TINH HOA GIÁO DỤC 1 (TIẾP THEO)
HIỂU BIẾT
VỀ CON NGƯỜI, BIẾT CÁCH GIÁO DỤC HIỆU QUẢ (TIẾP THEO)
II. HIỂU
BIẾT VỀ NÃO - HIỂU VỀ CON NGƯỜI - PHƯƠNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐÚNG CÁCH
1. Những
hiểu biết cơ bản về não
Theo lý thuyết
3 não bộ của nhà thần kinh học người Hoa Kỳ tên là Paul MacLean, con người có tới
ba bộ não. Đây có thể chưa phải là lời lý giải đúng nhất, chính xác nhất về sự
bí ẩn của não bộ. Tuy vậy, là kiến thức quan trọng, mang đến cho chúng ta những
giá trị nhất định để hiểu hơn về não bộ, từ đó biết cách tương tác, giáo dục trẻ
em hiệu quả.
Não ngoài
(não người) được tiến hóa mới đây vài chục ngàn năm, phần não mang lại cho ta
những chiều kích lý luận. Nó cố gắng hoạt động để hiểu và đưa ra các lựa chọn
lý tính, giải quyết những vấn đề phức tạp, cân nhắc các quyết định, kiểm soát,
kiềm chế, điều khiển. Phần não này cho phép gạt đi những thỏa mãn tức thời để
theo đuổi lợi ích lâu dài, những chuyện không tự nhiên mà có.
Vấn đề là ở
chỗ não ngoài đi quá xa trong việc điều khiển và kiểm soát não bò sát, chính vì
thế bạn mất đi tính tự phát và bản năng. Chẳng hạn, khi có ai đó nói rằng: “Hãy
cho tôi biết một lý do xác đáng tại sao mẹ lại yêu con?”. Vậy liệu các người mẹ
có một lý do xác đáng để yêu con họ không? Không, họ chỉ đơn thuần yêu chúng
như vậy. Điều này theo một cách rất bản năng của não bò sát mà không cần một lý
do nào cả.
Phần này của
não bộ thường chưa có ảnh hưởng nhiều đến con người cho đến sau 7 tuổi. Do đó
trước 7 tuổi, trẻ con không có khả năng cảm thụ và ghi nhớ so sánh về đại lượng.
Ví dụ, bạn đem hai chiếc cốc, đổ đầy nước bằng nhau và hỏi đứa trẻ: “Hai cốc nước
có bằng nhau không?”. Nó sẽ trả lời “có”, nhưng lấy một trong hai chiếc cốc đổ
ra đĩa và hỏi: “Bên nào thể tích nước nhiều hơn?”. Nếu trẻ dưới 7 tuổi, trí não
của chúng chỉ nhận biết được rằng hình dạng của nước biến đổi chứ khối lượng có
thay đổi hay không thì chúng chưa nhận ra được, chúng sẽ dễ dàng nhận ra điều
này khi lớn hơn một chút nữa.
Đối với não
người còn có một sự phát triển cao nhất của trí tuệ trực giác, đồng thời cũng
là dạng tư duy sáng tạo đáng kể hơn hết. Trực giác - khả năng tiếp nhận và lĩnh
hội thông tin không có sẵn từ năm cơ quan cảm giác, khả năng này đặc biệt nhạy
bén ở trẻ em, chúng phản xạ thông qua các hành vi phi lý trí (hành vi vô thức -
khi trí não được thả lỏng tuyệt đối).
