HỌC CÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THỜI GIAN HIỆU QUẢ
Tài sản lớn nhất là khả năng kiếm tiền, còn tài nguyên lớn nhất đời
người chính là thời gian: Phương pháp sử dụng “2 giờ” để tạo ra hiệu quả trong
20 giờ mà bất cứ ai cũng cần khắc cốt ghi tâm
Thời gian vốn là thứ quý giá. Một khi đã mất đi, bạn không thể nào lấy
lại được. May mắn là, nếu bạn xây dựng một lịch trình làm việc cùng thời gian
biểu hoàn hảo, cuộc sống cũng như công việc của bạn sẽ có những tiến triển tích
cực.
Mỗi con người có quá nhiều việc phải thực hiện trong đời. Trong khi
đó, thời gian là hữu hạn. Chúng ta ai cũng có 24h trong ngày. Nếu sắp xếp thời
gian tốt, bạn sẽ sớm hoàn thành được những điều mình muốn. Việc bố trí thời
gian theo thứ tự ưu tiên cho từng công việc sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn cân bằng được cuộc sống, tiết kiệm được công
sức, năng lượng bỏ ra để làm việc. Nếu dành thời gian vào những việc có ý nghĩa
thay vì để tâm vào những việc không đâu, bạn sẽ mang lại cho cuộc sống nhiều
giá trị tốt đẹp hơn.
Dưới đây là một số "bí kíp" của Josie Davis, tiến sĩ tâm lý
học của Đại học Columbia đúc kết trong cuộc đời sự nghiệp của mình để cải thiện
hiệu suất thể chất và quản lý thời gian:
1. Chú ý đến điểm dừng
Điểm dừng là gì?
Đó là dừng lại sau khi hoàn thành một việc và suy nghĩ về việc phải
làm tiếp theo. Khoảng cách thời gian này là khoảng thời gian tạm dừng.
Đừng xem thường hành động này.
Đây là điểm khác biệt giữa người thường và bậc thầy. Nhiều người phớt
lờ, dẫn đến sức ì trong công việc.
Cuộc sống của chúng ta bắt đầu mỗi ngày theo những quy trình nhất định,
chẳng hạn như thức dậy vào buổi sáng, sau đó đến công ty làm việc. Lặp đi lặp lại
nhàm chán.
Tuy nhiên, thực tế nhìn lại, dường như những việc quan trọng mà bản
thân hằng mong muốn lại không được thực hiện. Ví dụ, duy trì mối quan hệ với những
người bạn đã lâu không gặp một cách thường xuyên, rèn luyện các kỹ năng có thể
giúp ích về lâu dài và học hỏi những kiến thức mới trong một lĩnh vực nào đó.
Những việc này tuy không phải là những việc quá gấp gáp nhưng lại rất
quan trọng, và chỉ khi tiếp tục hoàn thành chúng thì cuộc sống mới có thể tiếp
tục thay đổi. Do vậy, để làm được điều đó, hãy kiểm soát hành động của mình một
cách có ý thức.
Ví dụ, khi O'Sullivan (cơ thủ bi-a nổi tiếng thế giới) chơi bi-a, anh
sẽ nằm xuống và xem xét một lúc. Nếu bản thân cảm thấy không thể kiểm soát được
cú đánh và không chắc chắn về hướng đi, thì anh sẽ dừng lại, đứng dậy và điều
chỉnh.
Hầu hết thời gian, chúng ta thực hiện các hành động theo thói quen một
cách vô thức. Vì vậy, cách để dừng lại và thoát khỏi chế độ quán tính là rất
quan trọng.
Sau khi chúng ta hoàn thành nhiệm vụ mới, đừng chuyển sang nhiệm vụ tiếp
theo ngay mà hãy dành ra chút thời gian để nhìn lại. Đây là điểm đầu tiên để đạt
được hiệu quả quản lý thời gian và tìm ra điểm dừng.
2. Phương pháp 4D: Do - Dump -
Delegate - Defer
Đây là phương pháp đơn giản và dễ nhớ. Để thực hiện, bạn chỉ cần nhớ 4
từ bắt đầu bằng chữ D như sau:
Do (làm): Nếu có một công việc cần bạn giải quyết và nó thật sự quan
trọng thì bắt buộc bạn phải thực hiện ngay, không nên chần chừ.
