BÀN VỀ 9 CHỮ VÀNG CỦA TĂNG QUỐC PHIÊN
Tăng Quốc Phiên là một danh thần triều Mãn Thanh.
Ông vừa giỏi binh pháp, lại am tường Nho học, là một người văn võ song toàn. Cuộc
đời Tăng Quốc Phiên đã đạt đến đỉnh cao trong 3 điều bất hủ của cổ nhân là “lập
đức, lập công, lập ngôn”. Chính vì vậy trí huệ kiếp nhân sinh của ông luôn là
điều khiến hậu thế coi trọng và trân quý.
Xuyên suốt kinh nghiệm sống và làm việc của Tăng
Quốc Phiên, chúng ta thấy mọi thứ đều tập trung trong 9 chữ: Đừng lười biếng,
không nhiều lời, chớ nóng vội.
Đừng lười
biếng
Tăng Quốc Phiên từng nói rằng: “Người tài trong
thiên hạ chỉ vì một chữ “Ngạo” (kiêu ngạo) mà dẫn đến thất bại. Từ xưa đến nay,
người bình thường đều vì lười biếng mà chẳng thể thành công”.
Có câu “nhàn cư vi bất thiện”, hàng trăm loại tệ nạn
đều sinh ra từ sự lười biếng.
Một chữ “lười” đã hủy đi bao nhiêu người và khiến
bao nhiêu sự việc không thể làm thành công.
Tăng Quốc Phiên từng nói, mọi việc cần có kế hoạch.
Điều này để nói lên rằng làm việc phải biết sắp xếp, có đầu có cuối, làm việc
phải đến nơi đến chốn. Theo như cách nói của con người hiện đại, nghĩa là cần
làm việc một cách thiết thực. Mọi việc cần có điểm bắt đầu và điểm kết thúc,
kiên trì bền bỉ, không bỏ qua tiểu tiết.
Trong gia thư của Tăng Quốc Phiên có câu: “Đàn ông
dù làm ở Bộ Lễ, vì phục sự quốc gia, không được xem xét sự tình một cách qua
loa, cần hoàn thành tuần tự từng việc một với tinh thần cẩn thận và chu đáo nhất.
Đây chính là biết sắp xếp công việc theo kế hoạch nhất định”.
Khi còn trong quân đội, Tăng Quốc Phiên yêu cầu bản
thân phải dậy sớm, bất kể thời tiết khắc nghiệt hay hoàn cảnh khó khăn như thế
nào. Mỗi khi có tiếng gà gáy là ông lập tức thức giấc, huấn luyện binh sĩ và xử
lý các công việc khác nhau. Tăng Quốc Phiên từng nói với tướng sĩ: “Luyện binh
đao là việc phải làm ngày làm đêm thì mới luyện tới thành thục. Giống như gà ấp
trứng hay lò luyện thép, không thể thực hiện một lúc nhát mà thành được”.
Tăng Quốc Phiên hoàn thiện bản thân thông qua việc
viết nhật ký mỗi ngày. Bởi vì, làm vậy ông sẽ nhìn ra được thiếu sót của bản
thân trong đối nhân xử thế. Ông còn quy định, mỗi ngày bản thân cần xem ít nhất
10 trang sách sử và viết chữ không dưới nửa giờ. Ông nói: “Bản tính của một người,
vì trời sinh ra nên rất khó thay đổi, duy chỉ có đọc sách Thánh hiền mới có thể
cải biến”.
Không nhiều
lời
Nói chuyện hay chưa chắc là điều tốt, ít lời một
chút cũng phản ánh cảnh giới của một người.
Khi nói chuyện cần để bản thân có đường lui, đừng
đặt mình vào thế tiến thoái lưỡng nan. Người hay nói lung tung thường là người
nông cạn, không có tu dưỡng, không được lòng người.
Tăng Quốc Phiên tin rằng nói nhiều là một tính xấu,
chắc chắn sẽ dẫn đến vận rủi. Khi còn trẻ, ông cũng từng là người không biết giữ
miệng, sau khi vấp ngã mới nhận ra thiếu sót của mình. Do vậy, ông đã tự đặt
cho bản thân “Giới cấm nhiều lời”.
Khi còn trẻ, Tăng Quốc Phiên vừa vào viện Hàn lâm
làm việc không lâu, tiền đồ rộng mở, lúc cha ông mừng thọ, bạn thân của ông là
Trịnh Tiểu San đến chúc mừng, ông đã khua môi múa mép khiến bạn phản cảm, bỏ về.
