HÀNH TRÌNH CỦA ĐẠI BÀNG

TÂM TRÍ - NHÀ TÙ LỚN NHẤT CỦA CON NGƯỜI

 

Như Schopenhauer từng nói: “Nhà tù lớn nhất trên thế giới là suy nghĩ của con người”. Một người sẽ không ngừng trả giá cho “vòng khép kín nhận thức” của chính mình trong suốt cuộc đời, cho dù điều đó là đúng hay sai...

Nhiều người muốn bản thân trở nên mạnh mẽ, nhưng chỉ có một số ít người khi sinh ra đã được định sẵn là mạnh mẽ. Sự khác biệt giữa những người mạnh mẽ và người bình thường là gì?

Bạn có thể bù đắp khoảng cách này thông qua nỗ lực không? Sau khi nghiên cứu và quan sát trong một thời gian dài, câu trả lời của tôi là: có thể.

Những người có thể đạt được thành tựu trong xã hội không nhất thiết phải hơn người bình thường về năng lực, chỉ số thông minh, khả năng tập trung... Yếu tố thực sự quyết định để họ có khả năng đứng ở vị trí cao là tư duy và cái nhìn của họ ngày càng sâu rộng hơn. Vì vậy, khi đưa một vấn đề gì đó ra trước mặt họ, họ có thể nhìn ra sự thật một cách nhanh chóng và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Nói cách khác, kẻ mạnh là người chiến thắng trong khả năng nhận thức

Trong một tập của bộ phim truyền hình Mỹ "Vượt ngục", nam diễn viên Mike chấp nhận vào tù để giải cứu anh trai mình. Hình ảnh cắt ngang nhà tù và những gì tôi thấy là những bức tường kiên cố không khe hở, nhà tù không thể bị phá vỡ với những quản ngục đang canh gác nghiêm ngặt.

Nhưng những gì mà Mike nhìn thấy là các lối thoát hiểm đầy sống động: đường ống thoát nước, lỗ thông hơi và lối đi khẩn cấp.

Bạn thấy đó, nhận thức quyết định mức độ chúng ta có thể nhìn thấy khi có một điều gì đó đặt trước mặt chúng ta. Chúng ta có thể nhìn thấy bao nhiêu, nhìn thấy càng nhiều và càng toàn diện nghĩa là chúng ta có thể chọn ra quyết định tốt nhất từ đó.

Như Schopenhauer từng nói: “Nhà tù lớn nhất trên thế giới là suy nghĩ của con người”.

Một người sẽ không ngừng trả giá cho “vòng khép kín nhận thức” của chính mình trong suốt cuộc đời, cho dù điều đó là đúng hay sai.

Đại khái chúng ta có thể chia khả năng nhận thức của con người thành bốn loại:

1. Tôi không biết là “mình không biết”

2. Tôi biết rõ là “mình không biết”

3. Tôi biết là “mình biết rõ”

4. Tôi không biết rằng “mình biết”

Sự khác biệt giữa mọi người nằm ở 4 trạng thái này. Hầu hết mọi người đều cảm thấy bình thường vì họ luôn ở trạng thái đầu tiên mà không hề hay biết. Xét cho cùng, đây là một dạng “tự ái” - con người rất khó thừa nhận sự thiếu hiểu biết của mình. Chúng ta hy vọng mình luôn luôn đúng ngay cả khi trong thực tế, chúng ta không chính xác.

Không muốn nhìn vào nội tâm là trở ngại lớn nhất đối với việc nâng cấp nhận thức của con người. Có một khái niệm trong tâm lý học gọi là "hợp lý hóa", nó có nghĩa là khi mục tiêu chúng ta theo đuổi không thể đạt được, chúng ta có xu hướng tìm một lý do tự bào chữa cho mình để tự an ủi bản thân về mặt tâm lý.

Do đó, trạng thái nhận thức của hầu hết mọi người đều rất hỗn loạn, tức là họ không biết rằng họ thực sự không biết, và họ cứ lơ lửng ở trong trạng thái này.

Khi con người ở trong trạng thái như vậy trong một thời gian dài, họ sẽ dần quen với môi trường hiện tại và trong tiềm thức sẽ từ chối tiếp nhận những ý tưởng và kiến ​​thức mới.

Cũng giống như nhiều người trung niên và cao tuổi không thể hiểu được cuộc sống mới lạ của giới trẻ. Vì logic tư duy của họ đã ăn sâu vào tiềm thức. Tư duy phản ánh của họ đã bị đóng lại từ lâu. Kết quả là, có một số điều họ sẽ không bao giờ nhìn thấy hoặc là cảm nhận được.

Wilde nói: "Lúc đầu, chúng ta tạo ra thói quen, và sau đó chính thói quen đã tạo nên chúng ta".

Nếu chúng ta đã quen với ổn định, không dám nghĩ dám làm và không muốn chấp nhận rủi ro để khám phá những điều mới mẻ, thì khi ấy chúng ta sẽ bị “bỏ rơi” theo thời gian.

