TINH HOA GIÁO DỤC 27
CẢI CÁCH
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÙ HỢP VỚI KỶ NGUYÊN ÁNH SÁNG
Vào khoảng thế kỷ thứ XI đã diễn ra một bước ngoặt
lịch sử đối với nền văn minh nhân loại. Bởi thời gian này đã đánh dấu sự ra đời
gần như đồng thời của các nhà tư tưởng lớn nhất mọi thời đại, với những triết
thuyết mang tính định hình cho nền văn minh của loài người chạy dài suốt từ Á
sang Âu. Đức Khổng Tử, Lão Tử ở Trung Hoa, Đức Phật ở Ấn Độ, triết học gia
Socrates ở Hy Lạp là những nhân vật tiêu biểu được ra đời. Cũng vào lúc này lịch
sử châu Âu đã đánh dấu mốc vàng son chói lọi cho sự phát triển, bành trướng của
tôn giáo khi thống trị và gây ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống trong cả chính trị
lẫn tinh thần, kéo dài từ thế kỷ thứ VI - XV.
Nhưng đây cũng là giai đoạn mà tinh hoa Thiên Chúa
Giáo bị giảng dạy sai lệch rất nhiều, khiến giáo lý đầy bác ái của Đấng Cứu Thế
bị sửa đổi thành một thứ thần quyền với những ngụy tạo trắng trợn. Nếu như ngày
nay, khoa học được đưa lên vị trí độc tôn, điều gì đi ngược lại với khoa học đều
bị cho là phản khoa học, tương tự ở thời bấy giờ bất cứ điều gì đi ngược lại sự
giải thích của các giáo sĩ hay Kinh Thánh cũng đều bị xem như tà thuyết và phản
đạo. Nhằm mục đích phục vụ cho thiểu số đang nắm quyền là Vua và các tu sĩ, người
ta đã nhân danh Thượng đế để áp đặt ra những luật pháp khắt khe, bất công, nhằm
áp bức những kẻ không đồng ý kiến với họ, gây ra những cuộc tranh chấp đẫm máu.
Vào thời kỳ đó việc nghiên cứu khoa học, thần học
vẫn còn chủ yếu tập trung trong các tu viện và trường học của nhà thờ cho nên
các nhà bác học, thần học ít khi vượt khỏi bình luận, giải thích của Kinh
Thánh. Bởi vậy, tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, thế giới
quan thời trung cổ, là thế giới thần học bao trùm lên triết học, luận học,
chính trị, vì thế khoa học và triết học đã không tìm được cho mình con đường độc
lập hay một lối đi riêng. Tuy nhiên, sự thay đổi thần kỳ khi tư duy sáng tạo và
khoa học phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Phục Hưng từ thế kỷ XV - XVI ở châu
Âu, đã phá tan những quan niệm hẹp hòi vị kỷ, khởi đầu cho một trật tự thế giới
mới đặt nền móng cho xã hội dân chủ. Làm cho tôn giáo dần dần mất ảnh hưởng đến
quần chúng, phải lùi bước trước trào lưu tiến hóa của khoa học, từ đó tiếp nối
mãi cho đến nay, đưa chủ nghĩa duy vật lên ngôi, thay thế cho chủ nghĩa duy
tâm.
Xu hướng phát triển đó ảnh hưởng không nhỏ đến
phương Đông, đặc điểm của văn hóa phương Đông mang tính tĩnh, có xu hướng thu
vào bên trong, nặng về trực giác, thiên về phát triển tâm linh. Trong khi sự
phát triển ở phương Tây mang tính động, với các hoạt động hướng ra bên ngoài, nặng
về duy lý, thiên về phát triển khoa học thực nghiệm. Điều đó dẫn đến hai kiểu
hành động khác nhau, phương Đông quan niệm ở hiền gặp lành, còn phương Tây cho
rằng chân lý thuộc về kẻ mạnh. Nên họ ra sức chế tạo súng ống đạn dược, xe
tăng, máy bay, tên lửa, bom, máy móc để đi xâm lược, bành trướng chủ nghĩa thực
dân, đế quốc trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong những thế
kỷ XIX, XX vừa qua. Mang theo nền văn minh khoa học kỹ thuật, triết học, tư tưởng,
văn hóa của phương Tây len lỏi, lan tỏa ảnh hưởng khắp mọi mặt trong cuộc sống.
