ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG HƠN CẢ THỜI GIAN ?
“Tiền không phải thứ quan trọng nhất trên thế giới. Thời gian mới là thứ đáng giá nhất.
Cha mẹ, thầy cô, và những cố vấn ở mọi nơi trên thế
giới luôn nói điều này với chúng ta, theo cách này hay cách khác, trong suốt cuộc
đời mỗi người. Về cơ bản, câu nói đó có lý.
Hầu hết chúng ta vào một thời điểm nào đó đều nhận
thức được rằng tiền là một phương tiện, không phải là mục tiêu cuối cùng. Tiền
cho chúng ta những cơ hội, nhưng như nghiên cứu đã cho thấy, lợi ích nó có thể
đem tới cho bạn đi theo quy luật hiệu suất giảm dần. Trên thực tế, mối liên kết
lớn nhất giữa tiền và sự hạnh phúc đến từ khả năng tiền mua lại thời gian của bạn
bằng sự tiện lợi mà nó mang tới.
Thời gian của chúng ta là hữu hạn, và có một quan
điểm phổ biến rằng chúng ta càng có nhiều thời gian, chúng ta càng có nhiều cơ
hội để trải nghiệm niềm vui và sự thỏa lòng.
Nhưng liệu đó đã phải là toàn bộ câu chuyện? Liệu
thời gian có thực sự làm tăng thêm giá trị trong cuộc sống?
Tôi sẽ đưa ra một quan điểm khác. Điều đáng giá nhất
trong cuộc đời bạn không phải là thời gian, mà là sự tập trung. Chất lượng của
những trải nghiệm trong cuộc sống của bạn không phụ thuộc vào một ngày có bao
nhiêu giờ, mà nằm ở việc bạn đã sử dụng quãng thời gian đó như thế nào.
Bạn có thể dành 80 năm cuộc đời bạn cùng với nhiều
thời gian rảnh nhất như bạn mong muốn và vẫn không tận dụng được nó bằng một
người chỉ sống trong vòng 40 năm nhưng cố gắng tập trung chú ý trực tiếp về những
gì họ thực sự quan tâm.
Mặc dù thời gian quả thực là hữu hạn, cùng với sự
tập trung, chúng ta có thể đạt được vượt mức so với những gì hầu hết mọi người
tận dụng được trong cùng một khoảng thời gian.
Đáng tiếc là, thực tế làm điều ấy có vẻ khó hơn là
ta nghĩ.
Thế giới này được thiết kế để chống lại bạn
Một trong những vấn đề lớn nhất với thế hệ chúng
ta đó chính là trong khi khả năng quản lý sự tập trung của chúng ta ngày càng
có giá trị, thế giới xung quanh chúng ta được thiết kế để cướp lấy khả năng đó
nhiều hết mức có thể.
Mạng Internet và những công ty công nghệ xây dựng
trên nền tảng Internet đã dân chủ hóa những cơ hội. Thật khó để mà cho rằng ảnh
hưởng đơn thuần của những cải tiến này là không tích cực. Mặc dù vậy, điều ấy
không có nghĩa rằng hoàn toàn không có sự tổn thất nào cả.
Hội chứng nghiện điện thoại thông minh là có thật.
Những căng thẳng, áp lực do công nghệ gây ra cũng là thực.
Những công ty như Google và Facebook không chỉ tạo
nên sản phẩm nữa. Họ đang xây dựng những hệ sinh thái. Và cách hiệu quả nhất để
tạo lợi nhuận từ một hệ sinh thái là bắt đầu với sự gắn kết mật thiết. Sự gắn kết
này được tạo ra bằng cách thiết kế các tính năng để đảm bảo rằng chúng ta sẽ từ
bỏ sự chú tâm càng nhiều càng tốt.
