TINH HOA GIÁO DỤC 25 (PHẦN 3)
BƯỚC NGOẶT
TUỔI DẬY THÌ, BIẾN CÁ CHÉP HÓA RỒNG
III. ĐIỀU HẠNH
PHÚC NHẤT TRÊN ĐỜI KHI ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH
Đừng nhìn nhận một đứa trẻ bằng mong cầu của bạn,
hãy để trẻ sống với chính mình.
Wiliam James Sidis được biết đến như một trong những
thần đồng cũng là thiên tài bậc nhất của thế kỷ XX, ấy vậy mà Wiliam có vẻ như
chưa bao giờ cảm thấy thích thú và hạnh phúc với điều đó, cậu lại thích sống một
cuộc đời bình thường, yên lặng. Trong khi đó người thật sự hạnh phúc và tâm đắc
nhất chính bố mẹ cậu ta, người đã dày công đào tạo, mong muốn con trai mình
phát triển đúng theo hoạch định mong đợi từ trước của họ, biến con trai mình
thành một thiên tài nổi tiếng sớm. Nhưng khi con trai họ lớn lên, dần không đi
theo đúng quỹ đạo được lập trình sẵn và kỳ vọng nữa. Họ thất vọng, tác động, rồi
can thiệp một cách cực đoan lên con mình, điều này là nguyên nhân hủy hoại một
thiên tài có thể đã trở nên vĩ đại nhất từ trước tới nay.
Miley Cyrus là nữ diễn viên và ca sĩ nổi tiếng người
Hoa Kỳ, cô từng chia sẻ trên kênh truyền hình về sự nổi loạn của mình như sau.
Trở thành thần tượng tuổi teen khi đảm nhiệm vai chính là Miley Stewart trong
loạt phim truyền hình Hannah Montana vào năm 2006 không toàn màu hồng như người
hâm mộ nghĩ. Cô trở nên khắt khe với bản thân vì muốn giữ hình tượng ca sĩ đồng
quê tóc vàng, xinh đẹp. Cô bị ám ảnh bởi vì việc giữ hình tượng và bị stress
khi ngày càng được nhiều người biết đến. Tôi đã đóng vai một cô gái hoàn hảo,
xinh đẹp, hát hay, trở thành một người rõ ràng không phải tôi ngoài đời. “Tôi bị
ám ảnh và căng thẳng để trở nên giống Hanna, khi series phim kết thúc tôi không
biết mình sẽ là ai bây giờ, tôi đã là Hanna Montana quá lâu”, cô trả lời.
Hoàng Yến là cô gái chan chứa tình yêu thương, có
kết nối tâm linh rất mạnh, một “nguồn sáng lớn”, một linh hồn đang trên đà tiến
hóa lên Phật Mẫu, với sứ mệnh đưa mọi người lên một thế giới mới. Đây không phải
là sự lựa chọn ngẫu nhiên, để Hoàng Yến nhận được một trọng trách lớn như vậy.
Vốn dĩ mẹ cô ấy là người có tâm linh đặc biệt, với sự thánh thiện của mình, mẹ
đã làm vô số việc giúp đời trong thầm lặng và không tính toán dù chỉ là một
chút tư lợi cho bản thân. Vì thế Hoàng Yến cũng nhận được “phúc” lớn từ mẹ, hơn
nữa từ nhỏ cô đã mang trong mình một trái tim rộng lớn, có tình thương với muôn
người muôn vật. Nhưng cũng vì thế mà luôn bị một số người kỳ vọng và gán cho một
cái đích rất rõ ràng, như một điều hiển nhiên Hoàng Yến sẽ trở thành Phật Mẫu.
Cho đến một ngày không thể chịu được nữa, cô ấy tâm sự với tôi: “Yến cảm thấy
ràng buộc, cảm giác như đang bị đeo một cái xích khổng lồ, thật mỏi mệt. Cuộc sống
mà mình không được tự chủ, không được là chính mình, thì không cảm thấy cuộc đời
còn có ý nghĩa gì nữa”. Sau khi lắng nghe để thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảm, cảm
xúc của cô ấy, tôi đã giúp Hoàng Yến gỡ bỏ hết mọi vướng mắc, ràng buộc trong
tâm trí mà những người khác đã áp đặt, kỳ vọng như thể hiển nhiên cô ấy sẽ như
vậy và sợi xích đó mang tên “sứ mệnh”. Giờ đây Hoàng Yến lại được là chính
mình, vẫn cá tính ấy, vẫn mang một tâm hồn trẻ thơ, sáng tạo, hồn nhiên, tính
cách vui vẻ, yêu đời, tinh nghịch. Trái tim tâm hồn của cô ấy cũng không ngừng
lớn mạnh, dần dần phát triển trở nên vĩ đại hơn trong một thân xác nhỏ nhỏ,
xinh xinh. Cô ấy hoàn toàn thoát khỏi mọi hình mẫu được định sẵn cho bản thân,
cô ấy hạnh phúc và trọn vẹn trong mỗi phút giây.