Giờ đây Đông phương đã tiếp thu văn minh và đã vươn lên ngang hàng với Tây
phương, mà tiêu biểu nhất phải kể đến Nhật Bản. Nhưng tiếc thay, dường như quá
bận rộn trong việc đuổi kịp Tây phương về văn minh vật chất mà Đông phương lại
đã và đang lãng quên nền văn minh của chính mình. Một nền văn minh chú trọng
phát triển con người, với chiều sâu tinh thần và thế giới quan tâm linh.
Ngày nay, các học thuyết về kinh tế, giáo dục,
khoa học, tất cả mọi thứ đều dựa trên căn bản tri thức, vật chất, để từ đó làm
động lực cho con người phấn đấu, cố gắng đạt được. Coi đó là cái đích đến cho hạnh
phúc đời người. Nhiều thập kỷ trôi qua, chúng ta được giáo dục điều đó như một
chân lý, đã thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi người, khiến người ta không cần
phải nghĩ thêm thứ gì khác ngoài những điều đó cả. Có thể nói, tư tưởng sống một
cuộc đời cao đẹp với những giá trị nội tâm sâu sắc và niềm tin tâm linh thiêng
liêng đã từng bước bị mất đi bởi chủ nghĩa tôn sùng vật chất, lấy đó ra làm thước
đo, chuẩn mực cho hạnh phúc, đẳng cấp, mục đích tối thượng của con người.
Nhiều người ngày nay đã bị cuốn vào vòng xoáy vật
chất, sự lương thiện dần mất đi, lòng trắc ẩn bị lãng quên, nhân cách, bản tính
con người biến đổi, thay vào đó là lòng tham không đáy. Lòng tham vô bờ nhằm thỏa
mãn những nhu cầu, ham muốn, dục vọng của bản thân, làm nhiều người ngày càng
trở nên tham lam, ích kỷ, hẹp hòi.
Cũng chính ham muốn chiếm đoạt, tàng trữ mà nơi
đâu có liên quan đến quyền lợi, lợi ích thì nơi đó có đấu đá, cạnh tranh khốc
liệt. Cạnh tranh sinh ra đố kị, hoài nghi, thiếu đi cảm thông, vì thế không thể
khởi sinh tình yêu thương. Hình thành nên xã hội càng văn minh, con người càng
lạnh lùng với nhau. Càng đô thị hóa, con người càng trở nên xa cách. Thay vì gắn
kết với những người hàng xóm, thì họ lại xây nên những bức tường chia cách.
Thay vì tin tưởng, họ lại nghi ngờ. Thay vì ngưỡng mộ, họ lại đố kị. Đời sống
phát triển con người càng ngày càng gặp nhiều khó khăn, con người ngày càng đối
xử với nhau độc ác. Jawaharlal Nerhu là một trong những nhân vật trung tâm của
chính trị Ấn Độ trong phần lớn thế kỷ XX, ông còn biết đến với tên gọi học giả
Nerhu, ông nói: “Con người về phương diện kỹ thuật đã vươn tới những vì sao,
nhưng lại không hề được trau dồi tí gì về quan hệ giữa người và người, và chính
vì lẽ đó mà nền văn hóa đạo đức xã hội tụt lại xa đằng sau kỹ thuật.”
Vào thập niên 50 - 80 của thế kỷ XX chiến tranh lạnh
giữa Liên Xô và Mỹ đã khiến thế giới lo sợ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh
hạt nhân. Ngày nay, khi các nước ngày càng hiện đại hóa quân sự thì việc quan
ngại về chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường quốc quân sự xung đột về lợi
ích kinh tế ngày càng hiện hữu. Nhưng thật ra không hẳn như vậy, nguyên nhân nằm
ở chủ nghĩa sùng bái vật chất, là thủ phạm thực sự gây ra mọi vấn đề như hiện
nay.
Thiên nhiên vốn đã cân bằng tuyệt đối, duy chỉ có
con người vì sùng bái chủ nghĩa vật chất rồi mạnh ai nấy làm, có được cái này lại
muốn chạy đi tìm kiếm cái kia. Khiến cho nhu cầu toàn cầu bị phân hóa người
giàu lại thêm giàu, người nghèo lại thêm nghèo, gây ra sự thiếu hụt về cung ứng,
mất cân bằng và mâu thuẫn trầm trọng. Xã hội vì vậy mà chênh nghiêng, là nguồn
gốc của mọi tai họa với biết bao thảm cảnh bi thương.
