HÀNH TRÌNH CỦA ĐẠI BÀNG

TINH HOA GIÁO DỤC 25 (PHẦN 5)

BƯỚC NGOẶT TUỔI DẬY THÌ, BIẾN CÁ CHÉP HÓA RỒNG

V. HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI LỚN TRONG THẾ GIỚI QUAN CỦA TRẺ TỪ 8 ĐẾN 14 TUỔI

Nếu trẻ từ 0 đến 7 tuổi học người lớn thông qua hình mẫu và bắt chước, đến giai đoạn từ 8 đến 14 hình ảnh cá nhân của người lớn thay đổi hoàn toàn trong mắt các em. Trong những năm của giai đoạn thứ hai này từ thần kỳ trong mối quan hệ giữa cha con, thầy trò đó là “uy tín” của người lớn đối với đứa trẻ, hay nói cách khác sự “thần tượng” của đứa trẻ đối với người lớn. Những gì đứa trẻ trực tiếp nhìn thấy nơi những người giáo dục mình, qua cảm nhận bên trong, sẽ trở thành sự tín nhiệm trong nó, đây không phải quyền uy bị ép buộc bằng vũ lực, mà là uy tín nó chấp nhận một cách tự nhiên không chất vấn.

Uy tín ở đây thể hiện từ cốt cách làm người của chúng ta, là đạo đức, niềm tin ở trẻ dành cho ta, là người mà trẻ có thể dựa vào hoặc nỗ lực để trở thành phiên bản của người đó, người thể hiện sự chính trực chứ không phải nói một đằng làm một nẻo hay dùng quyền lực để áp đặt. Trong suốt giai đoạn này, chúng ta hướng dẫn các em nên học thông qua uy tín của bản thân, chứ không làm gương nữa.

Chúng ta cần cho các em ở với những người mà chúng có thể dựa vào, có thể tin tưởng, những người có thể khơi gợi trong lòng đứa trẻ niềm tin vào uy tín vào họ. Thông qua sự tín nhiệm mà nó xây dựng nên lương tâm, những thói quen và khuynh hướng, nhờ đó mà hình thành nên trật tự hóa tính khí của mình. Các em sẽ nhìn mọi thứ trong thế giới qua lăng kính sự tín nhiệm đó, như một thi nhân đã nói: “Mỗi người đều phải chọn một thần tượng để theo dấu chân họ mà bước khi dò dẫm, vạch lối cho mình lên đỉnh Olympus”. Có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn này. Lòng tôn kính và trân trọng là nguồn lực mà nhờ đó năng lượng sống phát triển đúng cách. Nếu trong những năm này đứa trẻ không thể hướng đến ai bằng niềm kính trọng vô hạn, sẽ phải gánh chịu hậu quả của sự mất mát ấy suốt quãng đời còn lại.

Trần Huy Toàn

Được tạo bởi Blogger.