Đây là một trong số những câu chuyện đậm chất cá
nhân, điển hình về sự kỳ vọng và dán nhãn đối với một ai đó, nhưng nó phản ánh
hiện thực chung cho tất cả. Nhiều người hẳn đã gồng mình suốt nhiều năm liền, để
đóng vai một ai đó, một nhân vật nào đó hoặc không biết chính mình là ai. Họ lạc
lối trong việc đi tìm bản thân của chính mình, mình là ai, mục đích sống của mình
là gì? Nói cách khác, sự tác động, kỳ vọng của các yếu tố bên ngoài tạo ra sự
thay đổi bên trong, nhiều người đã chọn sống giả dối với chính mình để đánh đổi
lại thứ gì đó mà thậm chí họ cũng không thể cảm nhận được. Cuối cùng khi mọi thứ
đi quá giới hạn chịu đựng, lúc này việc nổi loạn thay điều họ muốn nói về sự
kìm kẹp, đấu tranh nội tâm bấy lâu.
Giáo dục là giúp con người chấp nhận chính mình, nếu
không sẽ đặt bản thân mình trong ánh mắt người khác, người khác kỳ vọng ở mình,
đánh giá đối xử với mình như thế nào. Khi đó, cuộc đời sẽ chỉ sống xoay quanh
theo một tiêu chuẩn mẫu mực người khác vẽ ra cho mình, là sống không trung thực,
là đóng vai diễn khác một cách vô thức của bản ngã mà khi đã bắt đầu thì quá
trình đó rất khó để bị đảo ngược, dù đôi khi nó có thể bị làm chậm lại bởi sự
chống đối từ bên trong. Lão Tử nói: “Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi
người sẽ trở thành tù nhân của chính họ”. Sống mà không hòa hợp với hành động
bên ngoài và mục đích bên trong, cho dù bạn có thành công với những thứ ở ngoài
cũng sẽ nhanh chóng trở nên quá sức chịu đựng với bản thân. Nó cũng chẳng thể
mang lại hạnh phúc, an vui thật sự trong nội tâm vì lúc này bạn đã đánh mất đi
chính mình. Còn điều gì bất hạnh hơn là sống mà không được là chính mình chứ?
Điều đáng sợ nhất trên đời là đánh mất chính mình.
Ai ai cũng muốn được tự do trở thành chính mình.
Được là chính mình là được sống đúng với độ tuổi qua các giai đoạn, đúng với sở
thích, niềm mong muốn, thể hiện bản thân theo cách riêng của mình, làm những gì
mình cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, sống đúng sự tài năng, tính cách và khát khao
tìm tòi của chính mình mà không gây ảnh hưởng đến người khác là được. Còn nếu
thích làm gì làm nấy, mà gây ảnh hưởng đến người khác đó chưa phải cân bằng.
Nhằm tránh những trường hợp này lại tái diễn, ngay
từ nhỏ, hãy để cho đứa trẻ sống với con người thực của chính nó, với nguyện vọng
của các em chứ không phải sống với nguyện vọng, ước mơ, một khuôn mẫu của một
người nào đó mà bạn muốn đứa trẻ trở thành, hay so sánh và kỳ vọng trẻ với bất
kỳ ai. Để các em sống đúng với độ tuổi của mình và tôn trọng các giai đoạn phát
triển qua các thời kỳ, cẩn trọng trong việc tác động vào lý trí, trí não của trẻ
quá sớm.
Quan trọng hơn hết, bạn cần tự tìm lại chính mình,
hiểu về bản thân, trong xã hội này và trong việc thụ hưởng nền giáo dục đã qua.
Hầu hết chúng ta đã đánh mất đi chính mình, không biết bản thân muốn gì, mình
là ai và mục đích sống của mình là gì. Chúng ta bị tổn thương, đánh mất chính
mình và vì thế chúng ta cũng không biết làm thế nào để giúp con mình được là
chính nó. Thậm chí nhiều người sẽ gán ghép hình ảnh của bản thân, giấc mơ, lý
tưởng của chính mình còn đang dang dở mà áp đặt vào con.
Chúng ta cần nhận diện và chữa lành cho chính mình
trước thì mới không gieo rắc, áp đặt những tư tưởng, quan niệm, dục vọng của cá
nhân mình lên đầu con trẻ nữa. Như vậy, bạn sẽ biết cách để đứa trẻ được sống với
chính con người của nó. Khi đó, cuộc sống mới trở thành một dòng chảy của sự
giáo dục không ngừng, biết cách buông tay con ra cũng là lúc bạn giúp bản thân
thoát ra khỏi ràng buộc, trả lại tự do cho chính mình.
Tình yêu thực sự với một sự quan tâm đầy đủ và
sáng suốt, khiến bạn không muốn cản trở sự phát triển của con, mà cũng không muốn
dùng đứa trẻ vào mục tiêu nảy nở của mình. Bạn có thể mãn nguyện để con tự do
trưởng thành theo phong cách riêng của nó.
Được là chính mình, nhưng cần cân bằng các mối
quan hệ xung quanh.
Trần Huy Toàn