Không âm cũng chẳng có dương, không có bóng tối chẳng
biết thế nào là ánh sáng, không có bùn hoa sen cũng chẳng thể đẹp đến vậy. Cũng
như thế, thực ra chúng ta không nên phán xét, bài xích dục vọng, lòng tham ra
khỏi cuộc sống, cũng như phân biệt giữa Phật và Satan. Vì Satan thể hiện cho
lòng tham, dục vọng. Nhưng thử ngẫm mà xem, nhờ có Satan mà đã tạo động lực vô
hạn cho con người phát triển được thế giới vật chất rực rỡ như ngày hôm nay.
Nhưng dục vọng, lòng tham cần kết hợp với từ bi, sự thiện lành thì mới đơm hoa
kết quả ngọt được. Lúc đó dục vọng đê hèn sẽ chuyển đổi thành dục vọng cao thượng.
Lòng tham, ích kỷ chỉ biết nghĩ cho bản thân sẽ chuyển thành ước vọng giúp đỡ
cho muôn người, vạn vật đều được ấm no, hạnh phúc. Phật và Satan cũng như hai mặt
của một đồng xu, có mặt trái mặt phải, nói cách khác Phật và Satan cũng chỉ là
Một. Chỉ có Phật, có từ bi, cái thiện của Phật thì thế giới vật chất không phát
triển được. Tuy nhiên chỉ có Satan, chỉ có dục vọng, cái xấu thì thế giới sẽ
hoang tàn vì lòng tham, sự vô nhân tính. Nhưng khi con người không còn phân biệt
thiện ác, tốt xấu, Phật và Satan, người ta sẽ hướng đến cái Một. Chính cái Một
đó mới làm cho cuộc sống không bị mất cân bằng, không còn bị biến đảo xoay vần
nữa. Về cái Một, với tình yêu thương, con người mới có thể phát triển bền vững.
Phật, Chúa, Satan đều ẩn tàng trong mỗi con người,
chỉ chờ bạn đánh thức và hợp nhất thành Một.
Hoàng Yến
Tư tưởng thứ hai mà người phương Đông bị phương
Tây ảnh hưởng là coi con người là ưu việt nhất. Cũng chỉ bởi vì tự cho mình là
giống loài, thượng đẳng hơn tất cả những giống loài khác. Rằng chỉ có con người
mới đáng kể, nghĩ mình là nhóm cá thể đặc biệt hơn nhóm cá thể khác, vì thế tự
cho mình quyền bóc lột, đàn áp, tước đoạt quyền tự do của nhóm kia. Coi nhóm
kia là tài sản của nhóm mình, hoặc cố ý tàn sát nhóm kia mà không chịu bất kỳ
hình phạt nào. Ta tàn sát, bắt nhốt, biến động vật hoang dã thành vật nuôi, làm
thú vui, thỏa mãn những nhu cầu bản thân. Tự do giết hại, kiểm soát quyền sinh
tử của chúng, cho đó là bình thường mà không hề có mặc cảm tội lỗi.
Và chúng ta cũng làm điều này tương tự như đối với
con người, tư tưởng phân biệt len lỏi vào từng quốc gia, tôn giáo, giai cấp. Nhật
Bản là đất nước đi lên từ hai bàn tay trắng, tài nguyên khoáng sản không có gì
ngoài thiên tai, động đất, sóng thần và núi lửa. Trong hơn hai trăm quốc gia và
vùng lãnh thổ Nhật chỉ đứng thứ 62 trên bản đồ thế giới về diện tích, vậy mà
con người, công nghệ của họ đã ảnh hưởng rộng khắp, nền kinh tế được xếp vào những
hạng nhất nhì toàn cầu. Anh là quốc xứ sở nhỏ bé, nhưng lại có thuộc địa tưởng
chừng như mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước này. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đứa
con trẻ của thế giới nhưng sớm vươn lên vị trí dẫn đầu, nhiều lúc họ đã chạm đến
ngưỡng của ngôi vị bá chủ toàn cầu. Ai Cập đất nước được cho là sự lựa chọn của
thần linh. Ấn Độ cái nôi minh triết của nhân loại, những thứ được ưa chuộng và
phổ biến nhất hiện nay có lẽ đều có nguồn gốc từ đây như là Yoga, võ thuật, đạo
Phật, thiền, họ đã cống hiến một nền văn minh vô hình không gì sánh nổi cho thế
giới và rồi họ tự cho mình quyền kiêu hãnh, chủng tộc loại ưu.
