HÀNH TRÌNH CỦA ĐẠI BÀNG

10 KHÍ CỦA ĐỌC SÁCH

Đọc sách không chỉ bởi vì để nâng cao tri thức, mà còn có thể đề cao tu dưỡng. Đạo gia cho rằng "khí" là nền tảng và cầu nối của tinh thần con người, khí đủ thì tinh mãn và thần hòa. Đọc sách sở dĩ có thể đề cao người tu dưỡng, chính là bởi vì có thể dưỡng khí.

Đọc sách có thể dưỡng thành "Mười khí" sau đây:

Dưỡng tĩnh khí, trừ nộ khí

Trong "Đại học" có nói: "Biết dừng rồi sau đó có định, định rồi sau đó có thể tĩnh, tĩnh rồi sau đó có thể an, an rồi sau đó có thể lo, lo rồi sau đó có thể đắc". Qua đó đã chỉ ra một quá trình tu dưỡng hoàn chỉnh, "tĩnh" ở vào vị trí trọng yếu liên hệ giữa trước và sau. Tĩnh có khả năng cải biến, nhưng tĩnh cũng có thể phanh hãm lại; bực bội thì thất thố, xao động thì sinh loạn. Tĩnh thực sự là một công phu.

Đối với việc đọc sách nghiên cứu mà nói, "băng ghế lạnh phải ngồi mười năm", đặc biệt phải chú ý tĩnh tâm nghiên cứu, không sợ ăn không ngồi chờ. Đọc sách yêu cầu hoàn cảnh yên tĩnh, tâm lý bình tĩnh, nội tâm thanh tĩnh, nếu tâm phiền ý loạn, phập phồng không yên là đọc sách không vào. Trạng thái của một người thực sự chú tâm vùi đầu vào đọc sách, trên thực tế cũng là một loại trạng thái tu luyện bản thân, là quá trình tích lũy phẩm tính tu dưỡng, ý chí ma luyện sức mạnh tâm lý.

Kiên trì đọc sách học tập, năm rộng tháng dài, cứ như vậy tĩnh khí trên thân sẽ tự nhiên càng ngày càng nhiều, cái khí nóng nảy sẽ càng ngày càng ít. Từ đó có thể bài trừ quấy nhiễu, luyện thành tĩnh công phu, gặp lâm không sợ nguy, đối mặt với nguy nan không sợ hãi.

Trạng thái của một người thực sự chú tâm vùi đầu vào đọc sách, trên thực tế cũng là một loại trạng thái tu luyện bản thân, là quá trình tích lũy phẩm tính tu dưỡng, ý chí ma luyện sức mạnh tâm lý.

Dưỡng nhã khí, trừ tục khí

Đại thi hào Tô Thức từng viết "phúc hữu thi thư khí tự hoa”, bụng chứa sách vở tất mặt mũi có khí chất, đọc sách có thể khiến người ta trở nên phong nhã. Tăng Quốc Phiên nói: "Đọc sách có thể biến hóa khí chất". Sách hay đọc đến càng nhiều, liền càng có khí chất.

Yêu thích đọc sách, không chỉ trực tiếp nuôi dưỡng, nâng cao về mặt thẩm mỹ, mà tầm mắt sẽ còn trở nên khoáng đạt, tư tưởng sẽ còn trở nên khắc sâu, tinh thần và phẩm đức sẽ còn trở nên cao thượng, cử chỉ cao nhã.

Nếu không yêu thích đọc, tri thức liền sẽ biến chất, tư tưởng xơ cứng, năng lực thoái hóa. Những người như vậy, việc nhỏ cũng vì lợi ích mà tính toán chi li. Nếu ai ai cũng như vậy, toàn bộ xã hội sẽ trở đầy rẫy hỉ nộ ái ố, "mùi tiền" ngày càng hưng thịnh.

Dưỡng tài khí, trừ vu khí

Chính như Lưu Hướng thời Tây Hán từng nói: "Sách cũng là thuốc, thiện đọc có thể chữa được ngu". Đỗ Phủ "độc thư phá vạn quyển, hạ bút như hữu thần" là câu thơ thiên cổ lưu truyền. Tôn Thù đời nhà Thanh cũng nói: "Đọc thuộc lòng thơ Đường ba trăm thủ, sẽ không làm thơ cũng sẽ ngâm". Đây đều là đang nói, đọc sách có thể nuôi dưỡng tài hoa của con người.

