HÀNH TRÌNH CỦA ĐẠI BÀNG

ĐỪNG SỢ RẮC RỐI TRONG MỌI VIỆC!

 

Trên thực tế, bản chất con người là một “phức hợp” của những mâu thuẫn, một số những "rắc rối" hoàn toàn không liên quan gì đến người khác, mà chỉ liên quan đến chính mình.

Nhiều người nói: “Khó khăn là cuộc sống, không công bằng cũng là cuộc sống”. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này, cuộc sống chính là như vậy! Bạn sẽ liên tục gặp các vấn đề trong cuộc sống và phải tìm cách giải quyết chúng.

Việc một người có tâm thái như thế nào khi đối diện với rắc rối sẽ cho thấy trình độ và sự tu dưỡng của anh ta. Như câu nói: “Khó khăn lớn có thể đảm đương, thuận theo nghịch cảnh là người ôm chí lớn”

Giải quyết những ‘rắc rối’ của riêng bạn trước

Nhà biên kịch nổi tiếng Nguỵ Minh Luân từng nói: "Trong tâm hồn của con người tồn tại cả thiên thần và ác quỷ. Có lúc thiên thần xuất hiện và có lúc ác quỷ xuất hiện. Đôi khi thiên thần và ác quỷ chiến đấu với nhau trong tâm hồn của bạn. Ai chiến thắng thì chính là bạn".

Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện của chuyên gia quản lý Tiêu Thu Thuỷ kể lại:

Một ngày nọ, cô bắt taxi đến trang tin tức Thâm Quyến để mở lớp tập huấn, người lái xe hỏi cô: "Cô làm việc gì ở đó vậy? Cô có phải là phóng viên không?"

Cô ấy nói không phải, cô ấy đi đào tạo. Người lái xe rất thích thú khi nghe điều đó và hỏi cô ấy có bao nhiêu lớp một tháng, nhưng cô nói “không nhiều”. Người bên kia tiếc nuối nói: "Vậy sao cô không mở thêm lớp? Như vậy cô có thể kiếm được nhiều tiền hơn?”

Tiêu Thu Thuỷ trả lời: “Tôi không muốn so sánh với những người khác, cũng không muốn làm cho mình quá bận rộn, tôi muốn có nhiều thời gian hơn để học tập và tận hưởng cuộc sống”.

Khi trở thành một người làm nghề tự do, trung bình mỗi tháng cô đi du lịch một lần, ngoại trừ việc đào tạo trực tuyến và ngoại tuyến, cô dành thời gian để đọc và viết cho thư thái. Theo nhận thức của cô, tiền chỉ cần đủ dùng trong cuộc sống, không cần phải quá bận rộn và lao lực để kiếm tiền.

Trên thực tế, bản chất con người là một “phức hợp” của những mâu thuẫn, một số những "rắc rối" hoàn toàn không liên quan gì đến người khác, mà chỉ liên quan đến chính mình.

Học giả nổi tiếng Chu Quốc Bình nói một câu rất hay: “Có ba bước trưởng thành trong cuộc đời, một là khi bạn thấy mình không còn là trung tâm của thế giới nữa; hai là khi bạn nhận ra dù bạn làm việc chăm chỉ đến đâu, bạn cũng không thể làm được gì; và ba là khi bạn chấp nhận cái bình thường của chính mình và tận hưởng cái bình thường ấy”.

Đối mặt với những điều không vừa ý trong cuộc sống, người ở cảnh giới thấp thường chỉ biết nổi nóng và phàn nàn về người khác, trong khi người ở cảnh giới cao lại giỏi điều chỉnh tâm thái, tìm cách sống minh bạch, sống điềm đạm.

Thực ra, vấn đề đầu tiên mà một người phải giải quyết trong suốt cuộc đời là “sống là chính mình”.

Bạn chỉ cần không quá coi trọng các vấn đề, không đề cao bản thân và chấp nhận sự bình thường của chính mình, bạn mới có thể đạt được sự bình an nội tâm.

Giải quyết những rắc rối giữa bạn và người khác

Mỗi con người là một thế giới khác biệt và sự khác biệt này là nguồn gốc mâu thuẫn của những mối quan hệ cá nhân. Nếu bạn muốn giải quyết vấn đề giữa mình và người khác, đôi khi bạn chỉ cần “suy nghĩ thấu cảm”.

Bậc thầy Napoleon Hillzen từng nói: "Nếu biết đồng cảm, có thể thực sự nhìn và xem xét vấn đề từ quan điểm của người khác, và có thể giúp người khác giải quyết vấn đề thì thế giới này là của bạn".

Chỉ khi nhìn vấn đề từ góc độ của người khác, chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khổ của họ và hiểu rằng mỗi người đều có những khó khăn riêng.

Nhà văn trẻ Cui Manli đã kể về một câu chuyện như vậy. Một thanh niên trẻ đi cùng ông chủ của mình tới một nhà hàng ăn tối, thái độ của người phục vụ rất tệ. Người thanh niên rất tức giận và liên tục phàn nàn, sau đó người phục vụ bày tỏ lời xin lỗi.

Ông chủ nói với anh ta: "Hãy bỏ qua, có lẽ hôm nay cô ấy gặp phải chuyện không hay, chúng ta đừng để tâm nữa".