Người theo đạo Phật tự cho mình đúng đắn nhất, vì
có trí tuệ và đạt được giải thoát thực sự. Người theo Thiên Chúa Giáo tự cho
mình hơn các tôn giáo khác ở chỗ họ có Chúa, có tình yêu, nên thấy hãnh diện và
tự hào bởi mình có đức tin ấy. Người theo Hội Thánh của Đức Chúa Trời cũng thấy
mình đúng hơn cả vì Kinh Thánh chứa đựng những lời tiên tri nhiệm màu của Đức
Chúa Trời, nhận được cứu rỗi và sự sống đời đời từ linh hồn. Người theo Đạo Cao
Đài cho mình hơn cả vì đó là Thiên Đạo, do Đức Chí Tôn dùng cơ bút lập ra và Đức
Chí Tôn làm giáo chủ. Đến nhóm cá thể, từ một người ăn mày, đến người quét rác,
giáo viên, giám đốc, vĩ nhân hay tổng thống ai cũng thấy mình vượt trội, cho
mình là hay hơn cả, công việc của tôi thì quan trọng hơn của bạn, cho mình là
đúng đắn, kiến giải của mình là hơn, thấy không ai bằng mình, cũng không ai chịu
nhường ai, khó xích gần lại nhau hơn, gây ra sự chia rẽ.
Vì coi mình là chủng người ưu việt, nên con người
không ngừng cạnh tranh để gây ảnh hưởng, áp đặt. Với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật cùng những thành tựu mang lại từ cuối thế kỷ XIX cho đến ngày nay, làm
người ta sớm ngộ nhận và tưởng tượng về sự kỳ diệu của khoa học. Con người có
thể biết được mọi thứ, và sẽ củng cố vị trí của mình như những chủ nhân thực sự
của vũ trụ, có thể điều tiết được thiên nhiên và sự tuần hoàn của vạn vật.
Nhưng làm sao ta có thể chinh phục được thiên nhiên khi chúng ta chỉ là một phần
của nó, làm sao bộ phận lại chinh phục được cái toàn thể. Nhưng vì ảo tưởng về
sức mạnh mà khoa học có thể mang lại, ta phá vỡ sự vận hành, tạo ra những một
cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng thấy.
Bản ngã luôn tiềm ẩn bên trong mỗi người, đối với
người bình thường họ làm được chuyện này, phát minh ra cái kia, đạt được thành
tựu trong cuộc sống, họ tự cho mình thông minh, vượt trội hơn người nên dễ hình
thành tính tự cao, ngạo mạn. Đối với người học Đạo, họ hiểu biết về con người,
thế giới và vũ trụ, tâm thức đã vươn lên một tầm cao khác. Bản ngã lan tỏa khắp
tế bào cơ thể, vi tế và ẩn tàng sâu bên trong rất khó nhận biết. Còn với người
có năng lực tâm linh, họ có thể kết nối với các Đấng Siêu nhiên, các cõi giới
khác nhau. Họ nghe những âm thanh không nghe được, thấy những điều không thấy
được, làm những việc người khác không làm được trong thế giới vô vi (vô hình),
nhưng lại quyết định trực tiếp cuộc sống thế giới hữu vi (hữu hình) của chúng
ta, họ cũng có “bản ngã tâm linh” cho riêng mình.
Bản ngã, tiểu ngã hay phàm ngã được hình thành
trong quá trình lớn lên, bởi con người sử dụng thiên lệch về phần lý trí. Khiến
bạn hay dùng trí não để phân tích, lý luận, so sánh rồi tự cho mình là hay, bản
thân có chỗ hơn người, tài năng của mình thật vượt trội. Làm cho bạn nảy sinh
phân biệt từ đó tỏ ra tự kiêu, ngạo mạn, đố kị, hiềm khích lẫn nhau.
Nhưng khi quay về với trái tim, sống với tình yêu
thương thì sẽ không còn so sánh, phân biệt, đố kị nữa. Tình yêu thương đón nhận
mọi sự, dung chứa mọi thứ, tình yêu thương hiện diện cho công bình và cân bằng.
Không còn phân biệt giữa ta và tha nhân, giàu hay nghèo, tài năng hay kém cỏi,
sang hay hèn, cao hay thấp. Tình yêu thương lan tỏa và bao trùm vạn vật, vì vậy
bản ngã sẽ được chuyển hóa.
