HÀNH TRÌNH CỦA ĐẠI BÀNG

TÂM TRÍ THAY ĐỔI CƠ THỂ SINH HỌC NHƯ THẾ NÀO?

 

Tâm trí có lãnh địa riêng của chính nó. Ở đó, bạn có thể biến thiên đường thành địa ngục, và địa ngục thành thiên đường… Bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự sửa chữa, tự thích ứng, tự thức tỉnh và tự cứu rỗi vô cùng mạnh mẽ?

Lý luận của Đạo gia coi thân thể con người như một tiểu vũ trụ, có đủ âm dương, mỗi người đều là kho báu chứa đựng tiềm năng to lớn trong đó. Và chìa khóa để mở kho báu này chính là đức tin chân thành vào chính bản thân mình. 

Tâm trí rộng bao nhiêu, vũ trụ lớn bấy nhiêu

Nếu bạn cho rằng bản thân không thể làm điều gì đó, thì bạn thực sự sẽ không làm được. Nếu nghĩ rằng mình bị ốm, vậy thì bạn có thể không gượng dậy được. Nếu nhận bệnh án của bệnh viện rằng bạn chỉ sống vỏn vẹn 3 tháng nữa, vậy thì có thể điều đó sẽ thành sự thật.

Đây là một sự thật! Điều này tưởng chừng như vô lý nhưng lại rất thực tế. Nhiều người đã chết không phải vì nỗi đau của bệnh tật, mà vì hoang mang, lo lắng và sợ hãi trước căn bệnh mà chết.

Có một câu nói rằng: “Khả năng của chúng ta phụ thuộc vào giới hạn của tâm trí chúng ta”.

Trên thực tế, khi bạn có niềm tin mạnh mẽ và không bị những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng, mà giữ vững lý trí - khả năng của bạn có thể là vô hạn.

Trái tim bạn có đủ kiên định không?

Lý Phong là Giáo sư bệnh học tại Đại học Quốc gia Đài Loan, bà từng học ở Canada và bị phát hiện mắc bệnh ung thư. Khi đó bà được chẩn đoán là chỉ sống được 6 tháng do phẫu thuật xạ trị và hóa trị không đem lại hiệu quả tốt.

Vì vậy, bà quyết định tạm thời dừng việc điều trị theo thuốc men, dựa vào việc thay đổi các quan niệm của bản thân, điều chỉnh chế độ sinh hoạt ăn uống, rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần. Kết quả, bà đã sống được hơn 30 năm nữa.

Chúng ta luôn “được theo dõi” bởi một “bác sĩ kỳ diệu” - ngay bên trong cơ thể chúng ta, và có thể giúp chữa lành tất cả các loại vấn đề trong cơ thể và tâm trí của chúng ta. Quản lý tốt suy nghĩ và cảm xúc chính là bí quyết trường thọ.

Tạp chí tâm lý học nổi tiếng của Mỹ tên là “Khoa học tâm lý”, mới đây đã công bố một kết quả thí nghiệm thú vị: Bằng cách thay đổi kỳ vọng về tầm nhìn của một người, anh ta thực sự có thể thay đổi tầm nhìn của chính mình.

Biểu đồ thị lực thông thường có kích thước từ lớn đến nhỏ dần, đối tượng kiểm tra có tâm lý càng xuống thấp thì càng “không nhìn thấy được”.

Tuy nhiên trong thí nghiệm này, người ta đã thiết kế kích thước biểu đồ từ nhỏ đến lớn. Tâm lý kỳ vọng của đối tượng đã bị đảo ngược, càng đi xuống càng thấy rõ.

Kết quả của thí nghiệm thật đáng kinh ngạc. Thị lực của các đối tượng đã được cải thiện đáng kể, và giờ đây họ có thể nhìn rõ các chữ cái - vốn không thể nhìn thấy trong biểu đồ bằng mắt thông thường.

Hiệu ứng của thử nghiệm này gần giống "hiệu ứng giả dược". Thực tế cái gọi là giả dược không có bất kỳ tác dụng điều trị nào. Nhưng bản thân bệnh nhân không biết mình đang uống giả dược, và nhờ điều hướng tâm lý của bác sĩ, đã khiến bệnh nhân tin vào hiệu quả chữa bệnh. Họ hoàn toàn có thể cải thiện các triệu chứng và thuyên giảm tình trạng bệnh.

Điều này lý giải là: Có một mối liên hệ kỳ lạ và bí mật giữa tâm trí và cơ thể.

Tâm trí và cơ thể có liên hệ kỳ lạ và ‘bí mật’

Nếu bạn tin rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến bạn, điều đó sẽ xảy ra; nếu bạn không tin, nó sẽ không đến.