Vào năm ngoái, Tristan Harris, cựu chuyên viên Đạo
Đức Học Thiết Kế (Design Ethicist) làm việc tại Google, chia sẻ làm cách nào những
nhà thiết kế tạo ra chức năng cho sản phẩm khống chế tinh thần của chúng ta.
Họ tìm thấy những “điểm mù” trong nhận thức của
chúng ta, và họ sử dụng điều ấy để làm ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta ngay
cả khi chúng ta không hề hay biết. Mọi thông báo (notification) mà bạn nhận được,
mọi email mà bạn kiểm tra và mọi website bạn ghé thăm đều được tạo dựng một
cách kĩ lưỡng để đảm bảo bạn sẽ dành tối đa thời gian gắn bó với sản phẩm của
công ty.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần đưa tâm
trí của mình trở lại. May mắn thay, vẫn có những cách để làm được điều đó. Dưới
đây là 3 phương pháp sẽ giúp gia tăng chất lượng cuộc sống của bạn.
Trong truyền thống đạo Phật cũng như huấn luyện
tâm lý trị liệu hiện đại, thiền được sử dụng như một phương pháp giúp thuần hóa
tâm trí để hoàn toàn ở trong thực tại.
Tập trung để sống trong hiện tại
Bạn hãy ngồi yên tĩnh trong một khoảng không, nhắm
mắt lại và tập trung quan sát những gì đang diễn ra trong cơ thể và trong tâm
trí bạn. Phương pháp này thường mang lại sự thư giãn, giảm thiểu căng thẳng, và
giúp ban thoát khỏi những nhiễu loạn gây mất tập trung.
Bài tập thực hành khá là đơn giản, dễ hiểu. Bạn chỉ
cần ngồi và tập trung vào một thứ trong môi trường xung quanh bạn. Với hầu hết
mọi người, họ tập trung vào hơi thở của chính mình. Họ hít thở vào, rồi thở ra,
họ tập trung chú ý trong từng quá trình của việc “thở”.
Những suy nghĩ và tạp niệm là hết sức tự nhiên. Điều
quan trọng ở đây không phải là loại bỏ hết tất cả các hoạt động trong tâm trí bạn.
Hãy quan sát tâm trí bạn trong thực tại.
Càng dành nhiều thời gian để thực hành, việc này sẽ
trở nên dễ dàng hơn, nhưng nếu nó không hiệu quả, cá nhân tôi từng đạt được những
kết quả tương tự bằng cách giới hạn sự chú ý tới một phần riêng trong những thứ
xung quanh tôi khi luyện tập, làm những công việc lặt vặt thường ngày.
Khi buộc tâm trí bạn chỉ tập trung vào một thứ duy
nhất, bạn đã huấn luyện bộ não phát triển cảm giác kiểm soát sự chú ý. Những
nghiên cứu đang tiếp tục đưa ra những điều hứa hẹn, như có được kết quả đáng
chú ý chỉ trong vòng 8 tuần.
Trái ngược với niềm tin của nhiều người, làm việc
đa nhiệm (multitasking) hiếm khi là cách hiệu quả để nâng cao năng suất công việc,
đặc biệt là đối với những công việc đòi hỏi nhiều sức khỏe tinh thần.
Làm việc đa nhiệm không hề nâng cao năng suất
của bạn
Không chỉ vậy, làm việc đa nhiệm còn gây tổn hại
cho bộ não của bạn. Mỗi khi bạn chuyển từ một việc này sang việc khác, trong
khi lưu tâm đến nhiều hơn chỉ một thứ,
nhận thức của bạn sẽ bị tổn hại, tâm trí bạn sẽ đi xuống và dẫn đến những căng
thẳng không hề cần thiết.
Thậm chí việc thay đổi giữa nhiều dự án, thay đổi
môi trường làm việc trong một khoảng thời gian dài hơi để lại hậu quả mà giáo
sư trường kinh doanh Sophie Leroy gọi là "attention residue - thặng dư chú
ý". Nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn trong nhiệm vụ mới.