Ảnh hưởng về mặt tư tưởng, sự tiến hóa có hai định
nghĩa. Một là sự phát triển trí thông minh bên trong một dạng sống, chẳng hạn
như tổ hợp một thân thể, hay trí não của con người, đó là sự tiến hóa vật lý
hay sinh học thuần túy. Hai là sự phát triển hiểu biết của các linh hồn từ các
mật độ thấp lên các mật độ cao hơn, mà ở đó có sự tiến bộ về mặt tâm linh, trưởng
thành về mặt tâm thức, nhận thức của con người. Nhưng phương Tây đã khẳng định
học thuyết tiến hóa Darwin trở nên phổ biến toàn cầu, trong khi học thuyết này
mới chỉ định nghĩa được nửa phần trước. Đề ra quan niệm nhất nguyên, cho rằng
xác thân và linh hồn là một, con người chỉ đơn giản là một thực thể vật chất.
Tuân thủ các định luật vật chất do đó ý thức hay linh hồn, cũng chỉ là kết quả
của hoạt động của bộ não mà thôi. Đơn giản mà nói với quan niệm này, chết là hết.
Vì chú trọng thái quá đến khía cạnh tiến hóa một
chiều, cái mới phủ định cái cũ, cái sau phải hơn hẳn cái trước, vì thế văn minh
Tây phương đẩy sự đua tranh tới mức cực độ, vô giới hạn. Dẫn tới cùng kiệt mọi
tài nguyên dự trữ, cả tài nguyên thiên nhiên lẫn sức lực con người. Do đó, làm
cho tự nhiên và xã hội mất cân bằng, dẫn tới hai cuộc chiến tranh trong thế kỷ
XX vừa qua, sự thiếu hụt về dầu mỏ trong những năm đầu thế kỷ XXI và cả việc
tranh giành nguồn tài nguyên ở những nơi tận cùng của trái đất như Bắc Cực đã
nói lên điều này. Bị chi phối mạnh mẽ bởi học thuyết đấu tranh để sinh tồn, học
thuyết này sẽ không bao giờ giải thích được khái niệm “người” nhất của con người
đó là lòng nhân ái, sự hy sinh. Khái niệm này tự nó đã không thể dung hòa được
với khái niệm của đấu tranh sinh tồn, vốn được coi là động lực chính trong học
thuyết tiến hóa Darwin.
Tự cho sự sống chỉ giới hạn ở một đời người, nên
quan niệm cuộc sống là để hưởng thụ, tận hưởng tối đa các lạc thú thế gian mang
đến. Càng đắm chìm trong thú vui vật chất qua các giác quan bên ngoài thì ngược
lại đời sống tinh thần, tâm hồn bên trong ngày một nhỏ bé, co hẹp. Quan điểm đó
làm cho con người ta tin rằng cuộc sống đơn giản chỉ là việc sắp xếp ngẫu
nhiên, hiện diện một đời người rồi tan vào cát bụi như bong bóng xà phòng chứ
không phải từ một cội nguồn thiêng liêng.
Với những người như vậy, không có gì đáng làm hơn
là hưởng thụ một cuộc đời sung sướng rồi chết. Nên họ trở nên sống phóng túng,
mọi chuẩn mực đạo đức, phẩm chất của con người đều dễ dàng bị phá vỡ. Những điều
răn của Chúa bị bỏ ngoài tai, mọi sự kính cẩn Thần linh bị xóa bỏ, những tín điều
trong tôn giáo bị lờ đi. Người ta hành động bất chấp tội ác, sự phi nhân tính,
đạo đức của con người thời nay là không có giới hạn và dường như họ có thể làm
bất cứ việc gì.
Vì tin rằng chết là hết, chấm dứt mọi chuyện, mọi
nợ nần không đoái hoài, không tin vào luật nhân quả. Do đó xã hội bây giờ tạo
ra nhiều con người kiệt xuất, giỏi lý luận, có kiến thức, địa vị cao trong xã hội.
Sản sinh ra vô số tiến sĩ, kỹ sư, các nhà khoa học, luật sư, đội ngũ y bác sĩ.
Nhưng lại thoái hóa về phẩm chất, so với một thầy dạy chữ Nho, thầy giáo ngày
xưa thì nhân phẩm, cốt cách, đạo đức thua xa.
Khi Chúa Giê-su xuống thế gian để cứu giúp nhân
sinh, người dân Israel lúc đó không những không tin người là con của Đức Chúa
Trời mà còn sát hại ngài bằng cách đóng đinh Chúa Giê-su lên cây thập tự giá.