Cái gọi là "sức khỏe thể chất và tinh thần" - "cơ thể" là cụ thể, nhưng "tinh thần" là vô hình và khó nắm bắt. Khi chúng ta giải quyết các vấn đề khác nhau của cơ thể, chúng ta chỉ đi thẳng vào giải quyết các triệu chứng bên ngoài. Điều này có thực sự chính xác?

Theo khuôn mẫu, cuộc sống chúng ta sẽ già đi ở tuổi 40 hoặc 50. Kể từ đó, nhiều người thích nhớ lại quá khứ, và thậm chí nói về việc nghỉ hưu.

Nhưng có phải cứ bước qua tuổi trung niên là chúng ta buộc phải già đi? Trường hợp sau đây sẽ chỉ ra điểm khác biệt.

Hollywood đã từng làm một bộ phim có tên "Ngược chiều kim đồng hồ", dựa trên một trường hợp thí nghiệm có thật. Một giáo sư tâm lý học thực nghiệm tên là Alan Lange đã thực hiện một thí nghiệm vào năm 1979:

Trong một tu viện ở Pittsburgh, Hoa Kỳ, bà đã cẩn thận xây dựng một "viên nang thời gian" và sắp xếp nó giống hệt như cách đây 20 năm.

Bà mời 16 người cao niên ở độ tuổi 70 hoặc 80 và chia ngẫu nhiên họ thành hai nhóm, mỗi nhóm 8 người.

Một nhóm người được yêu cầu sống trong một viên nang thời gian - trong một tuần. Trong tuần này, họ được:

Hòa mình vào môi trường của năm 1959,

Nghe nhạc từ những năm 1959, xem phim từ những năm 1959,

Đọc báo và tạp chí từ những năm 1959,

Và thảo luận về vụ phóng vệ tinh đầu tiên của Hoa Kỳ vào những năm 1959.

Họ cần phải tự lo mọi thứ trong cuộc sống như cách đây 20 năm, từ việc đứng dậy, mặc quần áo, dọn dẹp bát đĩa và đi lại.

Trong khi đó, nhóm còn lại sử dụng cách hoài cổ để nhớ lại và nói về những gì đã xảy ra vào năm 1959, trong điều kiện ăn uống và nghỉ ngơi giống hệt nhau.

Kết của của thử nghiệm

Kết quả của cuộc thử nghiệm là thể lực của hai nhóm người già đã được cải thiện đáng kể.

Trước thực nghiệm, hầu hết họ đều phải có người nhà đi cùng, dáng vẻ rất già và ấp úng. Một tuần sau thí nghiệm, không chỉ thị lực, thính giác và trí nhớ của họ được cải thiện; mà tốc độ và thể lực cũng được cải thiện đáng kể.

Những người lớn tuổi "sống trong viên nang thời gian" cách đây 20 năm thậm chí còn tiến bộ đáng kinh ngạc hơn, đôi tay và đôi chân của họ nhanh nhẹn hơn, và họ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh. Ngay cả những người ngoài cuộc - khi nhìn thấy những bức ảnh “trước và sau” khi thí nghiệm của họ - cũng khó có thể tin vào mắt mình.

Với kết quả như vậy, chúng ta vẫn khó giải thích được: Liệu bộ não và cơ thể của những người già này đã vận hành như thế nào trong tuần đó?

Tuy nhiên, có thể đưa ra lời nhận xét rằng, nếu tâm lý chúng ta tin rằng chúng ta vẫn còn trẻ khỏe và nhanh nhẹn, cơ thể sẽ hợp tác theo hướng đó. 

Điều này chứng tỏ, lão hóa không chỉ là sự già đi của cơ thể mà còn xuất phát từ những suy nghĩ trong tâm trí. Tâm trí có thể gây ra những thay đổi trong sinh lý, và ngược lại.

Trái tim thuận theo môi trường, cơ thể nghe theo trái tim

Lão hóa là một khái niệm thấm nhuần. Sự già yếu, bất lực và bệnh tật của người già thường là một thói quen trong suy nghĩ, chứ không hẳn là một quá trình sinh lý tất yếu.

Ví dụ, khi một người già đi, trí nhớ của người đó có nhất thiết phải suy giảm theo không?

Câu trả lời là không tuyệt đối. Điều thực sự kìm hãm tiềm năng của chúng ta là chúng ta đang sống trong một xã hội “tôn sùng tuổi trẻ và chán ghét tuổi già”.

Nhiều người khẳng định rằng sự lão hóa và suy yếu của các chức năng con người là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu chúng ta kiểm soát được cuộc sống của mình, có thể tự quyết định các công việc của mình, tự tay chăm sóc cây cối, dọn dẹp sân vườn… thì chúng ta sẽ vui vẻ, trẻ trung và sống khỏe mạnh hơn những người già - phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác.

-ST-

Được tạo bởi Blogger.