GIẢNG CHÚ ĐẠI BI (NGÀY THỨ 17)
64. Tất ra tăng a mục khư da
65. Ta bà ha
Tất ra tăng. Hán dịch là “thành tựu – ái hộ”.
Nghĩa là thường đem hết sức mình để bảo hộ che chở cho tất cả chúng sanh.
A mục khư da. Hán dịch là “bất không, bất xả”.
Bất không có nghĩa là hữu. Nhưng đây có nghĩa là
diệu hữu.
Bất xả có nghĩa là “Bất xả nhất pháp”. Không từ bỏ
một việc gì, phải thông thạo tất cả các pháp. Nên có câu kệ:
“Chân như lý thượng bất lập nhất trần.
Phật sự môn trung bất xả nhất pháp”.
Nghĩa là:
“Trên phương diện bản thể, lý tánh tức chân như,
thì không cần lập một thứ gì nữa cả, dù chỉ là hạt bụi.
Nhưng về mặt sự tướng, có nghĩa là việc hành trì,
tu đạo thì không được bỏ qua một pháp nào cả”.
A mục khư da còn có nghĩa nữa là “ái chúng, hòa hợp”.
Nghĩa là thương yêu, hòa hợp, thường cứu giúp tất cả chúng sanh.
Câu chú này còn có nghĩa khác là trong tự tánh của
mỗi chúng sanh đều có đủ tánh tự tại và tánh công đức thường vẫn tròn đầy.
Đây là Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì ấn
pháp này thành tựu, hành giả có thể tránh được nạn tù tội, bất kỳ nơi đâu, bất
kỳ mọi lúc, hành giả đều không bị vướng phải các chướng nạn về quan quyền nữa.
Quý vị sẽ hỏi: “Nếu tôi tu tập ấn pháp này, liệu
tôi có thể phạm pháp mà vẫn không bị bỏ tù hay sao?”
Không! Là Phật tử, quý vị không được phạm pháp. Nếu
quý vị đã thông hiểu Phật pháp và phát tâm tu học Phật pháp rồi, thì làm gì có
chuyện phạm pháp nữa? Còn nếu quý vị làm chuyện phạm pháp, tất nhiên phải bị bắt
và ở tù.
Tuy nhiên, đôi khi có những người vô tội bị bắt ở
tù. Đây là vì họ chưa bao giờ tu tập Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp này.
66. Ta bà ma ha a tất đà dạ
67. Ta bà ha
Như quý vị đã biết, thế giới chúng ta đang sống là
thế giới Ta bà. Ta bà có nghĩa là “kham nhẫn”. Còn được dịch là “nhẫn ái”. Còn
dịch là “Thiện thuyết, thiện đáo”.
Kham nhẫn có nghĩa là chúng sanh như chúng ta khó
có thể chịu đựng nổi những sự thống khổ ở cõi giới Ta bà này.
Nhẫn ái có nghĩa là chúng sanh thế giới Ta bà này
không những có thể chịu đựng mọi khổ đau mà còn sanh khởi lòng thương yêu mọi
loài nữa.
Thiện thuyết, thiện đáo nghĩa là, luôn luôn nói lời
tốt đẹp, lợi ích khi ở trong thế giới Ta bà. Cùng khuyến khích mọi người hiện
thân đến ở cõi giới Ta bà này.
Ma ha là lớn. Đây có nghĩa là pháp Đại thừa, tức
là Bồ tát đạo.
A tất đà dạ. Hán dịch là “vô lượng thành tựu”.
Nghĩa là tu tập pháp Đại thừa của hàng Bồ tát có công năng đưa hành giả đến bờ
bên kia một cách rốt ráo và thành tựu vô lượng công đức.
Đây là Bồ đào thủ nhãn ấn pháp. Khi quý vị tu tập
thành tựu ấn pháp này thì trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn
hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp
này mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu
ấn pháp này rồi, khi quý vị có trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ
côn trùng không thể phá hoại mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như
cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường. Công
năng của Bồ đào ấn pháp này rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng
vô biên.
Tất la tăng a mục khư da. Ở trong đồ hình mạn đà
la là hình ảnh biểu tượng cho bổn thể của Dược Vương Bồ tát, người đã dùng vô số
phương tiện, dược liệu để chữa bệnh cho chúng sanh.
Ta bà ma ha a tất đã dạ ta bà ha là bổn thể của Bồ
tát Dược Thượng, người cũng thường dùng vô số phương thuốc để chữa lành bệnh
cho chúng sanh.
(còn nữa)
Người giảng: Hoà thượng Tuyên Hoá