KHAI THỊ "KHÔNG BIẾT KHÔNG CÓ TỘI"
Hơn 2500 năm trước, khi
Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp ở thế gian, có một đệ tử thỉnh giáo Ngài rằng:
"Bạch Thế Tôn, người ta nói người không biết thì không có tội, điều này
thực hư ra sao, xin thỉnh Thế Tôn khai thị?"...
Cái kìm gắp than nung
nóng...
Phật Thích Ca Mâu Ni
không trả lời trực tiếp câu hỏi này, mà nói ví von rằng: "Hiện giờ có một
cái kìm gắp than, bị nung nóng rồi nhưng mắt thường lại nhìn không ra. Nếu bảo
con đi cầm cái kìm đó, thế thì biết nó bị nung nóng sẽ bị tổn hại nghiêm trọng
hay là không biết nó bị nung nóng sẽ bị tổn hại nghiêm trọng?"
Đệ tử ngẫm nghĩ một lúc
rồi trả lời: "Bạch Thế Tôn, không biết nó bị nung nóng sẽ bị bỏng, bị tổn
hại nghiêm trọng. Bởi vì không biết mới không có một chút chuẩn bị tâm lý nào,
không kịp sử dụng biện pháp phòng chống".
Đức Phật hiền từ nói:
"Đúng rồi. Nếu biết kìm gắp than bị nung nóng mà cầm lấy thì trong lòng
kinh sợ, cẩn thận đề phòng, không dám lơ là, khi cầm cũng sẽ không nắm chặt
lấy. Nếu không biết kìm gắp than đã bị nung nóng mà đi lấy, thì sẽ nắm chặt. Có
thể thấy rằng, không phải là 'người không biết thì không có tội', mà là người
không biết thì chịu tổn hại lớn nhất, chịu khổ, chịu tội càng nghiêm trọng.
Nhân loại bởi vì không biết rõ chân lý, do đó mới ngụp lặn trong biển khổ và
sóng nghiệp, vận lộn, nổi chìm".
Lời nói của Đức Phật
giàu tính triết lý biết bao. Chỉ khi có sự hiểu biết mới có thể khiến con người
sáng suốt. Ngược lại, không biết nên mới ngu muội, chịu thiệt, khi bị mắc lừa
mới càng nghiêm trọng. Thế nên, người nghe theo kẻ tà ác bôi nhọ phỉ báng Thần
Phật, không hiểu rõ sự thật, trái Thần loạn Pháp, bị độc hại nghiêm trọng, đúng
là tội chồng thêm tội - nên cần tỉnh ngộ ra mới đúng.
Thế nên, người nghe theo
kẻ tà ác bôi nhọ phỉ báng Thần Phật, không hiểu rõ sự thật đúng là tội chồng
thêm tội - nên cần tỉnh ngộ ra mới đúng.
Quốc vương ban thưởng
cho ai?
Xưa kia có một vị quốc
vương nước Ba Tư, một hôm ông tản bộ, khi đi đến cổng ngách của vườn hoa thì
nghe thấy hai thị vệ thân tín đang tranh luận. Một người nói: "Tôi dựa vào
đại vương, tất cả những gì tôi có đều nhờ ân huệ của đại vương ban thưởng".
Người thị vệ kia nói: "Tôi chẳng dựa vào ai cả, tất cả đều thuận theo vận
mệnh của mình".
Quốc vương rất thích
người thị vệ nói "dựa vào ân huệ của đại vương", bèn chuẩn bị ban
thưởng cho anh ta. Thế là ngài bèn gọi lớn: "Người đâu". Vậy là quan
nội thị lập tức diện kiến, quốc vương nói với viên quan rằng:
"Ta sẽ phái một thị
vệ thân cận đi gặp vương hậu, thỉnh vương hậu ban thưởng cho anh ta tiền bạc, y
phục và đồ quý báu, vậy ngươi hãy chuyển ý chỉ này của ta tới vương hậu".
Sau đó quốc vương gọi
người thị vệ thân cận đã nói "dựa vào ân huệ của đại vương" đến, bảo
anh ta cầm một bình rượu ngon của quốc vương và trái cây mà sứ tiết ngoại quốc
dâng cống, đem đến cho vương hậu.
Không ngờ, người cận vệ
thân cận này có căn bệnh chảy máu cam. Anh ta cầm rượu và trái cây, vừa đi ra
khỏi cổng thì bỗng nhiên máu mũi chảy không ngừng. Vừa đúng lúc gặp người thị
vệ đã nói "thuận theo vận mệnh của mình". Thế là anh ta đành phải nhờ
anh bạn này làm giúp, đem rượu và trái cây đến cho vương hậu. Vương hậu thấy người
thị vệ đem rượu đến, bèn theo lời căn dặn của quốc vương, trọng thưởng cho anh
ta rất nhiều tiền bạc, y phục và đồ quý báu.
Người thị vệ được ban
thưởng này trở về bẩm báo với quốc vương. Quốc vương vừa trông thấy anh ta liền
nhận ra đây không phải là người thị vệ đã nói "dựa vào ân huệ của quốc
vương", thì cảm thấy rất kinh ngạc, liền cho gọi người thị vệ kia đến rồi
hỏi: "Ta bảo ngươi đem rượu và trái cây cho vương hậu, tại sao ngươi không
đi?"
Người thị vệ đó trả lời
rằng: "Khởi bẩm đại vương, thần vừa ra khỏi cổng thì đột nhiên chảy máu
mũi không ngừng, không thể nào đi đến chỗ vương hậu được, thần đành phải nhờ
anh bạn giúp đỡ đem rượu của đại vương tới cho vương hậu".
Quốc vương than rằng:
"Bây giờ ta mới hiểu rõ, Đức Phật nói 'tự mình tạo nghiệp, tự mình chịu
quả báo', đó chính là chân lý. Con người ai nấy đều có mệnh riêng của mình,
không thể thay đổi được".
Mới hay, hết thảy mọi
thứ từ bên ngoài đều không thể trông dựa vào được, đều không đáng tin cậy...
chỉ có luôn hành thiện tích đức tôn kính Trời đất, Thần Phật và không ngừng tu
sửa bản thân để gia tăng phúc đức, đó mới chính là cải biến và chăm chút cho
vận mệnh của mình một cách chu toàn nhất.
-ST-