Đọc sách nhiều, trình độ nhận biết được nâng cao, sẽ đứng cao hơn và nhìn mọi thứ sâu sắc hơn. Tích lũy tri thức nhiều, suy luận và tư duy sẽ càng thêm toàn diện, góc nhìn càng thêm đặc biệt; khi giải quyết vấn đề cũng sẽ càng thực tế hơn, càng đọc sách nhiều, các giải pháp sẽ càng trở nên suy nghĩ và thấu đáo.

Dưỡng triêu khí, trừ mộ khí

"Triêu" ở đây là chỉ buổi sáng sớm, "mộ" là buổi chiều tối. Trong sách "Đại học" có viết: "Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân", nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới hơn nữa. Xã hội là không ngừng phát triển biến hóa, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin và thay đổi nhanh chóng của chúng ta. Cho nên, muốn theo kịp thời đại biến hóa này, không ngừng đổi mới bản thân có được chăng? Mà sự đổi mới này chỉ có thể thực hiện thông qua đọc sách.

Chính như Phùng Mộng Long đời Minh, tác giả của tiểu tuyết nổi tiếng Đông Chu liệt quốc từng nói: "Muốn biết chuyện thiên hạ, cần đọc sách cổ nhân".

Nếu như không nhìn thấy thế giới ngày nay phi tốc phát triển và biến hóa, sẽ trở nên bảo thủ không chịu thay đổi, dáng vẻ nặng nề. Người thích đọc sách, thiện đọc sách, thì có thể "hai cước đạp đông tây văn hóa, một lòng viết vũ trụ văn chương".

Dưỡng nhuệ khí, trừ biếng khí

Viên Liễu Phàm đời Minh có cuốn sách "Liễu Phàm tứ huấn", trong đó có viết rằng: "Thiên hạ thông minh tuấn tú không ít, cho nên người mà đức không thêm tu, nghiệp không thêm mở rộng, chỉ vì hai chữ 'chần chừ', làm trì hoãn cả đời".

"Chần chừ" chính là do tính lười quá lớn, biếng nhác, sống dễ dãi được chăng hay chớ. Người ham ăn biếng làm, ham an nhàn thích lười biếng, nhưng "ngọc bất trác, bất thành khí", không quản được mình sao có thể thành tựu sự nghiệp, bồi dưỡng nhân tài? Gia Cát Lượng trong "Giới tử thư" đã sớm khuyên bảo rằng, "phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học”, ý nói nếu không học sẽ không mở rộng được cái tài, không có ý chí thì học sẽ không có thành quả.

Càng là chí hướng cao xa, chuyên cần đọc sách, càng sẽ phát hiện bản thân mình biết rất ít, càng biết tự thân cần cố gắng học tập, dù cho khó khăn đến đâu cũng duệ khí vươn lên.

Dưỡng đại khí, trừ tiểu khí

Đại khí là một loại nhãn giới, một loại cảnh giới, cũng là một loại tâm trí. Muốn dưỡng thành đại khí, thì nhất định không thể không chăm chỉ đọc sách. Đọc sách có thể cất cao tầm mắt, hun nuôi cảnh giới, khoáng đạt lòng dạ. Cổ nhân có câu nói, "đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường".

Có người học vì lợi của mình, vì vợ con; có người vì nước vì dân mà đọc sách, dù trên người không có đồng nào mà tâm lo thiên hạ, nỗ lực thực hiện "lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ", "làm lợi cho quốc gia không màng chuyện sinh tử, không trốn tránh vì sợ tai họa" (Cẩu lợi quốc gia sinh tử dĩ, khởi nhân họa phúc tị xu chi), thật oai hùng khiến người đời ngưỡng mộ, noi theo. Loại người thứ nhất, sách còn đọc quá ít, còn không có đọc thấu. Loại người thứ hai, mới là người thực sự lĩnh ngộ được "mùi vị" của đọc sách.

