NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA ĐIỆN THOẠI DI DỘNG PHÁT NỔ
Điện thoại là một thiết bị quan trọng được nhiều người sử dụng hàng
ngày. Tuy nhiên, việc chẳng may thiết bị này phát nổ khi sử dụng hoặc sạc pin
là điều vô cùng nguy hiểm mà mỗi người nên chú ý. Nhất là đối với những gia
đình có trẻ nhỏ càng nên cẩn trọng
Nguyên nhân điện thoại phát nổ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến smartphone của chúng ta phát
nổ. Và sau đây là một số tình huống thường gặp:
- Sạc pin qua đêm.
- Vừa sạc vừa sử dụng.
- Mua điện thoại từ cửa hàng không uy tín.
- Linh kiện điện thoại bị hỏng.
- Điện thoại va đập mạnh.
- Sử dụng điện thoại dưới mưa.
- Bảo quản điện thoại trong điều kiện ẩm thấp, không thông thoáng.
- Thiết bị sạc không phù hợp.
- Điện thoại bị nóng nhanh bất thường.
- Lỗi từ nhà sản xuất.
Dấu hiệu nhận biết điện thoại có nguy cơ cháy nổ
- Điện thoại nóng nhanh khi sạc pin
- Khi cắm sạc mà cảm thấy điện thoại nóng bỏng ở mặt lưng thì hãy ngắt
kết nối nguồn điện ngay. Bởi tình trạng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không
nên để nó kéo dài.
- Điện thoại nóng lên bất thường khi sử dụng
- Nếu bạn không vừa dùng vừa cắm sạc hay tác động ngại lực gì đến điện
thoại, hoặc chỉ vừa thực hiện một vài tác vụ đơn giản mà điện thoại đã nóng lên
bất thường thì đây có thể là một dấu hiệu điện thoại sắp phát nổ.
- Pin điện thoại bị phồng lên
- Sau nhiều năm sử dụng, pin không chỉ bị chai mà còn có thể bị phồng
(hay còn gọi là chửa). Việc này rất nguy hiểm, cần đi thay pin mới uy tín ngay
để tránh tình trạng cháy nổ xảy ra bất cứ lúc nào.
- Sạc pin điện thoại rất chậm, lâu đầy pin
- Nếu bạn nhận thấy hiện tượng cắm sạc điện thoại đã lâu nhưng pin
không đầy, có thể điện thoại của bạn đã gặp trục trặc về jack cắm hoặc về pin.
Cách phòng tránh cháy nổ, nổ pin điện thoại
1. Không nên vừa sạc vừa sử dụng điện thoại
Các nhà sản xuất điện thoại luôn khuyến cáo người dùng rằng không nên
vừa sạc vừa dùng cùng lúc. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin mà còn
làm máy nóng lên cực nhanh, dễ dẫn đến tình trạng cháy nổ điện thoại. Bởi vậy,
nếu bạn đã cho nó nghỉ ngơi để nạp lại dung lượng thì hãy để yên và tạm nghỉ 1
lúc nhé!
2. Sử dụng bộ sạc chính hãng, phù hợp với điện thoại
Việc sử dụng những bộ sạc kém chất lượng, không đáp ứng đúng, đủ tiêu
chuẩn dành cho điện thoại cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến máy.
Trừ khi máy không đi kèm bộ sạc bên trong thì hãy luôn ưu tiên những sản phẩm từ
hãng làm ra, tương thích với máy.
3. Bảo quản và sử dụng điện thoại ở nơi khô ráo, thoáng mát
Bạn không nên để điện thoại ở những nơi ẩm thấp hoặc sạc điện thoại
trên chăn, nệm, những vật dễ cháy, tránh tình trạng điện thoại bị quá nhiệt, dễ
phát nổ. Đồng thời, bạn không nên sử dụng điện thoại dưới mưa, vì nước mưa dễ
dính vào các linh kiện bên trong và khiến điện thoại phát nổ.
4. Mua sắm, thay thế và sửa chữa điện thoại tại các cửa hàng uy tín
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều linh kiện giả, nhái hàng
chính hãng. Vì thế, hãy tìm đến những địa chỉ uy tín để được hỗ trợ, bảo hành tốt
nhất.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp mọi người có thêm những lưu ý nhỏ
để bảo vệ cuộc sống của bản thân cũng như gia đình tốt hơn, tránh điều đáng tiếc
xảy ra.