Lúc đó có một người tên là Phi-lát khuyên rằng không nên giết người này, nhưng
hết thảy người dân Israel lúc đó đáp rằng, nếu người chúng tôi giết đó đúng là
Đấng Cứu Thế thật thì: “Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng
tôi”, trích sách Mathiơ (27: 11-44) trong Kinh Thánh. Sự thật lịch sử chứng
minh người họ giết đúng thật là con của Đức Chúa Trời và hậu quả cho việc này của
dân Israel đó là thảm họa mất nước không lâu sau đó, gần hai ngàn năm bị lưu
vong trên khắp thế giới và biết bao lần bị thảm sát bởi vì nhân xấu mà mình đã
gây ra. Nhân quả là một trong vô số quy luật trong vũ trụ để vận hành sự công
bình trời đất. Thời nay, nhân quả đến nhanh không loại trừ bất kỳ một ai, đừng
để thấy rồi mới tin. David R.Hawkins từng nói rằng: “Mọi vật trong vũ trụ liên
tục sinh ra mẫu hình năng lượng với một tần số đặc biệt, nó bất biến với thời
gian và có thể được đọc bởi những ai biết cách. Mỗi từ, hành động và ý muốn tạo
thành một bản ghi vĩnh cửu. Mỗi suy nghĩ đều được nhận thấy và ghi lại mãi mãi.
Không có những bí mật, không có những điều bị che dấu và cũng không thể làm như
thế. Tinh thần của chúng ta đứng trần trụi cùng thời gian và đều bị nhìn thấu tất
cả. Cuộc sống của mỗi người, cuối cùng đều phải chịu trách nhiệm trước vũ trụ.”
Những triết lý và niềm tin về một cuộc sống như vậy,
đã tạo điều kiện thuận lợi, dung túng làm cho con người sa ngã, những năng lượng
tiêu cực tích tụ ngày càng nhiều, hoạt động một cách mãnh liệt. Các khoa học
gia trên thế giới đều khẳng định rằng phải cần tới khoảng 4,6 tỷ năm để làm nên
Trái Đất là một hành tinh xanh tươi đẹp này, thì nền văn minh hiện đại của
chúng ta dù chỉ mới phát triển và thuộc dạng sơ sinh trong Vũ Trụ. Nhưng do
lòng tham và sự kiêu ngạo nên chúng ta đã và đang tự hủy hoại chính mình cùng với
Trái Đất, mà chưa tự nhận thức được.
Chúng ta đang tàn phá gần như tất cả các cánh rừng
còn lại trên Trái Đất cung cấp O2 cho mọi sinh vật tồn tại, làm tuyệt chủng rất
nhiều loài động vật hoang dã.
Chúng ta đang thải ra các chất độc vượt quá ngưỡng
chịu đựng của Trái Đất vào trong bầu khí quyển, nước uống và đất trồng trọt. Để
lại tỉ lệ người mắc ung thư đang tăng lên đáng kể.
Chúng ta đang lấy cạn các khoáng sản trong lòng đất,
phá hủy núi, san lấp sông hồ, đóng cọc sâu vào lòng đất mà không biết rằng đó
chính là đang phá hủy thân thể Trái Đất, cũng là đang phá hủy thân thể của
chính chúng ta.
Chúng ta đánh nhau bằng đủ loại vũ khí hủy diệt,
bom nguyên tử, gây ô nhiễm bức xạ, ảnh hưởng đến dòng năng lượng của Trái Đất
và Vũ Trụ.
Chúng ta đang đi vào vòng xoáy tiêu cực có trong từng
lời nói, hành động, ý nghĩ, thậm chí trong từng hơi thở. Tất cả năng lượng tiêu
cực đó, đang làm ảnh hưởng đến khắp các sinh vật trên Trái Đất.
Thế hệ cha anh đã tàn phá, hủy hoại môi trường,
làm tổn hại nghiêm trọng sự sống trên Trái Đất. Vậy nên thế hệ chúng ta sẽ cùng
nhau chung tay tôn tạo, gìn giữ, yêu thương từng hạt cát, con kiến, cành cây,
ngọn cỏ,… trên hành tinh xanh này như chính sinh mệnh, cơ thể, linh hồn của
mình.
