VẤN ĐÁP PHẬT HỌC: NIẾT BÀN
- Thưa đại đức! Tại sao Niết bàn thường được nói là diệt (nirodha), là
tịch diệt? Trẫm nghi ngờ điều đó lắm
- Xin thưa, Niết bàn chính là diệt, là tịch diệt, một trạng thái ngưng
nghỉ và vắng lặng, đại vương hãy nghe đây, bần tăng sẽ nói.
Chúng sanh hằng chịu thế lực của căn trần chi phối, mãi trôi dạt giữa
biển đời sanh tử, mãi quẩn quanh trong lục đạo luân hồi, mãi chìm đắm giữa dòng
ái dục; nên chẳng bao giờ thoát ly được sự bủa vây của phiền não do sanh, già,
bệnh, chết, ưu sầu, bất bình, uất ức, thống khổ v.v... Các bậc Thinh văn A-la-
hán, do nhờ có tu tập, do nhờ có trí tuệ nên các ngài đã thoát khỏi sự chi phối
của căn trần; đã liễu ngộ sinh tử, không còn trôi dạt trong ba cõi, sáu đường,
đã chấm dứt ái dục! Khi ái dục đã diệt tận thì mọi chấp thủ tiêu vong [*]; thủ
diệt thì ba hữu [**] đâu có còn? Ba hữu không còn thì lấy đâu ra sanh, già, bệnh,
chết, sầu bi khổ ưu não? Như vậy, mọi nguyên nhân của phiền não đau khổ thảy đều
ngưng nghỉ, vắng lặng; nếu không gọi là diệt, là tịch diệt thì gọi là gì hở đại
vương?
- Hay lắm! Chính xác lắm!
[*] Có bốn thủ: dục thủ, kiến thủ, ngã thủ và giới cấm thủ.
[**] Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
-ST-