TINH HOA GIÁO DỤC 23 (PHẦN 2)
NHỮNG BÀI HỌC VÔ GIÁ TỪ CÁC LOÀI CHIM TU HÚ NUÔI CON
II. ĐẶC TÍNH CỦA CHIM TU HÚ LÀ ĂN CẢ THỨC ĂN ĐỘC HẠI, NÊN KHÔNG THỂ
NUÔI CON. ĐỐI VỚI CON NGƯỜI, ĐỐI VỚI VIỆC NUÔI DƯỠNG TRẺ EM THÌ “THỨC ĂN ĐỘC HẠI”
LÀ GÌ?
Hiện nay văn hóa ăn uống của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung bị ảnh hưởng bởi phương Tây do quá trình thực dân hóa, đô hộ và sự bành
trướng của chủ nghĩa đế quốc suốt thế kỷ XIX, XX.
Sau nhiều thế hệ, nó đã hoàn toàn thay thế lối ăn truyền thống bằng lối
ăn mới, hình thành nên văn hóa, nhận thức, định nghĩa, tư tưởng khác so với
cách ăn của người phương Đông ngày xưa. Ở đó thay vì thực đơn chủ đạo mà người
phương Đông thường dùng, là ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả và hải sản - ăn thực
dưỡng. Giờ đây được thay thế bằng thịt, cá, trứng, sữa và đường, hay còn gọi là
ăn mặn - thức ăn công nghiệp.
Còn bây giờ chúng ta hãy cùng nhau xem liệu cách ăn thực dưỡng hay ăn
mặn, thức ăn thuận theo tự nhiên so với thức ăn công nghiệp. Đâu mới là thức ăn
thực sự tốt cho con người, là thực phẩm đáng để chọn lựa cho con và gia đình.
Đầu tiên nên xét đến vấn đề dinh dưỡng như ăn đủ chất, cần khẳng định
rằng vấn đề này đã được mang ra đàm luận rất nhiều. Có người phủ định việc ăn
thực dưỡng, thiếu chất, lại có người cho rằng ăn thực dưỡng vẫn cung cấp đủ
dinh dưỡng và ai cũng cho mình đúng. Bản thân tôi từ nhỏ đến năm 24 tuổi ăn mặn,
cũng như hàng triệu người trên thế giới này đã được thuyết phục rằng chỉ có ăn
mặn mới thực sự đủ chất, mà chưa bao giờ hoài nghi về lý thuyết đó dù chỉ một lần.
Nhưng đến năm 24 tuổi chuyển sang ăn thực dưỡng, tuy nhiên tôi vẫn thấy cơ thể ổn,
hoạt động bình thường, thậm chí sức bền tăng lên đáng kể. Không những thế sau
hai năm thay đổi thói quen ăn uống, tôi bắt đầu cảm nhận những điều chưa bao giờ
được cảm nhận như sự cân bằng, thanh khiết, nhẹ nhàng trong cơ thể.
Lương y Ngô Đức Vượng là tác giả của nhiều đầu sách ở Việt Nam trong
đó có cuốn “Minh triết trong ăn uống của phương Đông”. Khi nói về vấn đề dinh
dưỡng trong nhiều hội nghị thì có một giáo sư, tiến sĩ đứng lên hỏi ông một
cách ngông nghênh rằng: “Ông có biết ăn chay là thiếu chất không?”. Với câu hỏi
có phần cực đoan như vậy, ông Ngô đã trả lời như sau: “Theo như sự hiểu biết có
chứng nghiệm của tôi, người nào nói ăn chay thiếu chất thuộc 3 loại người sau
đây. Một là không hiểu biết gì cả. Hai là quá tham ăn. Ba là vừa tham ăn vừa
không hiểu biết.”