Điểm chung về những bài học kinh nghiệm trong quá
khứ về sự sụp đổ của những nền văn minh ở trên nói riêng và tất cả những nền
văn minh khác nói chung đều quy về một vài nguyên nhân cơ bản sau: “Nguyên nhân
chính là từ Vua Chúa, những vị lãnh tụ, người tri thức, người dân bình thường,
đám đông xa dần với đời sống tinh thần. Mọi người càng ngày càng đắm chìm, thiết
tha đến hạnh phúc vật chất, thú vui cảm giác, suy đồi về đạo đức, phẩm chất con
người, đi ngược lại với các trật tự Vũ Trụ”. Đó là nguyên nhân cuối cùng của mọi
bất hạnh, đau thương của những nền văn minh hay thực dân. Con người ngày nay
cũng dẫn mọi thứ đi đến một kịch bản tương tự, khi họ chỉ chú trọng một chiều tập
trung phát triển nền văn minh vật chất. Trong khi đó, họ lại thoái bộ đời sống
tinh thần, mất đi kết nối về tâm linh, đi ngược lại các quy luật Vũ Trụ, phá vỡ
trật tự vận hành của tự nhiên. Nếu không thức tỉnh, rút ra được những bài học,
kinh nghiệm thực tế từ trong quá khứ. Cứ đà này chắc chắn chúng ta lại sẽ dẫm
lên vết xe đổ bởi lỗi lầm cố hữu của các nền văn minh trước đây, và lại phải
tái diễn để học lại những bài học cũ rích đã được dạy từ trước.
Chúng ta vì mất đi kết nối với cội nguồn, với vạn
vật xung quanh, mất đi tâm linh bên trong bản thể mình, trở nên vô cảm, không
có tình yêu thương chính mình, với tự nhiên, hiếu chiến, phá hoại rừng cây, đầu
độc đất đai, bầu khí quyển, giết hại mọi sinh loài mà không cảm thấy tội lỗi.
Chúng ta làm Trái Đất bị tổn thương, đã vô tình hủy hoại cơ thể của Mẹ Trái Đất
cũng là hủy hoại đi cơ thể của chính mình. Bởi chúng ta vốn là Một, bạn làm điều
gì với người khác cũng là làm với chính bạn.
Chúng ta cần hiểu rằng, vạn vật đều có linh hồn,
Trái Đất là một hành tinh nhưng bản thân nó là một linh hồn. Trái Đất là một
sinh vật sống, con người cũng giống như Trái Đất thu nhỏ. Nói cách khác Trái Đất
là mẹ muôn loài hay còn gọi là mẹ Gaia, chúng ta là con của mẹ, được mẹ dung dưỡng
và trao cho sự sống trên ngôi nhà tươi đẹp này. Hiện nay, mẹ Trái Đất đang “bị
bệnh” rất nặng, cơ thể mẹ rất yếu. Nếu Trái Đất chết, linh hồn sẽ rời đi, như vậy
Trái Đất sẽ bị hủy diệt, cũng giống như một người có thân thể mà không có linh
hồn, là người chết.
Khi bị bệnh cơ thể con người có khả năng tự bảo vệ
bằng sức đề kháng trong hệ miễn dịch của mình, lúc đó có những triệu chứng theo
sau như ho, sốt, nôn để đẩy những vi trùng, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tương tự
như con người, hành tinh chúng ta cũng như vậy. Đã bắt đầu lên cơn sốt kháng lại
những “con vi khuẩn gây bệnh” nhằm lấy lại sự cân bằng, bằng cách tăng tần số.
Chính tần số lên cao và đột biến sẽ tạo ra “cơn sốt”
làm cho Trời Đất có những thay đổi đặc biệt làm rung chuyển cả bầu trời và mặt
đất này. Từ đó giải phóng nguồn năng lượng tiêu cực, cũ kĩ đã bị tích lũy trong
Trái Đất hàng tỷ năm qua như tham lam, phân biệt, phán xét, so sánh, chia rẽ, đố
kị, ích kỷ, thù hận, chấp ta ngã mạn, lo lắng, sợ hãi, đấu tranh, tính toán,
mưu mẹo, lừa gạt, hoài nghi, sân hận. Khi trược khí được đẩy ra khỏi Trái Đất,
tương tự cũng là nguồn năng lượng tiêu cực từ bố mẹ, ông bà, tổ tiên, nhiều đời,
nhiều kiếp trong người chúng ta được di truyền qua ADN sẽ được khuấy lên. Do
đó, sẽ có những biến chuyển, xáo trộn chưa từng thấy cả bên ngoài lẫn bên trong
cơ thể, để con người nhận diện và đặt các câu hỏi xem liệu chuyện gì đang xảy
ra.