Não giữa (não
thú hay não cảm xúc) đặc trưng cho những động vật có vú. Não trung gian thúc đẩy
các loài động vật chăm sóc con cái bằng cách truyền tải những cảm xúc của sự âu
yếm, ấm áp, như khi cha mẹ ở gần con của mình. Nếu xa rời mạng lưới này quá
lâu, sự cô đơn sẽ xuất hiện và thúc đẩy bạn tìm kiếm các mối quan hệ, điều đó
lý giải được phần nào con người là sinh vật sống bầy đàn. Trong quá trình nuôi
dưỡng bào thai, mối quan hệ sự cảm nhận đã được kết nối ngay từ trong đó và cả
sau khi ra đời. Vậy nên, cảm nhận đầu tiên của bạn về “bên trong” chính là bên
trong mẹ của mình, chiều kích mang nặng tính nữ. Còn người bố được coi như bên
ngoài, tìm kiếm thức ăn chu cấp cho gia đình. Sau đó bạn vẫn sẽ bám riết vào
người mẹ, người mẹ ôm ấp bế nựng, bạn ở bên trong vòng tròn của mình. Bạn có đi
ra khỏi cái vòng đó nhưng sẽ cố quay lại tiếp xúc với nó, qua đó bạn có được
hơi ấm tình yêu, sự đùm bọc che chở, đó là cái nhất thiết phải có của mỗi con
người. Thật hiếm khi ai đó có trải nghiệm tương tự như vậy với người bố.
Phần não này
quyết định thứ con người thích và không thích (miền limbic). Việc nhớ các khoảnh
khắc sẽ tạo một “vết khắc” thuộc về cảm xúc và sẽ được gợi lại sau đó cho các
tình huống tương tự. Não cảm xúc mang nặng tính nữ, do đó những sự kiện càng tạo
được ấn tượng đến các giác quan và có sự rung cảm, tình cảm càng được ghi nhớ
rõ ràng hơn (đó cũng là cách để ảnh hưởng tới tiềm thức bằng tự kỷ ám thị một
cách chủ động hơn). Đồng thời, còn chịu trách nhiệm cho hệ thống chuyển hóa, hệ
thống miễn dịch của cơ thể, tình cảm, sinh lực, tấn công, chống trả.
Não trong
(não bò sát) trước khi có chiều kích thích trí tuệ, những trải nghiệm sơ khai
nhất khi bạn còn là đứa trẻ được ghi dấu trong não bò sát và những dấu ấn này rất
có sức mạnh. Nhân tố cốt yếu trong quá trình hình thành trí não, nền tảng để bạn
dùng đi dùng lại trong đời. Vì đó là phần não duy nhất hoạt động vào lúc này. Một
cách bản năng, chương trình của bạn đã được lập sẵn ở đó với hai việc chính “tồn
tại và sinh sản”. Có “trí khôn của loài bò sát” một chương trình được lập sẵn để
bạn tồn tại khi vừa mới chào đời, tự biết phải làm gì. Một cách bản năng bạn biết
mình đói và đi kiếm ăn, có thể “đánh hơi” được thức ăn, tự biết cách hít thở,
tìm kiếm hơi ấm, cảm nhận được kẻ thù, biết ưu tiên cho điều gì. Và nếu hệ thống
này ngừng hoạt động, bạn sẽ chết.
Vì không có
khả năng học hỏi, phần não này điều khiển mọi thứ dựa trên phản xạ không điều
kiện. Chúng phản ứng rất nhanh, linh hoạt và gần như không kiểm soát nổi. Nên đặc
tính của phần não này là lười biếng, thiếu kiên nhẫn, ghét sự phức tạp. Trong
khi theo chức năng sinh học của cơ thể, nó lại phản ứng ngay lập tức với những
yếu tố nguy hiểm hay nhận biết các mối nguy hiểm.
2. Cách
não bộ vận hành
Những thông
tin mà bạn thu thập hàng ngày qua các giác quan như thị giác, xúc giác, thính
giác, vị giác, khứu giác sẽ có xu hướng di chuyển hơi khác dòng năng lượng. Có
nghĩa khi thông tin đi qua các giác quan, nó sẽ đi vào não thú đầu tiên, mà
không phải não người hay não bò sát. Minh chứng cho điều này là khi tiếp xúc với
một số người, không hiểu sao ngay từ giây phút đầu tiên bạn đã có cảm tình với
họ và ngược lại không hiểu sao lại có ác cảm với một số người. Rõ ràng mọi quyết
định ở đây được đưa ra đầu tiên là do não thú, với chức năng cảm xúc quyết định
chứ không phải khả năng tư duy, suy luận của não người. Hay trong chuyện tình cảm,
chuyện “tiếng sét ái tình” minh chứng rõ ràng cho việc nhận định thông tin đầu
tiên đi vào não thú.