Chúng ta đã và đang sống trong thời đại mà có quá nhiều niềm tin và hiểu
biết sai lệch ăn sâu trong tiềm thức của mọi người, biến nó thành chân lý cho
riêng mình. Nhưng ít ai lại tự chất vấn bản thân rằng những gì mình tin, mình
biết nó xuất phát từ đâu, tính xác thực ra sao? Trong cuộc sống, con người cần
phải giao tiếp và chia sẻ trải nghiệm với nhau, bởi vì thế họ chuyển những trải
nghiệm của mình thành thông tin và chia sẻ nó thông qua ngôn ngữ. Quá trình này
chắc chắn sẽ mắc sai sót. Vì thế, khi tiếp nhận một nguồn tin từ người khác, bạn
nên nhìn nhận đấy là một gợi ý để tự kiểm chứng tính đúng sai của nó dưới lăng
kính trải nghiệm thực sự từ bản thân, rồi hãy chấp nhận.
Sau vấn đề dinh dưỡng, thì thức ăn xanh hay ăn mặn, đâu mới thực sự là
thức ăn hoàn hảo dành cho con người?
Thức ăn cần phù hợp với cấu trúc sinh lý của cơ thể. Cấu tạo của con
người từ móng tay, hàm răng, dạ dày, đều nói lên rằng cơ thể con người được tạo
hóa ban tặng để nhai những thức ăn thực dưỡng, chứ không phải là thức ăn mặn.
Thức ăn cần thuần khiết, mỗi loài phù hợp với một loại khác nhau. Chẳng
hạn, nếu bạn chạy một chiếc xe máy, mà không đổ loại xăng phù hợp với động cơ
loại xe đó thì chuyện gì sẽ xảy ra. Xe vẫn có thể vận hành được, nhưng trong
quá trình vận hành nó sẽ có trục trặc, trong khi sử dụng sẽ phải bảo trì, sửa
chữa thường xuyên, sẽ tốn nhiều thời gian, tiền của và chắc chắn rằng tuổi thọ
và độ bền của chiếc xe sẽ bị giảm đi đáng kể. Cơ thể con người phản ứng với thức
ăn cũng như vậy, nếu ăn thức ăn không sạch, không được thuần khiết, nó sẽ không
giết chết bạn ngay, nhưng sẽ giết chết bạn từ từ. Cho nên nếu muốn sống khỏe và
sống thọ, thì nên ăn những thức ăn thuần khiết. Điều này cũng đã được Bác sĩ
Alexis Carel, người đã được giải thưởng Nobel về y khoa năm 1912 đã từng làm
thí nghiệm như sau. Ông tin rằng tất cả các tế bào có thể tiếp tục phát triển
vô hạn định, nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và trong một môi trường tinh
khiết. Ngày 17.1.1912 tại Viện nghiên cứu Y học Rockefeller, Carrel bắt đầu thí
nghiệm việc đặt mô cấy từ phôi tim gà trong một chai Pyrex có đậy nút do chính
ông thiết kế. Ông duy trì việc nuôi cấy sống này trong hơn 20 năm với việc cung
cấp thường xuyên các chất dinh dưỡng. Thí nghiệm này dài hơn tuổi thọ bình thường
của một con gà. Và ở đây ăn thực dưỡng là loại thức ăn thuần khiết phù hợp với
cơ thể con người.
Về mặt sinh học nếu bạn chú ý quan sát sẽ dễ dàng thấy rằng cùng độ tuổi
19 đến 20 như nhau, nhưng người phương Đông xét về ngoại hình trẻ hơn nhiều so
với người phương Tây. Đó là bởi vì việc ăn mặn sẽ đẩy nhanh quá trình tăng trưởng
về sinh học của cơ thể, làm cho cơ thể phát triển nhanh hơn, khiến người ta mau
lớn và chóng già (về ngoại hình).
Nên ăn thực dưỡng là một giải pháp hữu hiệu để kéo dài tuổi thanh
xuân.
