DẠY TRẺ TRẢI NGHIỆM VÀ THÍCH NGHI VỚI KHÓ KHĂN
Chúng ta thường mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, mọi sự đều ‘thuận buồm xuôi gió’. Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn rằng cuộc đời con sau này liệu buồm có thuận, gió có xuôi hay không? Vì vậy, lựa chọn khôn ngoan chính là rèn con trong gian khổ, để con có thể vững chãi trước nghịch cảnh cuộc đời. Những đứa trẻ không ngừng được tôi luyện sẽ có ý chí kiên cường và khả năng sống mãnh liệt.
Cổ nhân có câu: “Nhà có cha nghiêm, thường có con
hiền tài”. Một người cha nghiêm chính là dạy con khả năng chịu khổ, tự mình
vươn lên.
Từ nhỏ, tổng thống Mỹ – John F. Kennedy đã được
cha chú ý bồi dưỡng tính cách và phẩm chất tinh thần tự lập.
Có lần, ông đánh xe ngựa chở con trai đi chơi. Đi
ngang qua một khúc cua, vì xe ngựa chạy rất nhanh nên chiếc xe hất Kennedy ra
ngoài. Khi chiếc xe dừng lại, Kennedy cho rằng, cha sẽ đỡ mình đứng dậy, nhưng
cha vẫn ngồi yên trên xe hút thuốc.
Kennedy gọi to: ‘Ba ơi, đỡ con dậy với’.
‘Con ngã có đau không?’.
‘Có ạ, con nghĩ mình không đứng dậy nổi’. Kennedy
khóc thút thít.
‘Thế thì phải kiên trì đứng dậy và bò lên xe thôi
con’.
Kennedy cố gắng đứng dậy và chầm chậm đi về phía
chiếc xe, khó khăn lắm mới trèo lên được xe.
Người cha vung chiếc dây thừng điều khiển xe ngựa
và hỏi: ‘Con có biết tại sao cha làm vậy không?’
Cậu con trai lắc đầu.
Người cha nói tiếp: ‘Cuộc đời con người cũng giống
như vậy, ngã xuống, bò dậy, chạy đi, lại ngã, lại bò dậy, lại chạy đi. Bất cứ
lúc nào cũng cần dựa vào bản thân, chẳng ai có thể đỡ con cả’.
Kennedy nghe xong, mơ hồ gật đầu.
Có điều, từ đó về sau, cậu không còn dựa dẫm, ỷ lại
vào người lớn nữa. Khi gặp chuyện gì, cũng không khóc lóc, kêu la nữa. Bởi vì,
cậu biết không ai có thể giúp đỡ mình, ngoài bản thân mình, cậu cần nghĩ ra
cách giải quyết vấn đề của bản thân.
***
Câu chuyện khiến mỗi bậc làm cha mẹ cảm thấy thấm
thía về ý nghĩa của khó khăn, gian khổ đối với trẻ… Nếu trước nay luôn bao bọc
con trong đủ đầy yên ấm, chưa từng để con phải tự mình “vật lộn” với khó khăn,
liệu cha mẹ có nên suy ngẫm về điều này?
Kinh Tamuhd dạy: “Xin Chúa hãy giáng tai ương để
thử thách lòng tin của con. Xin Chúa hãy giáng khổ đau để con sẽ khác với người
bình thường. Xin Chúa hãy gây ra nghịch cảnh để con sẽ gắng thành công”.
Dân tộc Do Thái trường kỳ sinh tồn trong khó khăn,
gian khổ. Họ tồn tại được đến ngày nay nhờ phẩm chất kiên cường, ý chí bất khuất,
không chịu bỏ cuộc để từng bước vươn lên. Có phải hoàn cảnh khó khăn đã tôi luyện
nên trí tuệ tuyệt vời của họ, hay sự khôn ngoan của họ được ông Trời thử thách?
Dù là điều gì đi nữa, ta cũng không thể phủ nhận ý nghĩa của “lửa thử vàng,
gian nan thử sức”.
Người Do Thái thường nói “Học cách sinh tồn từ việc
nhỏ, học khả năng khác từ việc lớn”. Không phải ngẫu nhiên mà họ luôn quan tâm
bồi dưỡng khả năng kiên trì, bền bỉ và có trách nhiệm cho con cái từ những việc
nhỏ. Luôn kiên quyết từ chối những yêu cầu không hợp lý của con; giúp con đặt kế
hoạch và mục tiêu học tập hợp lí và khoa học; tạo cơ hội khuyến khích trẻ làm một
việc gì đó lâu dài. Đó chính là bí quyết của trí tuệ và khả năng sinh tồn mạnh
mẽ.
Khó khăn
giúp bồi dưỡng niềm tin cho trẻ
Khi gặp khó khăn, trẻ thường có những phản ứng
tiêu cực như chán nản, trốn tránh, rút lui. Muốn thay đổi điều này thì nhất định
phải dạy trẻ biết dũng cảm đối mặt với khó khăn. Ví dụ, khi gặp bài khó trẻ sợ
không làm được, sợ sai, hãy động viên con: “Đừng sợ! Con có thể làm được! Nếu
làm sai cũng không sao”. Mỗi lần vượt qua trở ngại là một lần con được bồi dưỡng
thêm kinh nghiệm và dũng khí. Khi tâm lý sợ hãi biến mất là lúc lòng tự tin được
nhân lên. Con có thể tự khẳng định với bản thân rằng: “Con có thể làm được”,
“Cuối cùng thì, con đã làm được rồi”.
Gian khổ
giúp tạo nên ý chí kiên cường
“Anh hùng xưa nay đều trưởng thành trong gian khổ”.
Nếu không có khó khăn, trẻ sẽ không hiểu ý chí là gì, không nhận ra sức mạnh tiềm
tàng của bản thân. Trong quá trình chịu đựng, một loạt tâm chấp trước nổi lên
như sợ hãi, phẫn nộ, oán trách, thậm chí cảm giác bế tắc và đau khổ. Bất ngờ ý
chí mạnh mẽ trỗi dậy như cơn mưa rào cuốn trôi hết bụi bẩn lấm lem, như ánh nắng
mặt trời làm tay chảy băng giá! Ý chí kia là cầu vồng trong mỗi chúng ta. Vậy nếu
không qua cơn mưa thì làm sao con thấy được cầu vồng?
Vua gang thép Mỹ là Canergie vốn xuất thân trong một
gia đình nghèo, năm 13 tuổi đã phải bỏ học vào học nghề tại xưởng dệt. Sau đó,
ông đã làm nhiều nghề khác nhau như nhân viên điện báo, báo vụ viên, nhân viên
đường sắt, thư ký văn phòng…trước khi bước vào kinh doanh thép và gặt hái thành
công. Honda, người sáng lập ra công ty ô tô Honda nổi tiếng thế giới chỉ học
xong tiểu học đã phải đi làm. Năm 16 tuổi ông làm thợ phụ sửa chữa ô tô, mày mò
vừa học vừa làm, đi từ sản xuất xe máy rồi đến ô tô. Họ là những tấm gương sáng
về niềm tin và ý chí vươn lên trong nghịch cảnh, cuối cùng đã lập được nghiệp lớn.
Các phú ông đều được luyện trong lò lửa nghịch cảnh
như vậy, không có ai luôn luôn thuận buồm xuôi gió, không có nhà kinh doanh nào
là chỉ biết có thắng lợi mà không hề nếm trải nghịch cảnh thất bại. Hiểu được
điều này, cha mẹ thông minh lựa chọn “không mềm lòng”, dạy con thích nghi với
khó khăn, gian khổ!
-ST-