7 "KHÔNG" ĐỂ CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN
Bạn làm việc chăm chỉ mỗi ngày nhưng vì sao vẫn cảm
thấy không hài lòng, vẫn gặp phải nhiều phiền phức? Liệu có phải bạn đang tự đặt
mình vào những tình thế hiểm nghèo, tự kéo mình lại bởi chính những thói quen xấu
của mình?
Dưới đây là một vài thói quen không tốt đang kéo bạn
lùi lại. Muốn thay đổi cuộc đời mình, nhất định bạn phải rời xa chúng.
1. Không cố
gắng làm người hoàn hảo
Việc trở thành người hoàn hảo không có nghĩa là bạn
phải làm việc quá vất vả. Đúng là bạn thực sự nên nỗ lực để thành công nhưng đừng
bao giờ tự ném mình xuống biển.
Nếu dành quá nhiều thời gian để cố gắng làm hoàn hảo
một công việc gì đó, bạn có thể không hoàn tất công việc theo đúng thời hạn đã
định. Bạn cũng có thể bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời khác. Hãy hoàn thành công việc
theo đúng thời gian dự kiến và bước tiếp.
Đừng để đầu óc bạn đeo đuổi quá về những việc cũ.
Ngày hôm qua chính là một bóng ảnh, chợt đến rồi chợt đi. Còn tương lai thì chỉ
là sự nối tiếp không ngừng của những ngày hiện tại. Làm thật tốt những việc của
ngày hôm nay chính là bạn đang có trách nhiệm với quá khứ và tương lai của
mình.
2. Không
câu nệ việc được người khác công nhận khả năng
Sống mà chỉ vì để được người khác công nhận thì
chưa gọi là sống. Việc thường xuyên tìm kiếm sự công nhận của người khác sẽ khiến
bạn nghi ngờ chính bản thân mình, cản trở bạn trong việc tự nhận thức hết sự nỗ
lực của bản thân.
Cây tùng, cây bách không cần được người đời khen
ngợi, công nhận, mà quanh năm vẫn xanh lá um tùm chốn rừng rậm thâm u. Loài hoa
dại mọc trong hốc núi, cả đời chẳng được người xem ngắm mà chẳng quên toả hương
khoe sắc.
Sự công nhận chỉ là một chút danh tiếng. Con người
sống vì danh thì cũng chết vì danh. Làm việc tốt không cầu báo đáp, lưu danh,
thế mới gọi là người chân chính.
3. Không tự
ti khi cảm thấy bản thân mình còn non nớt và bị tổn thương
Việc luôn tỏ ra mạnh mẽ và cứng đầu có thể khiến
người khác có chút nể nang bạn, nhưng thực ra lại khiến bạn không xây dựng được
mối quan hệ chân tình.
Tất cả chúng ta đều là con người, bạn nên tự nhắc
mình như vậy. Nếu chuyện xảy ra khiến bạn phải khóc, thì bạn cứ khóc. Nếu chuyện
xảy ra lại khiến bạn buồn cười thì bạn cứ cười thôi.
Sẽ không ai đánh giá thấp bạn chỉ vì bạn khóc hay
cười. Thực tế, mọi người xung quanh thậm chí còn đánh giá bạn tốt hơn vì bạn
cũng giống họ, bạn cũng là con người.
4. Không chấp
nhất chuyện nhỏ
Bướng bỉnh không phải là một tính cách tốt. Trong
cuộc đời mỗi người, ai cũng phải trải qua các cuộc xung đột. Tính cách bạn được
thể hiện rõ nét nhất thông qua cách thức bạn đối diện với các cuộc xung đột đó.
Nếu bạn chọn cách tha thứ, bạn sẽ có được những cảm
xúc tốt nhất, tốt cho cả sự tự trọng của bản thân.
Hãy sẵn lòng kiểm soát các xung đột bằng sự tự
nguyện, đừng đổ mồ hôi vì những điều nhỏ nhặt, đừng luôn cảm thấy cay đắng. Hãy
để tâm trí bạn được tự do, vươn tới những điều tốt đẹp.
5. Không
khép kín
Có lẽ bạn không biết rằng mình không những có thể
học hỏi từ Tổng giám đốc của một công ty lớn nào đó mà còn có thể học hỏi từ
nhân viên thanh toán tiền ở siêu thị.
Bạn nên hiểu rằng có lẽ mình cũng không tài giỏi
hơn mấy so với những người bên cạnh. Hãy mở lòng trò chuyện với mọi người, bạn
sẽ thấy con đường đi của họ. Có lẽ bạn cũng chưa ý thức hết được rằng mình sẽ học
hỏi được nhiều hơn từ việc thấu hiểu những người xung quanh.
6. Không chờ
đợi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân
Có phải bạn thực sự nghĩ rằng thành công đến từ
may mắn? Không phải như vậy, đằng sau thành công của những người có danh tiếng
trong xã hội chính là sự nỗ lực.
Nó cũng đơn giản như việc nếu muốn có sức khoẻ tốt
thì bạn cần bắt đầu thực hiện các bài tập rèn luyện thân thể. Ví như để mở màn cho con đường rèn luyện
của mình, bạn cần mua một đôi giày tốt. Hãy nhớ rằng người duy nhất có thể thay
đổi cuộc sống của bạn và khiến mọi việc được hoàn tất chính là bạn mà thôi.
Chờ đợi việc tốt lành đến với mình chẳng khác nào
há miệng chờ sung, ôm cây đợi thỏ cả. Nếu không nỗ lực một phen, cố gắng tiến tới,
thứ bạn đạt được chỉ có thể là vọng tưởng huyền hoặc mà thôi.
7. Không
trì hoãn công việc
Đừng trì hoãn công việc, đừng để bạn rơi vào tình
huống nước đến chân mới nhảy. Điều đó sẽ khiến bạn trở nên căng thẳng và lo lắng
hơn. Hãy rút kinh nghiệm của bài học trước và đừng lần lữa trì hoãn công việc,
cho dù đó là việc lớn hay việc nhỏ.
Hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày
để làm các việc lớn, khi đến thời hạn được yêu cầu, bạn sẽ không phải nhăn nhó
căng thẳng để hoàn tất. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi dần từng bước hoàn thành
công việc mỗi ngày, chứ không phải đợi đến phút cuối.
-ST-