Dump (từ bỏ): Bạn cần loại bỏ một số công việc vô nghĩa trong lịch
trình làm việc của mình, nếu chúng không ảnh hưởng gì đến các hoạt động khác.
Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm một quỹ thời gian đáng kể.
Delegate (giao việc): Nếu công việc này cần phải làm nhưng có một ai
đó có thể làm tốt hơn bạn, hãy giao việc cho người đó thực hiện ngay.
Defer (hoãn lại): Nếu bạn không thể làm việc đó ngay bây giờ thì hãy
hoãn nó lại và ghi lại vào sổ tay của mình kế hoạch thực hiện nó. Nếu công việc
bị hoãn đang tăng dần lên, thì bạn cần phải xem xét có nên sử dụng chữ D thứ 2
và thứ 3 hay không.
Điểm mấu chốt của phương pháp này là nên tập trung giải quyết triệt để
một việc trước khi thực hiện đến việc tiếp theo. Bạn nên dành thời gian tập
trung vào những việc quan trọng, cần làm nhất, và ý nghĩa nhất với mình.
3. Hiểu khả năng tập trung của
bản thân
Không có khả năng tập trung trong thời gian dài là một khuyết điểm và
những lúc chúng ta mất tập trung, chúng ta lại có thói quen đổ lỗi cho bản thân
không kiên cường.
Do vậy, để giúp tăng khả năng tập trung Tiến sĩ Josie Davis đã đưa ra
2 cách giải quyết hiệu quả:
Đầu tiên là để bản thân chủ động đánh lạc hướng sự tập trung. Hãy chọn
một số việc đơn giản và thực hiện chúng trong khi làm việc. Điều này sẽ giúp bạn
có sức chịu đựng tốt hơn trong công việc.
Thứ hai là nhận thức về sự chú ý. Đó là để cho suy nghĩ của bạn bay bổng,
không kiểm soát để tự nhận thức nhiều hơn, biết mình đang nghĩ ở đâu, rồi ý thức
về những gì đang làm.
4. Quản lý năng lượng tinh thần
Thực tế thì sức mạnh của não bộ và thể chất là như nhau, nhưng chúng
ta không cảm nhận được năng lượng tinh thần vì sức mạnh của não bộ không rõ
ràng bằng sức mạnh vật chất.
Mặt khác, năng lượng tinh thần dao động dựa trên mức độ dễ dàng của mọi
việc. Bởi vì công việc càng đòi hỏi sự chú ý và sáng tạo thì càng tiêu tốn nhiều
chất xám. Do vậy, để quản lý năng lượng tinh thần hiệu quả, hãy chọn các nhiệm
vụ có độ khó tương ứng tùy theo trạng thái của bộ não của một người.
Thức dậy vào buổi sáng là lúc tâm trí bạn hoạt động mạnh mẽ nhất và có
nhiều năng lượng nhất. Bạn có thể duy trì năng lượng của mình trong khoảng hai
tiếng rưỡi và sau đó dễ mất tập trung. Do vậy, vào buổi sáng khi bạn tràn đầy
năng lượng, hãy hoàn thành những công việc khó và tốn nhiều chất xám trước, sau
đó bạn có thể làm những công việc đơn giản hơn.
Có thể bạn nghĩ việc này khá đơn giản nhưng thực tế lại không có nhiều
người áp dụng. Nhiều người thường có thói quen buổi sáng đến công ty lướt vòng
bạn bè một lượt, đọc tin tức một lúc, rồi trả lời vài email, đến khi thực sự bắt
tay vào công việc thì họ đã ngốn hết năng lượng rồi.
Thực tế, mốc thời gian quan trọng dồi dào năng lượng tinh thần không
quá dài, bạn có thể duy trì khoảng 2 tiếng mỗi ngày để hoàn thành những việc
quan trọng và đáng giá nhất đối với mình.
Quản lý năng lượng tâm lý là một kỹ năng quan trọng cho phép bạn thực hiện
ở mức tốt nhất vào những thời điểm quan trọng.
Hãy tự tìm ra cho mình một phương pháp quản lý thời gian phù hợp để
cân bằng giữa công việc và gia đình, đồng thời có một cuộc sống hạnh phúc, sung
túc.
-ST-