Trên phương
diện nghiên cứu tâm lý học, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, miền limbic
của não thú là bảng điều khiển trung ương, cơ quan nhập thông tin chính từ thị
giác và thính giác. Hai giác quan này thu thập chiếm đến 87% thông tin của não
và một số trường hợp từ vị giác, xúc giác và khứu giác. Sau đó hệ thống này sẽ
phân tích thông tin và đưa lên não người xử lý hoặc đẩy xuống não bò sát để phản
ứng. Khi đó, phần não thú sẽ có thêm một chức năng khác là “chiếc van điều chỉnh
năng lượng”, quyết định năng lượng sẽ được đi xuống não bò sát hay lên não người.
Những thông
tin mà bạn thu thập và học hỏi hằng ngày, có thể chia làm hai loại là thông tin
tích cực và thông tin tiêu cực. Chính tính chất thông tin kết hợp và chức năng
điều khiển của miền limbic sẽ quyết định đến cách thức giải quyết vấn đề của
não bộ. Khi thông tin đầu vào tiêu cực, chẳng hạn vào buổi sáng bạn thích ăn
bún nhưng hôm nay dậy trễ, hết bún, đành phải ăn bánh mỳ, khi ăn bánh mỳ bà chủ
quán lại không bỏ ớt, làm bạn ăn hơi nhạt miệng. Trên đường đi làm, xe chết máy
bạn trễ giờ, khiến sếp khiển trách thì cả ngày hôm đó bạn dễ rơi vào trạng thái
căng thẳng và não bò sát sẽ làm chủ. Lúc này não bò sát thừa năng lượng và các
chức năng bảo vệ, phản ứng của nó sẽ được khởi động tối đa. Bởi vậy, mỗi khi bạn
bực tức hay phản ứng thấy gáy mình nóng ran, chân tay co cứng, các cơ giật liên
hồi, máu sôi sùng sục. Khi đó bạn sẽ rất dễ phản ứng như một con thú, thấy đối
tượng nhỏ hơn, dễ ăn thì “chiến đấu”, ngược lại thấy to hơn thì “bỏ chạy.”
Khi thông tin
đầu vào tích cực, chẳng hạn vẫn trường hợp ở trên buổi sáng bạn dậy sớm, ra đường
được người khác chào hỏi, ăn được bát bún yêu thích. Đi làm giải quyết vấn đề
khó khăn, nên cấp trên khen ngợi, thì bạn sẽ có tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Khi đầu vào là những thông tin tích cực, hệ thống limbic sẽ khởi động, van năng
lượng não thú sẽ mở ra đưa năng lượng lên não người. Não người được cung cấp
oxy và chất dinh dưỡng sẽ kích hoạt các dây thần kinh hoạt động, phân tích, xử
lý thông tin và đưa ra giải pháp cho vấn đề một cách tốt nhất có thể. Cơ chế
này hoạt động giống như luật hấp dẫn vậy.
Có rất nhiều
ví dụ tâm lý học hành vi, chứng minh cho kết quả nghiên cứu trên của các nhà tâm
lý học. Điển hình nhiều người trong chúng ta đã đôi lần đi thi, bạn cũng thường
gặp phải tình huống: “Ở nhà ôn bài rất kỹ, nhưng vào phòng thi lại quên hết, ra
khỏi phòng thi lại nhớ bài”. Lý do của hiện tượng này rất đơn giản, ở nhà môi
trường thoải mái, bạn học ở trạng thái não người và không gian hưng phấn nên chức
năng limbic được phát huy tối đa giúp bạn học tập và nhớ bài tốt. Nhưng khi vào
phòng thi, không khí căng thẳng, van năng lượng não thú bị đóng lại, bạn rơi
vào trạng thái não bò sát phản ứng nên quên hết kiến thức. Khi ra khỏi phòng
thi, môi trường trở lại thoải mái, não người được kích hoạt và bạn nhớ lại hết
những kiến thức đã quên.