Lúc này có hai trường hợp, một dạng người tích cực
tâm thức mở rộng nhìn nhận được vấn đề họ sẽ thức tỉnh và được chữa lành. Chuyển
hóa nguồn năng lượng tiêu cực thành năng lượng tích cực, tốt đẹp hơn, từ đó
chung tay tôn tạo và xây dựng Trái Đất mới. Dạng thứ hai, vẫn bị cuốn vào vòng
xoáy của đời sống vật chất, không ý thức về những gì đang xảy ra, cho đến khi
nguồn năng lượng tiêu cực khổng lồ được đẩy lên. Cơ thể con người trong một thời
gian ngắn không thích ứng được, sẽ sinh ra nhiều triệu chứng bất lợi như bệnh tật,
đau ốm, thậm chí là đột tử, gây ra lệch lạc trong nhận thức, trầm cảm hoặc cuồng
loạn, khủng bố,… Như vậy có phải là vô cùng khổ sở hay không, thế thì khác gì
là sống trong địa ngục.
Hiện nay chúng ta đang đối mặt với rất nhiều thử
thách, các mối đe dọa, từ những vấn đề nhỏ đến vấn đề lớn mang tính toàn cầu. Đặt
ra bài toán cấp bách và tìm kiếm, sản sinh ra nguồn nhân lực dồi dào, mạnh mẽ,
có đủ tố chất để giải quyết hệ lụy mà thế hệ đi trước đã và đang gây ra. Nguồn
lực đó được sản sinh ra không đâu xa, chỉ có thể là nằm ở việc giáo dục trong
đó lấy trẻ em làm hạt nhân. Đúng vậy, trẻ em sẽ là người quyết định tương lai của
một quốc gia, vận mệnh chung của toàn nhân loại.
Phát triển nguồn lực từ trẻ em là việc làm tất yếu,
tuy nhiên điều quan trọng hơn nữa cần định hình được triết lý, tư tưởng giáo dục
đúng đắn cho trẻ em và cho cả người lớn chúng ta ngay từ đầu.
Hiểu biết về con người, nhất là kiến thức về bản
chất con người. Nếu giáo dục mà không thực hiện được nhiệm vụ này, không giúp
cho đứa trẻ hiểu về chính mình; mình là người như thế nào; bản chất con người
ra làm sao; mình cần điều gì và không cần gì, thì không phải nền giáo dục hữu
ích.
Tự do tư duy - giáo dục cần làm cho mỗi người được
tự do tư duy, họ mới có thể sáng tạo, thể hiện bản thân độc đáo theo cách riêng
của mình, mới có thể khai thác hết tất cả tiềm năng bên trong bản thân được.
Ngược lại với tư duy tự do là tư duy bị đóng khung, tư duy bị áp đặt, sẽ tạo ra
những con người dập khuôn, chậm chạp, dễ bị áp bức, bóc lột. Đó không phải là
giáo dục.
Kiến thức về thế giới tâm linh. Chúng ta vốn xuất
phát từ Một nguồn sáng, nên nguyên thủy của chúng ta vốn dĩ là “ánh sáng”. Đức
Phật nói: “Mỗi người đều có Phật tính”, Khổng tử lại nói: “Nhân chi sơ, tính bản
thiện”. Tùy từng người mà cách diễn đạt bằng ngôn ngữ tuy có khác nhau, nhưng đều
mang ý nghĩa tương đồng.
“Ánh sáng” chỉ có thể định nghĩa chính nó khi chịu
lao vào “bóng tối”. Môi trường trái đất là “bóng tối”, để các sinh mệnh tỏa
sáng. Nhưng khi các sinh mệnh “ánh sáng” mới xuống trái đất, họ đều phải hạ mức
tần số rung động của mình xuống cho phù hợp với môi trường nơi đây. Do đó họ sẽ
đánh mất đi chính mình, quên đi mình là ai, từ đâu đến và mục đích sống của họ
đến đây là gì. Kiến thức về thế giới tâm linh là tìm cách kết nối lại với chính
linh hồn của mình, kết nối lại với nguồn, nhằm thức tỉnh mục đích sống. Khi bạn
thức tỉnh và được chữa lành, bạn sẽ hiểu được rằng mình là “ánh sáng” và mục
đích của bạn đến đây là để “tỏa sáng”. Tỏa sáng ở đây là bạn biết dùng tài
năng, thế mạnh, trí tuệ của mình để đem lại niềm vui, tình yêu, tiếng cười, hạnh
phúc và giá trị sống cho cuộc đời này.
Ba nhân tố ở trên sẽ là định hướng cho mọi cải
cách giáo dục trong giai đoạn hiện nay và là xu hướng phát triển chung cho toàn
xã hội.
Trần Huy Toàn