ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
1. Hòa thượng ở một mình trong phòng có ăn thịt hay không?
Một vị khách đến chơi hỏi: "Thưa hòa thượng, tôi muốn hỏi một câu không được cung kính lắm?"
Thiền sư đáp: "Xin
hãy nói!"
Người khách: "Ngài ở trước công chúng là ăn chay, khi một mình ở trong phòng ngài có
ăn thịt hay không?"
Thiền sư không trả lời câu hỏi, mà hỏi ngược lại vị
khách: "Anh là lái xe tới đúng
không?"
Vị khách: "Đúng
vậy".
Thiền sư nói: "Lái
xe cần phải thắt dây an toàn. Xin hỏi anh làm như vậy là vì an toàn của chính
mình hay là vì cảnh sát? Nếu như là vì chính mình, thì có cảnh sát hay không
cũng sẽ làm".
Cảm ngộ: Nếu như một người không có kỷ luật
tự giác, không biết tự ước chế bản thân, thì khi không có ai đốc thúc liền
không thể kiên trì, vì vậy cũng không thể đạt được thành công.
2. Dạy con
như thế nào?
Một vị khách hỏi: "Xin hỏi thiền sư, đứa trẻ của con không nghe lời, không thích học
hành, phải làm sao bây giờ?"
Thiền sư: "Anh
đã đã bao giờ photo tài liệu chưa?"
Người khách: "Con
đã photo rồi".
Thiền sư: "Nếu
như trên bản photo có lỗi chính tả, anh sẽ sửa bản photo hay sửa bản gốc?"
Vị khách: "sửa
bản gốc".
Thiền sư: "Nên
sửa cả bản gốc lẫn bản photo, như vậy mới là tốt nhất. Cha mẹ là bản gốc, gia
đình là máy photocopy, con trẻ là bản sao chụp. Con trẻ là tương lai của cha mẹ,
cha mẹ càng nên là tương lai của con trẻ".
Cảm ngộ: Cha mẹ là người thầy tốt nhất của
con cái, nếu cha mẹ không tốt thì làm sao có thể giáo dục trẻ được tốt? Làm sao
có thể yêu cầu đứa trẻ trở nên xuất sắc? Cha mẹ tốt hơn hết là cải thiện bản
thân, đồng thời cũng sẽ làm con trẻ trở nên tốt hơn.
3. Mua một
chiếc ô tô với giá 2 triệu đồng
Một vị khách hành hương phàn nàn nói: "Vì sao con cố gắng mà vẫn không khá lên được?
Niệm kinh làm việc thiện, vận mệnh mãi vẫn không thay đổi?"
Thiền sư: "Tôi
cho anh 2 triệu đồng có được hay không?"
Người khách hành hương: "Thưa hòa thượng, tiền của ngài con không dám lấy đâu!"
Thiền sư: "Tôi
muốn anh giúp tôi làm một việc".
Người khách: "Thưa
hòa thượng, ngài cứ nói cần làm việc gì, con sẽ giúp ngài làm thật tốt!"
Thiền sư: "Hãy
giúp tôi mua một chiếc xe hơi".
Người khách: "Thưa
hòa thượng, 2 triệu đồng sao có thể mua được ô tô?!"
Thiền sư: "Anh cũng biết 2 triệu đồng không mua được ô tô?!
Cảm ngộ: Trên đời có quá nhiều người đều vắt
hết óc nghĩ cách làm thế nào chỉ phải nỗ lực một chút xíu mà có thể đạt được rất
nhiều. Điều này hiển nhiên là bất khả thi.
4. Nếu như
thế nhân đều xuất gia
Một nữ tín đồ rất yêu thích Phật giáo đã nói với thiền
sư: "Nếu như thế nhân ai cũng đều xuất
gia thì nhân loại có thể kéo dài không?"
Thiền sư dường như không nghe thấy câu hỏi này,
bình thản hỏi thăm: "Con của thí chủ
năm nay bao nhiêu tuổi? Là trai hay gái?"
Nữ tín đồ trả lời: "17 tuổi, là con gái".
Thiền sư: "Như
vậy là chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học".
Nữ tín đồ: "Đúng
vậy. Cháu đang gấp rút ôn thi".
Thiền sư: "Thí
chủ chắc là hy vọng con gái đỗ vào một trường đại học tốt?"
Nữ tín đồ: "Đúng
vậy, phải đỗ trường đại học lớn có danh tiếng, những trường bình thường khác
thì không có ý nghĩa gì".
Thiền sư: "Nếu
như ai cũng suy nghĩ giống như thí chủ, thì còn có người làm ruộng không? Các
trường đại học khác chẳng phải cũng đều phải đóng cửa?"
Nữ tín đồ: ......
Thiền sư: "Thí
chủ có để ý rằng, thí chủ đã trả lời câu hỏi của chính mình rồi?"
Cảm ngộ: Giống như sẽ không xuất hiện việc tất
cả mọi người thi đỗ vào trường đại học danh tiếng, cũng sẽ không xuất hiện tình
huống tất cả mọi người xuất gia. Nhân loại luôn có thể kéo dài, các trường học
khác cũng có thể sinh tồn. Hòa thượng xuất gia dù sao cũng là số ít, giống như
số ít thi đỗ vào trường chuyên lớp chọn, không có vấn đề nào mà "tất cả mọi
người" đều như vậy.
5. Phân có
thối không?
Một người phụ nữ không ngừng kể lể những nỗi khổ của
mình.