Nam thanh niên nói: "Dù là vì lý do gì, cô ấy cũng không nên đối xử với khách hàng như thế này".

Người sếp nói đầy ẩn ý: "Chính vì cô ấy sai hết còn cậu thì đúng nên mới cần sự bao dung của cậu".

Người thanh niên sửng sốt: “Thật không ngờ ngài lại có tâm thái đáng phục như vậy”.

Ông chủ mỉm cười: "Có lẽ vì tôi đã phải chịu nhiều áp lực và bất bình hơn cậu".

Có câu: "Người hạ lưu sẽ báo thù cho sự bất bình của họ, người trung lưu ân oán rõ ràng, và người thượng lưu lấy đức báo oán".

“Rắc rối” trong mối quan hệ giữa người và người lẽ ra sẽ ít phức tạp hơn, không vướng vào những vấn đề nhỏ bé tầm thường, nếu chúng ta “chịu lùi” - dành sự bao dung, thông cảm cho người khác hơn là sự phán xét, chỉ trích. Đây không phải là hèn nhát, mà là một loại khôn ngoan.

Bạn chỉ cần nhớ rằng: “Bao dung” vừa đủ nhưng lương thiện luôn cần có ở mọi khía cạnh.

Một số mâu thuẫn đòi hỏi sự khoan dung, một số cần thời gian để giải quyết, có những sự việc không thể giải quyết khi đầu óc bạn đang rất mệt mỏi. Hãy cho chính mình thời gian, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Suy cho cùng, cuộc sống không gì khác ngoài cách hành xử  khôn ngoan này: “Bình tĩnh, đặt xuống và buông tay”

Giúp người khác giải quyết vấn đề

Khi quay bộ phim “Chuyện tình cây táo gai” năm 2010, nam diễn viên Đậu Kiêu đã gặp được người bạn tốt là Vu Tân Bác, cả hai đã có một tình bạn tốt đẹp. Sau đó, Đậu Kiêu gặp gỡ một người bạn khác thông qua Vu Tân Bác và cả 3 thường cùng hẹn nhau trò chuyện. Bất ngờ là sau đó, Vu Tân Bác và người bạn của mình đã rạn nứt vì một chuyện nhỏ nhặt, thậm chí còn tuyên bố sẽ không qua lại với nhau nữa.

Dù đang ở trong tình thế khó xử nhưng Đậu Kiêu không hề xa lánh bất cứ ai trong số họ, và điều này khiến anh nhận phải không ít lời chỉ trích. Một số người cho rằng anh vẫn qua lại với người bạn kia mà không để ý đến cảm xúc của Vu Tân Bác, một số người lại yêu cầu anh nên rõ ràng và không nên “hai mặt”.

Đậu Kiêu nói: “Hai người đều là những người bạn đáng trân trọng, tôi nghĩ rằng giữa những người bạn khi nảy sinh mâu thuẫn, việc đầu tiên cần làm là hoà giải chứ không phải là đứng về phía nào. Trên đời không có sai lầm nào không thể tha thứ. Là bạn chung, chính tôi là người cần tìm ra điều cần làm để xoá bỏ khoảng cách đó”.

Quả nhiên sau đó 2 người bạn này đã làm hoà, họ nói: “Nếu không có Đậu Kiêu, 2 chúng ta thực sự đã không thể là bạn bè nữa rồi và sẽ hối hận cả đời”.

Có thể chúng ta đã quen với sự thờ ơ và ghẻ lạnh giữa người với người nên lúc này mới thấy tấm lòng nhiệt thành của Đậu Kiêu thật đáng quý.

Có một hỏi đáp trên mạng xã hội là: “Đặc điểm chung của những người có các mối quan hệ tốt là gì?”

Câu trả lời được đa số người tán đồng là: những người này thường có khả năng kết nối và giải quyết vấn đề.

Nhưng muốn trở thành “người giữ hoà khí” thì ngoài lòng nhiệt thành chúng ta còn phải bình tĩnh và sáng suốt.

Dưới góc độ tâm lý, những bất hạnh xảy ra giữa người với người thực chất chỉ là những mâu thuẫn về quyền lợi, quan điểm sống, tình cảm, mục đích giữa hai bên.

Những người có thể dễ dàng giải quyết rắc rối là những bậc thầy có cái nhìn sâu sắc về bản chất con người, vì vậy họ có thể nhìn thấu triệt vấn đề và sẽ không cố để lấn át người khác.

Một số điều có thể mang đến cho cuộc đời những nỗi đau vô bờ bến, nhưng hãy vững tin rằng tương lai sẽ có bước ngoặt.

Ngay cả khi mọi thứ đang vướng vào bế tắc thì vẫn luôn có cách để giải quyết chúng.

Trong suốt quãng đời còn lại, tôi mong bạn sẽ đối xử bao dung với người khác và hóa giải xích mích nhiều hơn nữa, mong bạn không ngại mưa gió, mỉm cười với cuộc sống, bước qua bùn lầy để bước trên con đường êm đềm của tâm hồn khoáng đạt, thiện lương.

-ST-

Được tạo bởi Blogger.