HÀNH TRÌNH CỦA ĐẠI BÀNG

DỰA...!

Dựa là một trạng thái rất nhiều người mắc phải, có người biết mình dựa, có người dựa nhưng không biết mình dựa, có dựa Hữu hình và Vô hình, dựa bên ngoài và bên trong, cấp độ dễ nhận biết đến khó nhận biết.

Dựa là phụ thuộc những thứ bên ngoài mà quên mất chính mình, từ những thứ nhìn thấy được như trong kinh tế hay cuộc sống hàng ngày, khi ra quyết định cần có người đó đồng ý đồng tình, chạy theo số đông, ở bên trong thì lấy người nào đó làm hình mẫu, câu nói nào đó làm quy chuẩn, người có tiếng nói làm làm đích đến, hay dùng ngôn ngữ ko phải của mình để minh họa nhưng không hiểu - đó là nhắc lại.

Bản chất của dựa là chịu sự tác động của bên ngoài, do bên trong có tính sợ sai, sợ va chạm, chịu đựng, sợ phán xét, sợ mất lợi ích, mất tình cảm từ người khác, tạo vỏ bọc, làm vậy dần tiếng nói của bản thân sẽ không còn, thay vào tiếng nói người khác. Sống ra bên ngoài mà quên mất chính mình.

Trong Hữu hình: là cuộc sống gia đình, bạn bè hay trong công việc không dám nói lên tiếng nói, suy nghĩ của bản thân mình, có ý kiến không dám bày tỏ, thấy sai không dám nói, dĩ hòa vi quý, thấy số đông làm mình cũng hành động theo, cấp trên, bố mẹ, vợ/chồng nói không mạnh mẽ nói lại ý của mình. Bên ngoài thì bên ngoài vui thì mình vui, bên ngoài buồn thì mình buồn theo.

Trong Vô hình: dựa vào pháp, vào đạo, sách vở, người có tiếng nói, Phật, Thánh, tiên, thần.... biểu hiện là tôn thờ, coi những thứ này là đúng, là chuẩn...thường thì những người này thấy bản thân mình rất ổn, thấy mình rất trí tuệ nhưng kỳ thực không biết, ổn vì đang dựa, tuệ là đang mượn. Chưa nói đến, vấn đề cái mình dựa đã đúng chưa, thấy vậy nhưng chưa chắc vậy, thấy đúng cũng chưa chắc đủ, vì cái mình nhìn còn hạn hẹp trong những cái mình biết.

Đơn giản như sách vở, kinh kệ, ngày xưa Thích ca hay Jesu có viết sách không, những chữ mình đọc là của các vị đó hay đấy là người sau này chép lại, lời còn lời mất, cái thêm cái bớt. Khi người khác chỉ ra cái bất hợp lý thì chỉ ngay trang bao nhiêu, người nào đó nói sao, thế thì sao dung nạp được những thứ khác, bản thân không tự chứng nghiệm những thứ đó mà tin vậy, vì là sách vở kinh kệ hay vì đó là người có tiếng nói. Kiến thức, sách vở để học, ko phải để dựa.

Còn kiểu nữa khó nhận biết hơn là dựa vào vị Thầy tâm linh, bản ngã, tiếng nói, ý nghĩ bên trong... khi nghe thấy tiếng nói bên trong hay hình ảnh thì đó là tầng ý. Ở tầng ý Tâm đưa vào suy nghĩ và các thế lực vô hình bên ngoài cũng có thể đưa vào, biểu hiện dưới dạng tiếng nói tự thoại hay hình ảnh nhìn thấy, nên cái mình nghĩ trong đầu chưa phải hoàn toàn của một mình mình. Đó là dựa mà ko biết mình dựa.

Khi còn dựa là còn chưa tin tưởng bản thân, muốn thoải mái, muốn yên ổn. Dựa như cái phao đi mượn, phao đổ thì mình ngã, phao xịt thì mình chìm. Tin vào chính mình là tin vào cái Tâm của mình, cái bên trong thôi thúc mình làm điều gì đó, Tâm sinh ý, Ý sinh Khẩu.

Mọi thứ đến với mình đều Trọng, cứ nghe, cứ đọc, đọc rồi ngẫm, dùng tâm cảm nhận cái nào phù hợp thì giữ, hiểu theo cái hiểu của mình bằng trải nghiệm của bản thân, nói theo ngôn ngữ của mình. Hiểu đến đâu nói đến đó chứ không phải nói đúng chuẩn, đúng nghĩa, đúng câu được nghe. Mình có sai thì mới sửa được, còn làm đúng theo khuôn của người khác chỉ đúng cho cái vỏ bọc của mình, như con Vẹt nói mà không hiểu.

Cuộc sống của mỗi người do mỗi người quyết định, phân định rõ ràng dứt khoát, Trí tuệ, sự an yên, vui vẻ đến từ trong Tâm mỗi người. Đừng mong mọi cảnh bên ngoài thoải mái hãy để tâm thoải mái trong mọi cảnh.

Đúng thì tiếp, sai thì sửa. Trải nghiệm rồi chiêm nghiệm.

Đủ đau sẽ buông, đủ lần sẽ ngộ

Tin tưởng bản thân và chấp nhận thử thách

-ST-

Được tạo bởi Blogger.