3. Ứng
dụng và cơ chế phát huy ba não
Những kết quả
nghiên cứu trên cho thấy rằng, thông tin đầu tiên sẽ đi vào não thú. Nếu thông
tin tích cực thì não thú sẽ mở van năng lượng để não người hoạt động, nếu thông
tin là tiêu cực thì van năng lượng đóng và bạn hoạt động ở trạng thái não bò
sát, nghĩa là chỉ còn “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Vậy ứng dụng như thế nào để
phát huy tối đa sự hoạt động của não?
Để tối ưu hóa
hoạt động của não, khi bắt đầu làm việc hay giải quyết vấn đề, bạn cần chuẩn bị
các yếu tố bên ngoài phù hợp, từ nhiệt độ, ánh sáng đến không gian, khu vực tư
duy giải quyết vấn đề thỏa mãn não bò sát. Tiếp đến, nên đi vào giải quyết vấn
đề với một tâm trạng thoải mái để trung khu cảm xúc của bộ não được thỏa mãn,
khi hai phần não đó đã được thoải mái thì não tư duy sẽ hoạt động tốt.
Cách bạn tiếp
cận tư duy hay phương pháp giải quyết vấn đề cũng tạo nên sự thay đổi. Chẳng hạn,
như khi có ai đó hỏi bạn có thể làm được việc này không? Bạn trả lời: “Tôi
không thể”. Đó là suy nghĩ tiêu cực và thực tế khi phản ứng như vậy não bộ sẽ dừng
lại và không suy nghĩ thêm bất kỳ điều gì nữa, có chăng cũng chỉ là những lý do
để biện bạch cho điều “Tôi không thể”. Ngược lại, bạn trả lời: “Tôi có thể”, hoặc
“Làm thế nào để tôi thực hiện được?”, khi đó bạn sẽ tiếp tục mạch suy nghĩ, não
sẽ đưa ra những giải pháp sáng tạo để xử lý. Sự thật là bất kỳ điều gì bạn muốn
đều hoàn toàn có thể. Vấn đề ở đây là làm thế nào để có thể lạc quan, suy nghĩ
tích cực hơn?
Cụm từ khóa:
“Đừng chú ý đến những điều bạn không có, thay vào đó hãy phát huy tối đa những
gì bạn đang có. Thay đổi cách nhìn, hướng vào điểm tích cực nhất của vấn đề.”
Hình ảnh hai
lối tư duy này thường được ngụ ý rõ, và hiểu đơn giản là thông qua câu chuyện
“Ly nước đã uống cạn một nửa”. Với người suy nghĩ theo kiểu tiêu cực, họ nghĩ:
“Ly nước đã vơi đi một nửa”, nhưng đối với người tư duy tích cực, họ sẽ nghĩ:
“Ly nước vẫn còn một nửa.”
Để giải thích
cho lối suy nghĩ tích cực này phải kể đến một trường hợp kinh điển như bố của
Lư Tô Vỹ người Đài Loan. Ông là một tác giả, diễn giả, nhà phát minh, chuyên
gia trong lĩnh vực khai thác và phát triển tiềm năng con người, được độc giả Việt
biết đến nhiều thông qua cuốn tự truyện Con không ngốc, con chỉ thông minh theo
một cách khác. Lư Tô Vỹ có thể hiểu theo đúng nghĩa đen, đứa trẻ chậm phát triển
trí não thành một thiên tài. Lúc còn nhỏ bị bệnh Viêm não Nhật Bản, ông trở nên
đần độn thực sự. Nhưng người cha của ông nghĩ gì? Là một tấm gương về lối suy
nghĩ tích cực ra sao?
Khi còn nhỏ,
có lần chị của ông mang bài thi về cho bố ký tên. Bố khen chị học hành tiến bộ.
