sẽ
không giúp bạn theo bất kì cách nào. Nhưng bạn có thể vẫn còn nghĩ rằng nó là
tri thức của bạn, và hiểu lầm này sẽ làm phí hoài năng lượng, thời gian và cuộc
sống của bạn.
Điều cơ bản là không hỏi phải làm gì để cho khổ
không được tạo ra. Điều cơ bản là biết rằng bạn là người tạo ra khổ của bạn. Lần
sau bất kì khi nào tình huống thực nảy sinh và bạn ở trong khổ, nhớ tìm ra liệu
bạn có là nguyên nhân của nó không. Và nếu bạn có thể tìm ra rằng bạn là nguyên
nhân của nó, khổ sẽ biến mất, và cùng khổ đó sẽ không xuất hiện lần nữa – không
thể được.
Nhưng đừng tự lừa dối bản thân bạn. Bạn có thể lừa
đấy – đó là lí do tại sao tôi nói nó. Khi bạn khổ bạn có thể nói, `Vâng, tôi biết
tôi đã tạo ra khổ này,’ nhưng sâu bên dưới bạn biết rằng ai đó khác đã tạo ra
nó. Vợ bạn đã tạo ra nó, chồng bạn đã tạo ra nó, ai đó khác đã tạo ra nó, và điều
này đơn giản là sự an ủi vì bạn không thể làm được bất kì cái gì. Bạn tự an ủi
bạn: `Chẳng ai đã tạo ra nó, mình đã tự tạo ra nó, và dần dần mình sẽ dừng nó lại.’
Nhưng tri thức là biến đổi tức thì; không có ‘dần
dần.’ Nếu bạn hiểu rằng bạn đã tạo ra nó, nó sẽ rơi rụng đi ngay lập tức. Và nó
sẽ không tới lần nữa. Nếu nó tới lần nữa, điều đó nghĩa là việc hiểu đã không
đi sâu.
Cho nên không có nhu cầu tìm ra phải làm gì, và
làm sao dừng lại. Nhu cầu duy nhất là đi sâu và thấy ra ai thực sự là nguyên
nhân của nó. Nếu người khác là nguyên nhân thế thì nó không thể được dừng lại,
vì bạn không thể thay đổi được toàn thế giới. Nếu bạn là nguyên nhân, chỉ thế
thì nó có thể được dừng lại.
Đó là lí do tại sao tôi khăng khăng rằng chỉ tôn
giáo có thể dẫn nhân loại hướng tới không khổ. Không cái gì khác có thể dẫn đường,
vì mọi người khác tin rằng khổ do người khác gây ra; chỉ tôn giáo nói rằng khổ
do bạn gây ra. Cho nên tôn giáo làm cho bạn thành người chủ của số phận của bạn.
Bạn là nguyên nhân cho khổ của bạn, do đó bạn có thể là nguyên nhân cho phúc lạc
của bạn.