TINH HOA GIÁO DỤC 24 (PHẦN 5)
TỰ DO TƯ DUY - NHIỆM VỤ TỐI THƯỢNG CỦA NGƯỜI LÀM GIÁO DỤC
IV. NỀN TẢNG CHO TƯ DUY PHÁT TRIỂN
Phương Tây khởi nguồn của lối tư duy duy vật, nên đã tác động trực tiếp
cách giáo dục đào tạo con người, một trong những ảnh hưởng đó là họ cho rằng trẻ
nên học để sớm tự đưa ra quyết định, năng lực đánh giá, tư duy độc lập. Đó cũng
là một xu hướng được nhiều bố mẹ Việt Nam đang chạy theo phát triển tư duy sớm
cho trẻ.
Tuy nhiên, xét tổng quan và toàn diện cả một quá trình phát triển con
người điều này chưa hẳn tốt. Bởi vì, như chúng ta đã biết 0 đến 7 tuổi giai đoạn
trẻ cần hoàn thiện cơ thể vật lý. Lúc này thể sức sống và thể cảm xúc cũng đã
có mặt nhưng tồn tại dưới dạng “vỏ bọc”, như cơ thể vật lý của người con được
bao bọc trong bào thai của người mẹ. Từ 8 đến 14 tuổi là giai đoạn nên phát triển
cảm xúc lành mạnh, sức sống bên trong cho trẻ. Còn 15 đến 21 tuổi là giai đoạn
bùng nổ về cảm xúc và phát triển tư duy. Nhưng nếu trong giai đoạn nên phát triển
cơ thể vật lý, thể sức sống và thể cảm xúc bạn lại dành thời gian, năng lượng để
phát triển những năng lực về tư duy thì những yếu tố kia không thể nào phát triển
toàn vẹn được - làm việc đúng vào thời điểm đúng. Một người có cơ thể vật lý ốm
yếu, sức sống què quặt, cảm khô trơ cứng liệu có phải là nơi lý tưởng để tư
duy, trí thông minh phát triển?
Mọi người liệu có thực sự hiểu chất xúc tác cần thiết cho tư duy phát
triển. Người ta bây giờ xem tư duy chỉ cần có não và thông tin, nên ra sức nhồi
nhét thông tin vào đầu trẻ và chỉ biết bồi bổ (ăn uống) để thể xác và não phát
triển cho tốt nhất. Nhưng trong một người trưởng thành, tư duy của anh ta thật
ra xuất phát từ: thói quen, tính cách… Một người có tính lười bên trong, tư duy
cũng thiếu ý chí. Một người tính nhút nhát, tư duy cũng thiếu sự dũng cảm để
thoát ra khỏi những lối mòn. Những thói quen và tính cách này nằm trong thể sức
sống và thể cảm xúc. Vì vậy cần tập trung nuôi dưỡng những yếu tố này trước khi
chúng được sinh ra (là lúc chúng còn ở trong “vỏ bọc” như là khi cơ thể vật lý
được bao bọc trong bào thai của người mẹ, người ta bồi bổ người mẹ và thai nhi
cho em bé sinh ra có thể xác ổn định), để chúng cũng được khỏe mạnh và đủ sức sống
để phục vụ cho tư duy của bản ngã sau này.
Muốn phát triển tư duy thì giai đoạn trước khi thay răng (trước bảy tuổi),
hãy nuôi dưỡng thể sức sống cho con bằng các hoạt động chân tay, nhịp điệu lành
mạnh và khơi dậy được ý chí. Những cái này sau đó sẽ chuyển hóa thành những
thói quen, tính cách và sự linh hoạt của tư duy.
Tiếp theo, giai đoạn trước tuổi dậy thì, nuôi dưỡng cảm xúc bằng kiểu
hoạt động truyền được cho trẻ những cảm xúc có tần số rung động cao được phát
triển bên trong bố mẹ, người giáo viên đưa vào đứa trẻ. Những cảm xúc này sau
đó cũng sẽ chuyển hóa đi vào tư duy, vì thế để tư duy thật sự được tự do nó phải
biết đồng bộ với ý chí và cảm xúc.
Ngày nay người ta không thấy tư duy cần ý chí và cảm xúc như thế nào,
nên thay vì ưu tiên nuôi dưỡng chúng từ nhỏ chúng ta lại lo nhồi nhét cách thức
tư duy khô khan, làm tư duy bị lười và “đóng băng” sớm, do thiếu ý chí và cảm
xúc. Đó là lý do tại sao nhiều trẻ lúc nhỏ rất thông minh, tư duy nhanh nhẹn,
được xem như thần đồng, tuy nhiên lớn lên lại trở thành những người “rất bình
thường”, và đó cũng là ngộ nhận mà nhiều người mắc phải khi tiến hành giáo dục
sớm.
Một yếu tố khác nữa cũng làm nền tảng cho tư duy và cần song song với
tư duy để hỗ trợ lẫn nhau là quan sát. Đối với trẻ nhỏ không nên dạy chúng kiến
thức trực tiếp, mà nên tạo môi trường cho các em quan sát những mặt khác nhau
trong cuộc sống và khuyến khích sự kết nối, đúc kết tất cả các mảnh với nhau.
Qua đó tư duy dần dần được đánh thức một cách lành mạnh kèm với cảm xúc và ý
chí (việc kết nối các mảnh quan sát cuộc sống cần ý chí và khi kết nối được sẽ
sinh ra cảm xúc tinh tế lành mạnh). Kiến thức tự có được chính là kết quả của kết
nối. Bằng cách này trẻ dần được nuôi dưỡng thể cảm xúc thúc giục đi tìm kiến thức
qua việc hàn gắn các mảnh ghép, hàn gắn sự tách biệt, còn kiến thức mà nhồi
nhét thì chỉ có khích lệ sự chia rẽ.
Trần Huy Toàn