HIẾU ĐẠO - GỐC LÀM NGƯỜI
Giáo dục của tổ tiên xưa chúng ta, điều quan trọng nhất chính là thuận
theo nhân tính, thuận theo gốc rễ mà dạy, Hiếu là gốc. Ngày nay một người ngay
cả cha mẹ còn không yêu thì họ còn có tâm nhân ái không? Cuộc đời chúng ta lúc
nào cũng có thể từ gốc rễ mà suy xét thì rất nhiều vấn đề sẽ tháo gỡ được rồi;
nếu không từ gốc rễ suy xét mà đều ở cành nhánh để thay đổi thì vấn đề đó tầng
tầng lớp lớp vô tận. “Luận Ngữ” cũng nói với chúng ta, “Hiếu Đễ dã giả, kỳ vi
nhân chi bổn dữ?” Tâm Nhân ái là gốc rễ, chính là hiếu tâm đối với cha mẹ, kính
trọng, thân ái đối với anh em, đây mới là gốc rễ của tâm yêu thương. Thời đại
này của chúng ta đều nhấn mạnh Nhân Ái Hoà Bình, thế giới đại đồng, đều nhấn mạnh
những mục tiêu cao cả như vậy, nhưng lại không biết bắt nguồn từ chỗ nào.Tốn
nhiều tinh lực như vậy, mấy chục năm nay, bao nhiêu người vì sự hưng vượng của
cả đất nước xã hội mà đổ mồ hôi sôi nước mắt, nhưng xã hội này càng ngày càng
loạn, họ cũng cảm thấy rất bất lực. Cho nên cuộc đời có thể tìm được gốc rễ,
đây là may mắn nhất, là việc vui sướng nhất. Chúng ta xem, rễ là ở chỗ Hiếu đạo,
Đễ Trung Tín là gốc, Lễ Nghĩa Liêm Sỉ là cành nhánh, Nhân Ái Hoà Bình là hoa quả.
Ngày nay chúng ta không cần rễ nữa mà lại muốn hoa quả, trông cũng dễ
coi, nhưng xem được mấy hôm, hoa liền bị tàn mất, cho nên đều biến thành rất
nhiều khẩu hiệu tốt đẹp, nhưng chống đỡ chẳng được mấy ngày. Nó không có gốc
thì sẽ bị thối rữa, sau khi thối rữa, ngược lại đã phủ định đi những lý luận
không hay, thật ra không phải vậy. Con người chúng ta hiện nay rất dễ chấp nhận
một thứ gì đó, sau này xuất hiện tình hình thì hoàn toàn phủ định. Đây là điều
rất không được, không được thái quá, cũng không được bất cập, đều mất đi lý
trí, mất đi khách quan rồi. Cành lá hoa quả rất đẹp, nhưng nó muốn sinh trưởng
lâu dài, thì nó nhất định phải có rễ thì mới có thể sinh sôi nảy nở. Toàn bộ sự
trưởng thành của cái rễ này là thuận theo nhân tính, vì sao vậy? Con người vừa
sinh ra, người họ thân ái nhất chính là cha mẹ, cho nên là “Sự thân”. Giáo dục
của chúng ta, chính là để cho bẩm tính tình thân của họ với cha mẹ (bẩm tính phụ
tử hữu thân) được giữ gìn cả đời, đây là chức năng đầu tiên quan trọng nhất của
giáo dục. Chức năng thứ hai chính là để cho tình yêu thương của một người đối với
cha mẹ mở rộng ra đối với gia tộc, đối với hàng xóm láng giềng, đối với xã hội
đại chúng, lại đối với nhân dân thế giới, mở rộng tình yêu thương này ra. Đây
là mục tiêu quan trọng thứ hai trong việc giáo dục mấy nghìn năm nay của chúng
ta.
-ST-