Làm việc đơn nhiệm (single-tasking) cùng với sự tập
trung trong một khoảng thời gian dài sẽ giúp bạn chống lại những tác dụng phụ
không mong muốn. Đơn nhiệm hiệu quả hơn và cũng tăng cường khả năng tập trung.
Trên thực tế, tác dụng của làm việc đơn nhiệm cũng
như thiền chánh niệm. Bạn càng làm nhiều, bạn càng làm thuần thục hơn, khả năng
tập trung của bạn vào những vấn đề quan trọng càng được nâng cao.
Xóa bỏ những thói quen xấu:
Kiểm tra thông báo, lướt web một cách vô thức có vẻ
như hoàn toàn vô tội, nhưng nó thường dẫn tới những tác động xấu khó thể nhận
ra.
Mỗi khi bạn sử dụng điện thoại kiểm tra tài khoản
mạng xã hội, và 10 phút nghỉ ngơi sẽ trở thành những cơn say mê kéo dài hàng tiếng,
bộ não của bạn đang hình thành một vòng lặp thói quen xấu thúc đẩy bản thân nó
cổ súy cho hành động đó.
Một cách hết sức tự nhiên, công nghệ và thiết bị
điện tử đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Nhưng để
mang đến những động lực thuần tích cực cho cuộc sống của bạn, bạn phải đặt ra
những giới hạn. Tách khỏi những thói quen xấu không chỉ là điều nên làm, nó là
điều rất cần thiết.
Cá nhân tôi thường không kiểm tra thông báo và
email cho tới khoảng 3h chiều. Trong những ngày tôi làm được điều đó, tôi cảm
thấy sự khác biệt rõ ràng trong mức độ kiểm soát của tôi đối với thời gian 1
ngày. Không chỉ vậy tôi đã hình thành được
thói quen không hề động đến máy tính hay điện thoại trong vòng 24 đến 48
giờ.
Mối quan ngại chưa bao giờ lớn đến vậy
Theo như nhà tâm lý học huyền thoại Mihaly
Csikszentmihalyi từng phát biểu trong cuốn sách "Flow: The Psychology of
Optimal Experience" (tạm dịch: "Động lực chèo lái hành vi"):
“Sự kiểm
soát ý thức quyết định chất lượng của cuộc sống.”
Sự tập trung có sức mạnh làm bạn trở nên hạnh phúc
hơn, khiến bạn biết trân trọng những điều nhỏ bé tưởng chừng như dễ bị quên
lãng trong cuộc sống thường ngày.
Sự tập trung sẽ giúp bạn vượt qua những giới hạn bởi
nỗi sợ cái chết. Tập trung cho phép bạn tận dụng thời gian mà bạn có.
Sự tập trung sẽ dẫn bạn đến một cuộc sống viên mãn
bằng việc lưu tâm đến những thứ thực sự ý nghĩa với bạn, thay vì những thứ sẽ
khiến bạn đánh mất chính bản thân mình.
Niềm hạnh phúc, sự hiệu quả, sự tồn tại và sự hoàn
thiện tất cả đều bắt nguồn từ khả năng chủ động kiểm soát khi bạn tận dụng hết
được năng lượng tinh thần trong chính bản thân.
Dẫu cho thế giới xung quanh chúng ta đang ngày
càng nỗ lực lấy mất năng lượng tinh thần của chúng ta, cùng với sự nhận thức, tập
luyện và những thói quen đúng đắn, chúng ta có thể chống lại và kiểm soát được
tâm trí của mình.
Nếu bạn bảo vệ và nuôi dưỡng khả năng tập trung của
bản thân, chẳng có gì trên đời có thể ngăn cản một cuộc sống như bạn hằng mong
muốn. Bởi lẽ, sự tập trung, chú tâm chính là chính là điểm mấu chốt nơi vạn vật
bắt đầu.
Theo:
Medium