Phần khó khăn nhất của việc nâng cấp nhận thức là bạn có thể phá vỡ rào cản đầu tiên, bằng việc chấp nhận rằng: Tôi không biết là “mình không biết”.

Trên thực tế, người ta chỉ cần phá vỡ cấp độ đầu tiên và học cách phản xạ thì việc nâng cấp nhận thức chỉ còn là vấn đề thời gian. Chỉ là tất cả chúng ta đều quen với việc “hợp lý hóa” những hành vi sai trái của mình, và quen nhìn nhận mọi thứ từ nhận thức sẵn có, nên chúng ta không thể nào mở ra cánh cửa để tư duy.

Nhưng nếu con người muốn đi lên, điều quan trọng nhất là phải trau dồi và nâng cấp khả năng nhận thức của mình.

Chỉ khi nhìn ra bản chất của sự việc, người ta mới có thể nhìn thấy con đường phía trước - nếu không thì chỉ như một người mù sờ voi.

Nỗ lực cá nhân là rất quan trọng, nhưng đối mặt với dòng chảy thời cuộc, cá nhân đó hiện ra rất nhỏ bé, giống như bạn đang bơi trong dòng sông chảy xiết, nhưng thực tế, dù bạn có bơi đến đâu thì dường như không có kết quả nào đáng kể.

Những người với khả năng nhận thức mạnh mẽ, thì có thể nhanh chóng tìm ra tiềm năng và tận dụng chiều gió để đối mặt với dòng chảy của thời đại.

Tất nhiên, khả năng nhận thức không phải là không thể thay đổi, sau rất nhiều quá trình rèn luyện lâu dài, mọi người đều có thể có được khả năng nhận thức mạnh mẽ hơn. Làm thế nào để nâng cao khả năng nhận thức của một người? Bậc thầy người Nhật Yohji Yamamoto đã từng nói: “Bạn thường vô hình, bạn phải va vào một thứ khác và bật lại để hiểu chính bạn”.

Khả năng nhận thức cũng vậy, nó vô hình và không thể chạm vào, chỉ khi đặt mình vào giữa những sự việc cụ thể, trước những va chạm tâm tính, chúng ta mới có thể “nhận ra” một chút nếu có đủ quyết tâm nhìn nhận lại chính bản thân mình.

Vì vậy, đừng ngại bước ra khỏi vùng an toàn của mình, để trải nghiệm và khám phá, gặp gỡ mọi loại người, đọc nhiều loại sách và du lịch đến những nơi mới lạ, va chạm với những thứ khác nhau, chắc chắn mỗi người sẽ có thể thăng hoa nhờ khả năng nhận thức này.

Nhận thức quyết định hành động

Nhiều người thường hối tiếc vì đã không sống cuộc đời theo ý muốn của mình khi họ sắp qua đời. Vậy suy ngẫm lại, tại sao một người không sống cuộc đời theo ý mình?

Có người lựa chọn sai lầm, có người do may rủi, có người bị người nhà cản trở, bề ngoài thì có nhiều lý do khác nhau, nhưng về bản chất đều có thể là do sự hiểu biết không rõ ràng.

Vì không nhìn thấy được toàn bộ sự việc nên  e ngại, chần chừ, không dám đưa ra quyết định. Giả sử người ấy có thể nhận ra rằng mình sẽ phải hối hận cả đời nếu không làm những gì mình muốn làm, thì hỏi  anh ta có còn do dự nếu biết trước hậu quả tốt - xấu của một quyết định nào đó mà anh đã làm không?

Tất nhiên là không, những người mà trong lòng biết rõ thì họ không còn sợ ngày mai.

Nhận thức là một thứ rất mơ hồ, nhưng nó ở khắp mọi nơi giữa chúng ta. Không có sự khác biệt cơ bản trong việc hiểu con người từ cấu trúc sinh học, nhưng khả năng nhận thức hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt giữa chúng ta.

Những người có khả năng nhận thức vượt trội có thể nhận ra tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu. Theo các nhà tâm lý học, sự chênh lệch năng lượng giữa người có mục tiêu và người không có mục tiêu là hàng chục lần. Một người có mục tiêu sẽ chủ động tìm mọi cách để giúp họ đạt được mục tiêu, và chính sự tìm tòi không ngừng đó cuối cùng sẽ đưa họ đến nơi họ muốn.

Giám đốc điều hành Cheetah Fu Sheng đã đề cập trong "bộ ba nhận thức": "Nhận thức gần như là điểm khác biệt cơ bản duy nhất giữa con người".

Sự khác biệt giữa mọi người - về bản chất - chính là sự hiểu biết về mọi thứ và cái nhìn sâu sắc về ngành nghề. Bạn chỉ có thể nắm bắt cơ hội nếu bạn nhìn thấy nó, còn nếu bạn thậm chí không thể nhìn thấy nó thì làm sao bạn có thể nắm bắt cơ hội?

Cuộc sống là một quá trình tìm tòi không ngừng, nếu bạn không chủ động tiến bộ thì sớm muộn gì cũng sẽ bị “bỏ rơi” theo thời gian.

-ST-

 

Được tạo bởi Blogger.