Vị thiền sư ngắt lời cô và nói: "Nỗi khổ của thí chủ đúng là rất nhiều!"
Người phụ nữ: "Người
khác kể khổ mất ba ngày ba đêm, còn con kể khổ phải mất đến ba năm!"
Thiền sư: "Đau
khổ từ khi nào?"
Người phụ nữ: "Vài
năm trước".
Thiền sư: "Đây
chẳng phải là quá khứ sao? Vì sao còn giữ chặt mãi không buông? Thí chủ thấy
phân có thối hay không?"
Người phụ nữ: "Đương
nhiên rất thối rồi ạ!"
Thiền sư: "Bây
giờ phân ở đâu rồi?"
Người phụ nữ: "Đi
ngoài xong thì xả trôi đi".
Thiền sư: "Vì
sao không đem nó đắp lại trên thân? Sau đó, hễ nhìn thấy người khác thì đến nói
cho người ta biết, nói rằng tôi bị thứ này làm cho thối quá?"
Người phụ nữ: "Làm
như vậy thì kinh khiếp quá!"
Thiền sư: "Đúng
thế! Đau khổ cũng giống như vậy, nó đã qua. Hồi ức và kể khổ cũng giống như là
lấy phân ra cho người ta xem, vừa thối mình vừa thối người khác! Thí chủ có hiểu
không?"
Người phụ nữ:
"Con đã hiểu!"
Thiền sư: "Vậy
sau này thí chủ còn muốn kể khổ hay không?"
Nữ sĩ: "Không
dám!"
Thiền sư: "Hãy
nhớ kỹ, càng kêu khổ càng khổ, càng phàn nàn càng oán hận".
Cảm ngộ: Đây chính là điều tiết tâm lý, chuyện
đau khổ của bạn đã qua đi, nếu như bạn vẫn là mình như trước kia, vậy thì bạn vẫn
tiếp tục đau khổ như cũ. Trạng thái quyết định thành tựu của bạn.
6. Rèn luyện
tâm linh
Một vị nghiên cứu sinh đến thăm thiền sư, và hỏi một
cách khó hiểu: "Tại sao khi nhìn thấy
ngài, nhiều người lại quỳ bái như vậy? Đây có phải có chút mê tín không? Tôi
chưa từng sùng bái ai, chỉ sùng bái chính mình!"
Thiền sư: "Anh
chắc chắn đã từng chơi bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, phải không?"
Nghiên cứu sinh: "Vâng, tôi đã từng chơi!"
Thiền sư: "Chơi
bóng rổ làm gì? Không chơi bóng rổ, thì bóng rổ sẽ khó chịu sao? Mà lại nhiều
người như vậy chơi một quả bóng, có phải là để nhanh chóng đập nát quả bóng rổ
không?"
Nghiên cứu sinh: "Không phải, là để rèn luyện thân thể và giải trí".
Thiền sư: "Không
cần bóng rổ cũng có thể vận động giống như chơi bóng rổ mà!"
Nghiên cứu sinh: "Như vậy thì thật là nhàm chán. Hơn nữa người ngoài nhìn thấy vậy
tưởng là bị thần kinh!"
Thiền sư: "Nói hay lắm! Bóng rổ chỉ là một cái đạo cụ, một cái đạo cụ để rèn luyện
và giải trí. Như vậy, thân thể cần rèn luyện, tâm linh chẳng phải cùng cần rèn
luyện sao?"
Nghiên cứu sinh: "Hẳn là như vậy. Nhưng làm thế nào để rèn luyện tâm linh?"
Thiền sư: "Con
người khi sùng bái, đầu rạp xuống đất, biểu hiện ra sự khiêm tốn, sám hối, cầu
xin giúp đỡ, cảm ân và tiếp nhận, đồng thời cũng khiến tâm linh của mình hòa
tan, kết nối và hợp nhất với tâm linh của người được sùng bái. Đây chính là rèn
luyện tâm linh.
Người khác tôn sùng ta, ta cũng là một cái đạo cụ,
giống như một quả bóng rổ, để cho người
ta đánh tới đánh lui. Chỉ bất quá ta không phải thật sự là bóng rổ, mà là một
quả bóng rổ tâm linh. Tương tự như vậy, bái tổ tông là để bồi dưỡng hiếu tâm của
mình, dùng tâm linh tiếp nhận tích lũy năng lượng của tổ tông; Bái thổ địa là
vì cảm ân trân quý thổ địa, chúng ta sinh trưởng trên đại địa, đại địa cho
chúng ta rất nhiều đồ ăn và vật phẩm, mà chúng ta đáp lại đều là rác rưởi; Bái
Long Vương là trân quý cảm ân nước, bởi vì nhân thể có 70-80% là từ nước tạo
thành...
Khi cầu nguyện thành kính, lễ bái và người được thờ
bái là một chỉnh thể. Một số người không hiểu rõ cho nên lớn tiếng phỉ báng, bởi
vì họ chưa thực hành và dụng tâm trải nghiệm.
Nghiên cứu sinh: "Quá cao thâm, quá trí tuệ! Xin nhận của con ba bái!"
Thiền sư hỏi: "Cảm
giác được rèn luyện tâm linh có mỹ diệu không?"
Nghiên cứu sinh: "Vâng. Thật mỹ diệu!"
Cảm ngộ: Mọi người đều biết cần phải rèn luyện
thân thể, lại không biết tâm linh cũng cần rèn luyện. Kỳ thực, sùng bái, cũng
là một loại rèn luyện tâm linh.
-ST-