Vì lòng nhân đạo, khi bạn chuẩn bị giết thịt một loài nào đó để sử dụng
vào bữa ăn. Cảm giác đau đớn oằn oại của thể xác mà loài vật chịu đựng khi bị cắt
cổ lột da đâu khác gì loài người khi bị cảnh tương tự? Chẳng qua các cảm xúc của
chúng tùy từng loài mà thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, chúng cũng biết kinh
sợ, đem hết khả năng để tự vệ và tẩu thoát trước cái chết đang đe dọa. Trong
tình trạng như thế, bản năng muốn được sống, được tồn tại đâu có khác gì con
người. Tại sao bạn lại ăn một con vật đang đau khổ? Nhưng chính chúng ta khi tự
cho mình là kẻ mạnh được quyền ăn kẻ yếu, cũng đâu khác gì những loài thú ăn thịt
động vật nhỏ bé. Giữa hai cách làm giống nhau nhưng một bên có ý thức, một bên
theo vô thức bản năng, vậy bên nào đáng trách hơn? Chúng ta xem chúng là nguồn
thức ăn duy trì sự sống của con người, nên mặc nhiên giết thịt chúng cũng coi
là chuyện bình thường. Đó là cái lý của loài người chúng ta mà thôi. Mạng sống
của mình thì coi trọng, mạng sống của loài khác thì bạn nhẫn tâm dẫm đạp. Nên về
mặt trình độ phát triển nhân tính, Con người đang tiến hóa hay tha hóa đây? Ăn
thực dưỡng hay ăn mặn mới phù hợp với nhân tính, sự thiện lương trong tâm hồn
con người, quyết định là ở bạn.
Dân số tăng nhanh mất kiểm soát, nhưng Trái Đất thì không to hơn được,
dẫn đến nhu cầu về thực phẩm tăng cao, cộng với đà suy thoái đạo đức. Con người
đã lạm dụng mọi phát minh khoa học tiến bộ nhất để tác động vào sự sinh trưởng
phát triển bất tự nhiên cho gia súc gia cầm, dẫn đến mầm móng bệnh tật vô số kể
trong các loại thực phẩm. Nhưng nếu chuyển sang chế độ ăn thực dưỡng thì nhu cầu
thực phẩm sẽ được giải quyết, thức ăn có đủ cho tất cả. Ăn thực dưỡng sẽ giúp
giải quyết được vấn nạn về lương thực và sức khỏe cho nhân loại.
Việc lựa chọn thức ăn cũng như nghe nhạc, mỗi người sẽ chọn nghe những
bài nhạc phù hợp với bản thân mình. Tư tưởng, văn hóa, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ
của một người như thế nào ắt sẽ tương thích với một loại âm nhạc như thế đó. Một
người học cao hiểu rộng, biết yêu thương đồng loại, biết đau cái đau của người
khác, biết rung động trước cái đẹp, cái thi vị của cuộc đời sẽ thưởng thức một
loại âm nhạc nào đó tương ứng với tâm hồn, trí tuệ của người ấy và ngược lại.
Thế nên, cảnh giới của một người ở tầng nào thì họ chỉ cảm được loại
âm nhạc tương thích với tâm hồn, với trí tuệ, với văn hóa của họ ở tầng đó. Đừng
nói với họ về những loại âm nhạc vi diệu và độc đáo ở một tầng cao hơn, khi đó
chắc chỉ có một số rất ít người có chút niềm tin, còn đa số họ sẽ tỏ ra hoài
nghi và phản bác ngay thôi. Chẳng bao giờ ta đem toán học cao cấp bậc đại học
giảng dạy cho một đứa bé mới học lớp một. Cũng như vậy ta chẳng nên đem thứ âm
nhạc ở một cảnh giới cao hơn mà trình bày, diễn giải với một kẻ còn ngụp lặn
nơi những tầng thấp hun hút phía dưới kia. Điều này phù hợp với quy luật đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, nên chẳng có ai đúng cũng không có người
sai.
Tương tự thức ăn cũng chia ra nhiều cấp bậc khác nhau, có loại ô trược,
nặng nề, có loại thanh khiết, nhẹ nhàng, có loại loạn động, cũng có loại ôn
hòa. Tùy vào tâm thức, nhận thức của mỗi người và sự tiến hóa của từng linh hồn,
mà họ sẽ chọn ăn thức ăn như thế nào hợp với tâm tính và trình độ phát triển
tâm hồn trí tuệ của mình. So sánh, phân biệt, đả kích làm chi, mọi người được tự
do và tự chịu trách nhiệm chọn lựa ăn thực dưỡng hay ăn mặn cho phù hợp với
nhân tính của bản thân.
Trần Huy Toàn