NGƯỜI DO THÁI KHÔNG KÊU THAN VÌ SAO TRỜI NÓNG QUÁ!
Mấy hôm viết về niềm hạnh phúc của một người nông dân rồi nên hôm nay
kể về sự khắc nghiệt của đất nước này và cách người Do Thái nghĩ gì về nó nhé.
Sơ qua về địa lý thì Israel có diện tích bằng khoảng 2 tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh cộng lại và có hơn 50% là sa mạc, lượng mưa hàng năm thì siêu siêu thấp
và có những ngày nhiệt độ nóng nhất lên đến 52 độ C. Không được thiên nhiên ủng
hộ, vậy tại sao Israel lại là một đất nước tự sản xuất thực phẩm nội địa đến
95% và có nền nông nghiệp mạnh mẽ đến như vậy. Why Why Why???
Trước tui cũng thắc mắc vậy đó, rồi cũng đọc tìm hiểu thì thấy đa phần
mọi người thường tung hô người Do Thái thông minh, sáng tạo, tìm ra giải pháp
cho mọi vấn đề thông qua khoa học và công nghệ. Điều đó là đúng, nhưng sau thời
gian làm việc và tiếp xúc với họ tui thấy đó không phải là điều mang tính quyết
định, đó chỉ là kết quả thôi.
Điều thực sự khác biệt ở đây tui nhìn thấy đó là tinh thần của họ và
cách họ tư duy. Nhớ có lần học ở trường, cô giáo dạy môn kinh tế nông nghiệp có
nói, trên đời này sẽ có những điều mà bạn thay đổi được và có những điều dù bạn
có cố đi chăng nữa thì cũng không bao giờ có thể thay đổi. Điều kiện tự nhiên
cũng vậy, bạn không thể thay đổi việc hôm nay trời mưa hay trời nắng, bạn chỉ
có thể đội nón khi ra đường nếu trời nắng và cầm ô nếu trời mưa thôi.
Tui thấy cũng đúng, mùa hè ở đây, 5h thì trời đã sáng và khoảng gần 8h
tối thì trời mới tắt nắng. Thay vì kêu ca rằng thời gian nắng dài như vậy sẽ rất
nóng thì họ lắp cả trang trại điện mặt trời ở giữa sa mạc, cả trên các mái nhà
để hấp thụ tối đa năng lượng tự nhiên, nhờ vậy mà bây giờ, dù đang là 42 độ C
nhưng tui vẫn đang nằm trong phòng điều hòa thổi phè phè mát lạnh viết mấy dòng
này cho mọi người đọc mà không phải đóng tiền điện. Thay vì kêu ca đất đai cằn
cỗi, không có mưa thì họ đào mạch nước ngầm cả 1000 mét sâu xuống lòng đất, xử
lý nước biển để biến thành nước tưới, dùng ni lông để phủ đất giữ ẩm và dùng hệ
thống tưới nhỏ giọt tự động, cứ đến giờ là máy bơm được bật lên, tưới cho hàng
trăm héc ta cây cối phát triển mạnh mẽ, mặc kệ cho điều kiện tự nhiên không có ủng
hộ.
Xong cô ấy kể tiếp, ngày trước, các thế hệ đầu tiên trở về vùng đất cằn
cỗi này để lập quốc, họ không bao giờ nghĩ đến việc là không làm được, họ nói rằng
nếu họ không thể xây dựng được đất nước này, thì làm sao các thế hệ sau có chốn
nương tựa, dân tộc Do Thái sẽ phải lang bạt khắp nơi trên thế giới này thì sẽ
có lỗi với ông bà tổ tiên. Vậy là họ liên tục làm việc, phát triển, cải thiện
và sáng tạo. Họ tìm ra được giải pháp cho đất nước cằn cỗi này, nhờ đó mà thế hệ
của cô sau này, được thừa hưởng tinh thần đó và trở về quê hương cùng nhau sinh
sống và làm việc góp phần cho đất nước Israel này ngày càng giàu mạnh hơn. Họ
giúp cô nhận ra một điều cực kỳ giá trị rằng, thiên nhiên không phải là yếu tố
quyết định mà quan trọng là con người.
Và cô cũng cho tui nhận thấy được tinh thần mạnh mẽ của người Do Thái
thời lập quốc, dám nghĩ dám làm và luôn luôn tập trung vào giải pháp cho mọi vấn
đề, không đổ lỗi, không kêu ca và lập nên kỳ tích sa mạc lừng lẫy, chấn động cả
thế giới. Họ cũng luôn hướng đến cả thế hệ mai sau nữa, cho thế hệ mai sau một
nền tảng tư duy mạnh mẽ của một dân tộc làm chủ. Xịn quá xịn. Nể quá nể.
Đây chắc chắn là một trong những bài học tuyệt vời nhất mà tui được học
từ họ trong thời gian ở Israel này. Tui sẽ không bao giờ than rằng Nghệ An nhà
tui khắc nghiệt, gió Lào nóng nực nữa. Xin thề, xin thề.
Và cuối cùng, Cảm ơn mọi người đã đọc đến những dòng cuối cùng này, nếu
học được bài học gì từ câu chuyện trên.
P/s: Tui không có so sánh bất kỳ điều gì về con người, khí hậu v.v...
vì mỗi nơi có một thuận lợi và khó khăn riêng. Tui chỉ kể mọi người nghe cách
người Do Thái tư duy.
Theo Tony buổi sáng