Ông cũng hí hửng lấy vở lật ra cho bố xem điểm 0 của mình, vậy mà bố ông cũng
nói rất vui vẻ: “Vỹ nhà mình cũng có điểm này! Giỏi lắm, giỏi lắm! Điểm của Vỹ
khác với điểm của Mỹ (Mỹ là chị hai của Vỹ), nhưng đều là điểm tốt.”
Một lần khác
Vỹ mang xấp năm bài kiểm tra ra cho bố xem, dù đã quen với toàn những con điểm
không của Vỹ, nhưng bố vẫn giả vờ lật rất nghiêm túc, lật xem từng trang, mỗi lần
xem đều tấm tắc khen: “Bài này cũng có điểm, bài này cũng có điểm nữa”. Khi xem
đến bài cuối cùng, bố đột nhiên trợn mắt, nhìn lại một lần nữa, sau đó ngạc
nhiên kêu lên: “Vỹ ơi, bài này con có điểm thật này và ông hét lên một cách
thích thú”. Rồi bố của Vỹ thưởng cho ông một món xa xỉ, lúc đó là đùi gà. Tương
phản hoàn toàn với cha của Vỹ là bố của Nghĩa - bạn của Vỹ. Vì Nghĩa học lúc
nào cũng được toàn điểm 10, nhưng hôm đó bài làm được điểm 9 và bị một trận đòn
thảm khốc.
Lúc chị hai của
Vỹ kể lại chuyện thầy của Vỹ xúc phạm và ví em trai mình như con heo, ông lại
không hề tức giận mà cười an ủi rằng: “Nếu em của con là heo, nó cũng sẽ là con
heo thông minh nhất”. Chị của Vỹ lại kể tiếp việc thầy giáo mắng Vỹ là con heo
bị chấn thương sọ não, ông vẫn cười ha hả, vỗ vỗ đầu chị của Vỹ nói: “Đừng lo lắng
quá. Người khác bị chấn thương sọ não thì càng ngày càng ngốc, em con thì càng
chấn thương, nó lại càng thông minh.”
Khi Vỹ bắt đầu
nhập học Trường Tiểu học Đại Khê, lúc kết quả thi học kỳ được gửi về nhà, tất
nhiên chẳng có gì ngạc nhiên. Năm mươi bốn học sinh thì Vỹ đứng thứ 53. Khi nhìn
vào thành tích của em mình, Mỹ la lên: “Em xếp thứ hai từ dưới lên này.”
Bố sợ chị hai
lỡ nói điều gì làm tổn thương Vỹ, lập tức đưa mắt nhìn ra hiệu chị hai đừng nói
thêm nữa.
Vỹ à, xếp thứ
53 thì đúng là kém thật, nhưng ít ra con vẫn thắng được một bạn, đúng không
nào?
Nhờ người bố
như vậy mà khi Lư Tô Vỹ lớn lên, di sản đã kế thừa được từ người bố của mình là
tinh thần lạc quan, tư duy tích cực, luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Bố của
Vỹ là một người điển hình thực hiện triệt để được cụm từ khóa ở đây là: “Đừng
chú ý đến những điều bạn không có, thay vào đó hãy phát huy tối đa những gì bạn
đang có. Thay đổi cách nhìn, hướng vào điểm tích cực của vấn đề.”
Ngoài ra để
phát huy cơ chế ba bộ não tốt hơn trong cuộc sống và công việc, cần thay đổi tư
duy theo chiều hướng tích cực nhất. Trước hết cần nhìn nhận những điểm tốt của
mình, sau đó ứng xử tích cực với người khác. Bởi theo quy luật thì bạn tìm gì sẽ
thấy được điều đó. Bạn tìm điểm xấu sẽ rơi vào não bò sát, bạn nhìn nhận và ứng
xử tích cực, bạn sẽ khai thác tốt nhất chức năng não người.
Tóm lại: “Cười
thì lên não người - Quát hoặc tát thì xuống não bò sát!”
Trần Huy Toàn