NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO
"Nhất thiết duy tâm tạo" không có nghĩa là
tâm tạo ra hết, từ núi non đến trăng sao gì cũng tâm tạo ra. Không phải vậy. Mà
nhất thiết duy tâm tạo nghĩa là THÁI ĐỘ của mình đối với cái thực tại mình đang
đối mặt hằng ngày này.
Niết Bàn hay địa ngục đều là thái độ của mình đối với
cái thực tại này.
Không phải là
chúng ta làm cái gì đó để đi đến một cái niết bàn nằm ở đâu đó. Không phải như
vậy.
Ở đây là Niết
Bàn hoặc ở đây là địa ngục hoặc ở đây là súc sanh, ở đây là ngạ quỷ hay thiên
đàng.
* Nếu chúng ta ở đây và bây giờ có một cái tâm sáng
suốt hoàn toàn vô ngã vị tha thì đó là tâm Phật, tâm Bồ tát.
* Nếu chúng ta hoàn toàn thanh tịnh giải
thoát thì đó là tâm A La Hán.
* Nếu chúng ta hoàn toàn thuận pháp thì đó là tâm Tu
Đà Hoàn.
* Nếu chúng ta hiền thiện vui vẻ thanh thoát thì đó
là tâm các cõi trời.
* Nếu chúng ta sống đâu đó đàng hoàng có tình có lý
thì đó là cõi người.
* Nếu chúng ta sống chỉ biết có ăn có ngủ chỉ biết hưởng
thụ thôi thì đó là súc sanh.
* Nếu chúng ta mỗi ngày chỉ biết khao khát cái này
khao khát cái kia, mong muốn cái này, mong muốn cái nọ thì đó là tâm ngạ quỷ.
* Nếu chúng ta muốn quyền hành, ở trong nhà thì muốn
là gia trưởng, ra ngoài thì muốn điều khiển mọi người thì đó là tâm A tu la; hễ
ai không nghe lời mình thì mình nổi sân.
* Nếu mình sống trong hung ác và đau khổ , vừa hung
ác vừa đau khổ với những hung ác đó thì đó là địa ngục.
Do đó thái độ của mình đối với cái thực tại này như
thế nào là quyền tự do của mỗi người.
Thầy Viên Minh