GIẢNG CHÚ ĐẠI BI (NGÀY THỨ 14)
53. Tất đà da
54. Ta bà ha
55. Ma ha tất đà da
56. Ta bà ha
Chữ Tất đà da có năm nghĩa: Thứ nhất là “Thành tựu
đốn kiết”. Thứ hai là “thành biện”. Thứ ba là “thành lợi”.Thứ tư là “nhất thiết
nghĩa thành tựu” và thứ năm là “sở cung xưng tán”.
Thành tựu đốn kiết nghĩa là khi sử dụng thần chú
này, thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả liền tức khắc (đốn) được an lành
(kiết), toại nguyện.
Có người hỏi: “Tại sao tôi cũng trì chú Đại Bi, mà
không được toại nguyện tức thì”? Vì sự trì niệm chú Đại Bi đòi hỏi phải có sự
tương ứng từ nỗ lực dụng công. Nếu không có sự nỗ lực hành trì tương ứng, thì sẽ
không có sự thành tựu. Nếu có sự cảm ứng, dung thông thì mọi sở cầu, sở nguyện
của hành giả đều được thành tựu.
Tất đà dạ còn có nghĩa là “thành biện”. Nghĩa là
hành giả làm bất cứ việc gì thì kết quả đều đạt được viên mãn.
Cũng gọi là “thành lợi” là vì mọi việc làm đều được
thành tựu lợi ích.
Nhất thiết nghĩa thành tựu có nghĩa là làm bất kỳ
việc gì cũng đều được thành tựu.
Sở cung xưng tán có nghĩa là mọi người đều đến
khen ngợi, cung kính tán dương công đức của hành giả.
Ma ha tất đà dạ. Ai cũng đều biết Ma ha có nghĩa
là lớn. Câu chú này có nghĩa là hành giả đạt được mọi sự nghiệp to lớn, thành tựu
được công đức thù thắng và đạo nghiệp viên mãn. Trong mọi việc, hành giả đều đạt
được sự thành tựu viên mãn cao tột.
Cả hai câu chú hợp lại Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất
đà dạ ta bà ha là Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp. Bảo Kinh là sự quý giá vô ngàn của
Kinh điển, chính là Pháp bảo. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì sẽ đạt được lợi
lạc vô cùng vô tận. Trong tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất
tinh anh. Nghĩa là có được khả năng “bác văn cường ký” – nghe nhiều, nhớ kỹ.
Ký ức của chúng ta thường hoạt động theo một lối
riêng. Cũng như không thể nào đi nếu không có cây gậy. Sau khi đọc được điều
gì, chúng ta không thể nhớ rõ ràng hết được. Chỉ khi nào cần cho sự học tập của
mình, chúng ta mới lục lại tìm kiếm hay tra cứu lại những ghi chép. Tại sao trí
nhớ của mình lại quá kém. Vì quý vị chưa từng hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn
pháp này. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này, quý vị sẽ đạt được sự hiểu biết
thông tuệ và kiến thức rất đa dạng. Giống như Tôn giả A Nan, là đệ tử đa văn đệ
nhất của đức Phật. Có thể nói Ngài A Nan đã hành trì Bảo kinh ấn pháp mà chẳng
nghi ngờ gì. Ngài đã thành tựu ấn pháp này từ vô lượng kiếp rồi, nên khi nghe
được điều gì, thì không còn quên nữa. Ngay cả Ngài có thể nhớ được những điều
Ngài chưa từng nghe. Tại sao tôi nói như vậy? Vì Tôn giả A Nan ra đời cùng ngày
đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Như thế nên hai mươi năm trước, khi A Nan
chưa xuất gia, thì những bài thuyết pháp của đức Phật Ngài A Nan chưa được
nghe. Thế thì làm sao A Nan có thể kết tập toàn bộ Kinh điển sau khi đức Phật
nhập Niết bàn? Vì A Nan được nghe các vị trưởng lão giảng lại những bài Kinh mà
đức Phật đã thuyết từ trước, hoặc chính do đức Phật giảng lại cho A Nan nghe
khi A Nan nhập định nên A Nan thừa biết rõ nguyên nhân của sự nhớ giỏi này là
nhờ đã hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp thành tựu.
Có người hỏi tôi: “Làm thế nào để có được trí nhớ
tốt?” Câu trả lời đơn giản là hãy hành trì Bảo kinh ấn pháp. Những người nhớ được
Kinh rõ ràng là có duyên với ấn pháp này.
Ở trong đồ hình mạn đà la, đây là ấn pháp Bồ tát
phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Toàn
thân Bồ tát phóng ra những luồng hào quang sáng chói biểu tượng cho sự khai mở
trí tuệ, sự cường ký, trí lực đa văn quảng kiến và công đức thành tựu viên mãn.
(còn nữa)
Người giảng: Hoà thượng Tuyên Hoá