Sau đó, Tăng Quốc Phiên vô cùng hối hận. Ông đã
ghi lại ba sai lầm lớn của mình trong nhật ký. Một là sự việc bình thường cứ
cho là đúng; Hai là nói chuyện không biết giữ lời, bạ đâu nói đó; Ba là nói
chuyện xúc phạm đến người khác còn cãi chày cãi cối, thậm chí đến mức không còn
là con người. Sách “Lễ Ký” có viết: “Miệng không nói lời ác độc, lúc tức giận
cũng không nói lời hại chính mình”. Nhìn lại ba sai lầm trên của mình, Tăng Quốc
Phiên nói bản thân là người có học thức, thế mà đạo lý đơn giản này còn không đạt,
cửa ải khẩu ngữ vẫn chưa qua thì sao có thể thành được đại sự?
Tăng Quốc Phiên tu “giới cấm nhiều lời” trong suốt
cuộc đời mình. Ông không chỉ xét lại và tự trách bản thân: “Mỗi ngày đều không
giữ được lời, thật sự là quá nguy hiểm”. Nói nhiều lời hài hước nhưng không xuất
phát từ nội tâm. Đây là lời cửa miệng, là khuyết điểm của tính cách. Ông cũng
thường tự hỏi bản thân: “Khi nào có thể bỏ tận gốc đây?” Ông không chỉ tự “giới
nhiều lời”, mà phương diện này ông còn ghi lại trong gia huấn thành nội dung vô
cùng quan trọng. Nhất là đối với con trai và em của mình, ông liên tục nhắc nhở
về vấn đề này.
“Muốn đứng thẳng thì đừng dựa vào cái gốc nói
suông”. Tục ngữ có câu: “Họa từ miệng mà ra”. Người ngay thẳng kỵ nhất là tự
mãn và nói không đúng sự thật hoặc ba hoa khoác lác. Bởi vì như thế sẽ khiến bản
thân gặp phải tai họa, hơn nữa còn làm mất tín nhiệm và sự tôn trọng của người
khác. Người chỉ biết khua môi múa mép sẽ rất khó làm được việc lớn.
Chớ nóng vội
Người không làm việc sẽ không làm bừa. Lão Tử nói
rằng: “Làm bừa là không tốt”. Người làm việc phải tránh nông nổi, thất thường,
làm loạn.
Khi Tăng Quốc Phiên còn trẻ, ông cũng không tránh
khỏi có lúc nóng nảy. Do đó, thầy dạy học của ông là Đường Giam đã gửi cho ông
một chữ “Tĩnh”. Từ đó trở đi, mỗi ngày ông đều ngồi thiền trong một khoảng thời
gian. Rất nhiều cách đối nhân xử thế cùng kinh nghiệm sống ở nơi quan trường của
ông đã giúp ích cho rất nhiều người. Khi gặp việc lớn, ông không vội vàng đưa
ra quyết định. Sau khi suy nghĩ thấu đáo cặn kẽ mọi mặt, ông mới đưa ra sách lược
cuối cùng. Thông thường, mỗi khi ngồi tĩnh tọa để suy xét mọi việc, ông thường
đốt nén hương thơm. Vì vậy mà mỗi khi thấy tình huống này, người nhà liền biết
ông đang phải tĩnh tâm suy nghĩ mà tránh quấy rầy.
Tăng Quốc Phiên nói rằng, phàm khi gặp chuyện đại
sự càng cần phải bình tĩnh mới có thể giải quyết, nếu nóng vội sẽ làm hỏng việc.
Trong thiên hạ này, làm đại sự mà cứ vội vội vàng vàng thường hỏng việc. Bình
tĩnh yên ổn là biện pháp xử lý tốt nhất. Người mà cả ngày vội vàng thường khó
làm nên việc lớn. Bởi vì người này thiếu trí tuệ của “Tĩnh” và “bình hòa”.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa có ghi lại rằng, sau khi
Lưu Bị qua đời, Ngụy, Ngô hợp lực cùng các dân tộc thiểu số tạo thành 5 đạo
quân tiến đánh nước Thục. Lúc đó, Gia Cát Lượng tự giam mình trong phủ 3 ngày
không tiếp khách, tĩnh tâm suy nghĩ sách lược. Kết quả là 5 đạo quân đã được
ông hóa giải một cách nhẹ nhàng. Đây là câu chuyện Gia Cát Lượng “An cư bình
năm lộ”.
Tăng Quốc Phiên cùng Gia Cát Lượng đều là những
nhà chính trị lỗi lạc “Nội thánh ngoại vương” hiếm có. Họ đều nhờ luyện được chữ
“Tĩnh” mà đủ lực làm thành công nhiều đại sự. “Giới Tử Thư” của Gia Cát Lượng
có tổng kết điều này như sau: “Không có tĩnh khí không thể đi xa”.
-ST-