Dưỡng chính khí, trừ tà khí

Nho gia coi trọng nhất chính khí, Mạnh Tử từng nói "Ta khéo nuôi cái khí hạo nhiên". Ông cũng nói rằng: "Cái khí hạo nhiên này là chính đại quang minh nhất, là rắn chắc mạnh mẽ nhất, dùng chính trực để bồi dưỡng nó và không gây tổn hại nó thì nó sẽ lấp đầy giữa trời đất. Cái khí hạo nhiên này tương xứng hợp với nghĩa và Đạo".

Chính khí bất dương, tà khí tất trướng; tà khí phách lối, người ắt gặp tai ương. Văn hóa truyền thống coi trọng lễ nghĩa liêm sỉ, yêu cầu người đọc sách cần phải có phẩm hạnh đoan chính, phẩm đức cao thượng của bậc chính nhân quân tử. Quân tử muốn "tu thân tề gia trì quốc bình thiên hạ", giúp đỡ chính nghĩa, hoằng dương chính khí, đầu tiên bản thân nhất định phải đi đường chính, như có câu "thân chính, không khiến mà đi; Thân bất chính, dù khiến không theo".

Dưỡng dũng khí, trừ khiếp khí

Cái gọi là "vô tri không sợ", là một loại ngu muội lỗ mãng và mù quáng tự phụ. Có thức tài có gan, tài cao thì gan mới lớn. Khổng Tử từng nói rằng: "nhân giả tất hữu dũng, dũng giả bất tất hữu nhân", ý rằng người nhân tất dũng cảm, người dũng cảm chưa hẳn đã có đức nhân. Trong Luận ngữ cũng giảng: "Tri giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ", ý rằng người hiểu biết thì không nghi hoặc, người nhân đức thì không lo âu, người dũng cảm thì không sợ hãi.

Muốn không vô tri, có tri thức, đương nhiên cần phải đọc sách. Đọc sách có thể mở mang tầm mắt, tự nhiên dũng khí cũng liền tăng lên.

Dưỡng hòa khí, trừ bá khí

"Hòa", có thể nói là khái niệm hạch tâm trong văn hóa truyền thống cổ xưa, nho thích đạo đều có giảng. Như "Kinh Dịch"  đề xuất "thái hòa", Khổng Tử nói "hòa vi quý", Lão Tử thuyết "vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hòa" (Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư). Vậy nên, người cần tĩnh dưỡng hòa khí, và đọc sách chính là một biện pháp hữu hiệu.

Tâm bình khí mới hòa, lòng yên tĩnh mới có thể tâm bình, đọc sách có thể tĩnh tâm, tự nhiên sẽ nuôi dưỡng hòa khí. Ngoài ra, người đang trong quá trình đọc sách, tầm nhìn cao, ý chí lớn, tự nhiên có thể ngày càng thêm bao dung, trong lồng ngực hòa khí cũng sẽ lớn lên từng ngày. Thông qua đọc sách có thể dưỡng thành chính khí hiền hòa, cũng có thể khiến người ta đối đãi với thế giới và người khác bằng con mắt khác, càng thêm từ bi, càng thêm hòa khí.

Dưỡng vận khí, trừ hối khí

Tục ngữ nói, "cơ hội chỉ lưu cho người có chuẩn bị". Một người đọc sách nhiều, sẽ có tích lũy, gặp được cơ hội liền càng có thể nắm bắt lấy. Mà có cơ hội có thể nắm bắt lấy, chính là vận khí thăng hoa.

Hơn nữa đọc sách nhiều, trở thành người có học vấn, cơ hội cũng sẽ càng nhiều. Bởi vì tầm mắt của anh ta lớn, mà tư tưởng chi phối hành vi, không gian và sân khấu hoạt động bên ngoài cũng sẽ trong lúc bất tri bất giác kèm theo biến lớn, cơ hội gặp phải tự nhiên cũng sẽ càng nhiều. Đây cũng chính là tầng hàm nghĩa đọc sách nuôi dưỡng vận khí.

An Nhiên

Được tạo bởi Blogger.